VỀ NHỮNG BỨC TRANH CỦA TÔI
Triển lãm Thuộc địa ở Paris năm 1931, lần đầu tiên xuất hiện những bức tranh lụa của Việt Nam: Chơi ô ăn quan, Lên đồng, Cô gái rửa rau, Em cho chim ăn. Bốn bức tranh này đã được in trang trọng trên báo L’illustrations số Noel 1932.
Tác phẩm Chơi ô ăn quan – Họa sỹ Nguyễn Phan Chánh
Bức Chơi ô ăn quan được nhiều người chú ý. Có thể nói đây là bức tranh được hình thành từ trong ký ức họa sĩ. Khi còn nhỏ, học vẽ bức tranh cô gái ngồi tựa gốc cây vào buổi chiều tối đã ảnh hưởng đến khiếu thẩm mỹ của ông. Mặc dù đang là sinh viên ở Hà Nội, ông vẫn chỉ thích dáng điệu ngây thơ thật thà ở các cô thôn nữ. Nhân vật trong Chơi ô ăn quan là ấn tượng của những cuộc gặp gỡ tình cờ ở quê ông, có cô trông từa tựa như cô gái gặp trong hội chùa Hoa Mộc Nam Hà – mối tình đầu của họa sĩ.
…Tôi tới làng Kim Liên, một làng về phía đông nam Hà Nội, cách Hà Nội chừng một cây số từ đường xe hỏa đi vào. Đường làng lát gạch đi thẳng vào chùa Kim Liên… Thường tôi lấy ký hoạ các chị em ngồi chơi hoặc các chị, các bà qua lại. Một lần, thấy các em ngồi đánh ô ăn quan, tôi tò mò đứng xem và lấy phác thảo. Tôi vào nhờ bà mẹ nói cô con gái nho nhỏ xinh xinh ngồi cho tôi làm mẫu.
Bố trí các cô này ngồi chơi là vấn đề bố cục. Ít nhất phải có bốn người nhưng bốn người này là hai phe. Tôi đặt một có bé khoảng chừng hơn mười tuổi ngói một phía, còn ba cô ngồi về phía bên kia. Bố trí lệch như thế mới phải, không để mỗi bên hai cô thành ra bố cục rời rạc. Làm thế nào để cho bốn cô tập trung vào Ô quan khi chơi.
Tôi cho cô nhỏ nhất đánh đầu tiên. Vì cô này ngồi một mình nên người xem chú ý nhiều hơn, còn ba cô kia ngồi bên phải được nhẹ nhàng, mặc dầu là ba người. Có thế mới cân đối, không có ấn tượng bên nhẹ, bên nặng. Để người đang suy nghĩ chưa có cử chỉ gì. Người ngồi gần giữa, mặc áo xanh quần trắng về phe cô đang đánh. Về phe bên này, cô lớn nhất ngồi đầu, chừng mười năm tuổi, quàng khăn mỏ quạ và cô chít khăn nâu ló khuất một phần mặt, trạc mười ba, mười bốn tuổi. Cô đang đánh bé nhất trong bốn cô nên không chít khăn mà cũng không quàng khăn mỏ quạ trên đầu, tóc phất phơ. Tôi tưởng tượng như đó chính là cô gái nhỏ cùng vài cô nữa cũng nhỏ như thế đứng ngoài cửa sổ cười nói với nhau hồi tôi đến vẽ ở một nhà của làng Ngũ Xá, gần chợ Đạo, Hà Tĩnh. Cô gái ngồi cùng phía với cô, cũng mặc áo quần trắng. Cô này chăm chú nhìn tay cô đang đánh ô như đã hội ý với nhau rồi. Cô gái chừng mười năm tuổi, ngồi đầu bức tranh, phía bên kia có dáng dấp hệt như người tôi đã gặp trong ngày hội ở Nam Hà, khuôn má cũng bầu bĩnh như vậy. Cô này cũng tập trung nhìn vào tay của cô bé đang đánh ô.
Về thể hiện khuôn mặt, mấy cô này phải khác nhau. Cô nhỏ nhất trông xuống nhưng thấy cả mặt. Cô mặc áo xanh quần trắng trông xuống các ô nhưng cằm lại kê lên đầu gối nên mặt cúi già xuống. Còn cô ngồi đầu lại trông nghiêng sang, cô này tuy chít khăn mỏ quạ nhưng vì trông về một bên nên cái mỏ quạ rộng hơn. Người vẽ cố ý không mặt nào giống mặt nào, chưa kể đến tuổi. Người trông xuống, người kê cằm lên đầu gối, người mặt trông nghiêng, còn cô chít khăn nâu lại chỉ thấy ba phần mặt, nhưng cái quần về bên trái xuôi ra ngoài để có thể giữ bức tranh lại cho vững, nếu không thì tay cô thẳng đuột xuống lưng của cô ngồi đầu làm yếu mất bức tranh.
Cần phải thêm vào những “bộng” ô ăn quan, vẽ vào khoảng giữa hai người bên kia và một người bên này, tùy theo địa thế rộng hẹp, để cả bốn em thấy rõ “bộng” đánh.
Về màu sắc: Tranh Chơi ô ăn quan tả các em vào mùa lạnh nên các em mặc đổ ấm của bà con lao động. Phần nhiều là áo nâu bầm, chít khăn mỏ quạ, rất hợp với màu áo vì khăn mỏ quạ màu đen và màu đen của quần hợp với màu nâu đều là màu nóng. Nếu để cả màu nóng thì tranh sẽ tối, không nổi nên phải xen vào màu lạnh như màu trắng và màu xanh tím của áo cô mặc quần trắng để giảm bởi màu nâu tối đi mà sáng sủa lên… Màu các ô ăn quan tuy là phụ nhưng cũng điều hòa với màu áo. Khoảng trên bức tranh không thêm gì hơn vì các em đã choán hết không gian bức tranh, chỉ có đề bài thơ chữ Hán rồi đánh dấu son và chữ ký của tác giả. Ấn son màu đỏ rất cần thiết để làm tươi thêm bức tranh. Bài thơ chữ Hán như sau. Phiên âm:
Chi hám vị am chi phấn xảo
Thôn trang lưu trú ngọc lầu xuân
Tranh hoa – trục điệp hồn nhàn sự
Bắt hướng dương đài tác vũ vân
Tác giả tự dịch:
Đương ngây thơ chưa quen gì mùi son phấn
Chỉ biết đua nhau đuổi bướm tranh hoa
Nhưng lại choán được màu xuân hơn nơi lầu son gác tía
Mà không học thói làm mây làm mưa trên núi Dương Đài…
Tác phẩm Lền đồng – Họa sỹ Nguyễn Phan Chánh
Lúc còn nhỏ, họa sĩ chứng kiến nhiều cuộc cầu tiên, lên đồng, rước nổi hương hóa ở quê. Khi ở Hà Nội, họa sĩ gặp được một thiếu phụ rất đẹp chừng hai nhăm, hai sáu tuổi, thường hay gọi là bà Phán, nét mặt nết na, hiền hòa, vui lòng ngồi làm mẫu nên ông nảy ý vẽ bức tranh Lên đồng. Khi đó, họa sĩ đang dạy ở trường Bưởi (nay là trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội).
”…Về ưu điểm bố cục thì tương tự như tranh Chơi ô ăn quan. Bên ngồi ba người, bên ngồi một người, chỉ khác tranh Chơi ô ăn quan là ba người ngồi bên tay phải, một người ngồi về phía trước. Cũng như bức tranh Chơi ô ăn quan, các nhân vật rất khăng khít tình cảm với nhau, lại được cái hay hơn là chỉ có một người cúi mặt xuống, còn ba người kia ngồi bên phải trông sang phía trước nên linh động hơn. Chị ngồi phía trước giơ tay cầm hướng sang chị bên trái. Người thứ hai bên phải ngồi kề phía sau lưng chị trước, tay cầm quạt. Còn người thứ ba bên phải chỉ trông thấy nửa mặt. Cũng khác hơn tranh Chơi ô ăn quan về cách ăn mặc trang sức. Người ngồi đồng bên trái là một thiếu phụ trạc ba mươi tuổi, đầu tóc quấn seo gà, hai tay buông xuống, chắp trước ngực như sẵn sàng chịu lệnh đức Thánh nhập vào mình nên vẻ mặt xinh xắn đầy vẻ tín ngưỡng. Gần hơn cả là người nhiều tuổi nhất, đầu quấn tròn một cái vành khăn, trông ra vẻ nghiêm nghị lắm, tay cầm nén hương thư vào mặt người lên đồng. Bà ta đeo chiếc khăn tay đỏ trên vai và thắt lưng màu lục ngồi chính trước mặt chị lên đồng. Sau lưng bà ta là một thiếu nữ trạc mười bốn, mười lăm tuổi, cầm quạt, quạt cho bà đồng. Nhưng cô dè dặt mỗi khi quạt, sợ rằng tàn hương bay vào mặt cô đầu quấn khăn mỏ quạ và cả cô ngồi đằng sau nữa (cũng quấn khăn mỏ quạ). Giữa bức tranh, về đằng sau, có bát hương đã sẵn một chùm hương đương đỏ và ngọn khói bay phấp phới lên.
Nói về bố cục thì bức tranh này còn hơn bức tranh Chơi ô ăn quan vì có hai liễn câu đối dong thắng xuống về bên trái. Như vậy phía bên cô ngồi đồng được chặt chẽ, thẳng thắn hơn, khỏi bị ngồi một mình lỏng lẻo. Cũng như về phía bên phải bức liên làm cho phía bên này thẳng thắn chắc chắn hơn, lại lấp được chỗ trống sau lưng ba người. Hai bức liễn này làm cho bức tranh chặt chẽ, cứng cáp và có vẻ nghiêm nghị hơn.
Màu sắc cũng hơn bức tranh Chơi ô ăn quan, tuy màu ấm với màu lạnh cũng như vậy nhưng ở đây sáng sủa hơn, đẹp hơn. Cô ngồi đồng mặc áo dài màu gụ, là màu phụ nữ thích nhất lúc bấy giờ, rất hợp với màu đen quần thâm, đặc biệt là bên nách áo có màu ngói làm lưng quần nên phân biệt được nếp áo, lưng quần. Cũng nhờ câu liễn màu hồng đậm bên cạnh mặt có lên đóng làm nổi hẳn khuôn mặt trắng trẻo của cô lên, thêm nữa trên đầu cô đồng quấn khăn nhiều cũng hợp với màu áo. Hai tay cô ngồi, đồng chấp lại đằng trước, nên nổi bật được màu trắng nõn của hai bàn tay. Nói về bà đồng thì màu khăn vàng bịt đầu, màu khăn hồng vắt vai, màu lục thắt lưng, đầu nổi bật lên nhờ màu áo xanh đậm bà mặc. Còn em cầm quạt, vì em đang còn nhỏ tuổi nên mặt áo nâu non ngắn, quần trắng, làm tươi hẳn lên. Bức tranh không bị ảnh hưởng do màu áo của bà đồng mà trái lại, màu áo nâu non và quần trắng lại rất hòa hợp với màu xanh đậm này. Làm cho bức tranh tươi hẳn lên, sáng sủa hơn còn vì màu hai bức liễn phía sau, bên ngoài, hơn nữa màu hồng hồng của hai bức liễn cũng rất hòa hợp với màu phông. Cô em ngồi đằng sau, tuy người nhỏ hơn nhưng lại cao hơn là người ngồi trước. Bức liễn bên trái màu đậm hơn bức liễn để bên phải, để chỉ đỏ là một khoảng trống ở bên kia.
Màu phông đậm ở giữa làm nổi bật khói hương lên, hòa hợp màu hương và làm nổi bật bát hương lên nữa…”.
Tác phẩm Rửa rau cầu ao – Họa sỹ Nguyễn Phan Chánh
Trước khi cảnh Rửa rau cầu ao được thể hiện trên lụa thì trong ký ức của họa sĩ đã hình thành nhiều cảnh người thiếu nữ ngồi rửa rau ở cầu ao trước nhà nơi những làng quê mà ông hay qua lại.
Bố cục bức tranh này chỉ là một người thiếu nữ, lại ngồi trên cái cầu bắc nhô ra ngoài bờ ao. Tấm ván cầu ao to rộng, tương xứng với cô ngồi rửa rau một mình, để cô ngồi cho vững vàng. Vì không thấy trước cầu phải có hai cái cọc và đằng sau phải bắc lên bờ ao nên nếu vẽ cô rửa rau quay hẳn mặt ra ngoài thì ván cầu cũng phải ngang ra, như thế là bố cục không tốt. Phải để cái cầu nghiêng một bên ra phía bờ ao, rồi để nghiêng phía sau, vì ở đây người rửa rau ngồi nghiêng nghiêng, chỉ thấy ba phần mặt. Muốn cho cô ngồi được vững vàng trên cầu thì tay bên phải quàng lên đùi để khi chuyển động tay cho dễ rửa rau, tay bên trái tất nhiên phải để vào giữa người. Ngoài cánh tay này còn có đùi và chân bên trái, cũng để ngồi trên cầu cho vững và để cầm rổ ở dưới nước cho chặt. Bàn chân bên phải bị che một phần vì cánh tay thỏ xuống rửa rau, bàn chân bên trái cũng bị che về khoảng giữa bởi cánh tay bên trái. Như thế rất là hợp cách, vì hai tay giơ ra để cầm rổ và rửa rau sẽ che bớt được hình ảnh bàn chân, lại giữ được mép cầu, làm cho cô rửa rau ngồi rất vững vàng, chắc chắn. Đùi chân trái của cô với chiếc quần gần thẳng xuống, làm cho bức tranh chắc chắn, vuông vắn hơn. Cái đuôi khăn mỏ quạ của cô dong xuống trước người cũng có ích, che được màu áo trắng trước ngực. Rổ rau đặt bên kia cầu lấp được chỗ trống trên cầu, lại có ấn tượng như giữ được cái cầu, tránh để phía cô nghiêng nặng quá. Con dấu trong đó cũng rất hợp vì hình con dấu vuông, nét ngang nét dọc của cái ấn cũng rất có ích, làm chắc chắn thêm ấn tượng tròn tròn của hai cái rổ. Đầu múi cầu phía ngoài ao có nhô ra một đoạn cọc cắm xuống nước, đỡ cho cái cầu khỏi gập nghềnh. Xa xa là phông, có một đường chạy từ đầu gối cô gái chạy lại để phân biệt được giữa ao và nước.
Màu sắc tranh rất đơn giản, chỉ có màu đen của quần, của khăn mỏ quạ và màu trắng của áo làm nổi bật thân hình cô gái. Về màu nóng thì màu đen của cầu và hai cái rổ đối lại với màu lạnh là màu áo, màu đen ở bên cánh tay phải làm rộng ra và giảm bớt được màu trắng của cánh tay. Màu xanh của rau là màu lạnh đan xen với màu nóng của cái cầu và cái rổ. Nhìn phía dưới cầu, ta thấy được bóng cầu và hai cái rổ dưới nước, biết là đang rửa rau dưới ao. Màu phông hồng hồng đậm đậm rất hợp với những màu trong tranh và thêm nổi bật được áo trắng của cô gái.
Có những bức tranh sau này không phải vẽ lên lụa mà là trong trí nhớ. Thường tôi đi vẽ sớm dọc theo bờ sông, bờ ngòi. Khi đi qua một cái bến thấy cô thiếu nữ đang rửa rau dưới bến, áo trắng quần đen mơ màng trong sương buổi sáng, trông thật là mơ mộng, thật là đẹp. Nếu là khi đi vẽ thì tôi lấy phác họa bức tranh này vì tôi thường thích các cảnh sương mù mơ màng thơ mộng. Hay một bức tranh khác. Nếu các bạn xuống làng Kim Liên, đi quặt ra đường tay phải, phía bên chúa cách chứng vài ba chục thước, về buổi sáng hay buổi chiều có cái ao rộng chứng hai mươi thước. Trước mặt các bạn sẽ hiện ra một bức tranh rửa rau cầu ao rất đẹp, thích hợp với tranh lụa. Trên cầu ao là một cô thiếu nữ rửa rau cách bạn chứng hơn mười thước, mặc áo trắng quần đen, ngồi trước ngõ làng, đẳng sau lưng cô là một con đường đi sâu vào trong làng. Xung quanh cô là cây cối um tùm, cả một màu xanh thắm bao bọc lấy cô nổi bật hình dáng yểu điệu của cô. Bức tranh này rất sống, rất linh động, mãi mãi về sau, thỉnh thoảng vẫn hiện ra trong tôi, đó là một bức tranh thiên tạo…
Tác phẩm Em cho chim ăn – Họa sỹ Nguyễn Phan Chánh
Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh rất mê nghe tiếng họa mi hót ví von, thường làm nhiều thơ về chim họa mi. Ông có riêng một cuốn sổ ghi những tiếng hót họa mi, coi họa mi là bạn tri âm. Ông kể chuyện các cụ thời trước hay đi đấu chim họa mi. So với các loài chim khác thi giọng chim hoa mi người người ai cũng thích.
“…Bố cục rất sắc sảo, chặt chẽ. Người xem bức tranh chú ý ngay con chim nhảy lên trên chuồng để ăn con cào cào mà em bé đang giơ tay cho ăn. Phần vẽ con chim thì ít thôi còn để phần giả để vẽ chuồng. Mặc dầu có khuất một bên nhưng trông qua là người ta biết con chim hoạ mi ở trong chuồng. Cô bé cho chim ăn, áo trắng quần thâm, tuy là ở vẽ ở đằng trước nhưng rõ ràng khi xem bức tranh này, trước hết người ta sẽ để ý đến con chim nhảy trong chuồng, sau mới đến cô bé. Đó là vì cô kém linh động hơn, hơn nữa, người ta biết cô cũng như trăm vạn cô gái khác thôi, huống chi cô lại quay mặt vào trong. Cô này ngồi chắc, thoải mái vững vàng, nhất là tay bên trái để ra đằng sau để trụ mình cho vững vàng vì tay bên phải giơ lên cho chim ăn. Đùi bên phải của cô co lại, giảm bớt phần nào sự ngượng nghịu của cánh tay bên mặt đang cho chim ăn, đường cong của quần cũng làm dịu đi nét thẳng của chuồng chim cũng như của cánh cửa sau cô, làm dịu được hình tròn tròn của đầu cô. Nét thẳng ấy như thể chạy thẳng đến bên cánh tay trái, làm cho cô có dáng điệu ngồi thoải mái, vững chắc, không gây ấn tượng người ngửa ra trước hay ngã ra sau. Hai bền quần có ló một gót chân ra để phân biệt ống quần của cô dài đến đó. Ống quần bên trái duỗi ra rất thoải mái.
Màu sắc của tranh cũng rất đơn giản, chỉ có màu lạnh và màu nóng. Màu lạnh như áo quần, còn màu nóng như chuồng chim. Trên đầu cô chít một khăn nhiễu nàu lẫn vào tóc đen. Màu tường và màu đất nóng lạnh lẫn lộn nhau. Câu chữ Hán của họa sĩ đề bên tường cũng điều chỉnh được khuôn đầu, khuôn vai và khuôn bàn tay duỗi ra dưới đất. Màu đỏ của khuôn dấu cũng có ích vì màu đỏ tươi của khuôn dấu làm giảm màu lạnh của tranh, khiến cho bức tranh tươi tắn thêm…”.
#NguyễnPhanChánh