Trang Sử Việt: Trần Nhân Tông: Trần Khâm

Nguyễn Lộc Yên

(Lời tâm tình: Bài viết về “Sử Việt-Đất Việt” chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của đề tài. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang “Sử Việt-Đất Việt” được đăng hằng tuần, luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt.)

*

TRẦN NHÂN TÔNG: TRẦN KHÂM
(1258 – 1308)

Trần Nhân Tông tức Thái tử Khâm lên ngôi năm 1279. Năm 1282, biết quân Nguyên sắp sửa xâm lăng nước ta, tháng 10 năm 1282, triều Trần mở hội nghị Bình Than, các quan đề nghị nên hoà, chỉ có Trần Quốc Tuấn và Trần Khánh Dư khẳng khái xin quyết chiến. Trần Nhân Tông tuyên bố: “Quyết không để mất một tấc đất của quê hương cho quân xâm lược Phương Bắc.”

Tháng chạp năm 1284, nhà Trần triệu tập các bô lão và quần thần tại điện Diên Hồng hỏi hòa hay chiến, các bô lão và nhiều tướng sĩ đồng thanh quyết chiến. Sau đó mở tiếp hội nghị Vạn Kiếp, bàn bạc chiến lược chống giặc và kiểm điểm tất cả binh sĩ được 20 vạn, kể cả quân ở các lộ: Bàng Hà, Na Sầm, chưa mộ quân ở Thanh, Nghệ, có lẽ nhà Trần nghĩ quân cốt tinh nhuệ, không cần đông đảo. Ngày 21 tháng chạp, Giáp thân (1284), ở Hồ Quảng, Thái tử nhà Nguyên là Thoát Hoan thống lãnh 50 vạn quân, chia làm 2 đạo: Lý Hằng, Ô Mã Nhi đốc suất bộ binh. Toa Đô đem thuỷ quân đi đường biển tiến đánh vào Thanh Hoá.

Giặc tấn công ào ạt, Thái thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông phải rời Thăng Long. Tháng 2-1285, thế giặc mạnh, các đại thần: Trần Kiện, Lê Tắc, Trần Tú Viên, Trần Văn Lộng đầu hàng giặc. Để hoà hoãn, chỉnh đốn quân ngũ, nhà Trần trao Công chúa Trần An Tư cho Thoát Hoan. Tháng 5 năm 1285, quân ta phản công mạnh mẽ, bắn chết Toa Đô. Tướng Tàu là Lý Quán, giấu Thoát Hoan trong ống đồng kéo chạy về Tàu. Nguyên chúa giận và thẹn, tháng 2 năm 1287 sai Thoát Hoan đem 30 vạn quân xâm lăng Đại Việt lần thứ ba, nhưng cũng bị quân ta đánh tan tác. Giang sơn thanh bình, vua cảm khái:

“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã

Sơn hà thiên cổ điện kim âu”

Nghĩa là:

Xã tắc hai lần mệt ngựa đá

Non sông nghìn thuở vững âu vàng

Vua Nhân Tông căn dặn: “Các ngươi chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình quyền nói một đàng làm một nẻo. Cho nên họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra nơi biên ải. Các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn: Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các ngươi phải nhớ lời Ta dặn: Một tấc đất của Tiền Nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. Ngài dặn lời son sắt để lại cho con cháu muôn đời.

Năm 1293, Ngài nhường ngôi cho Trần Anh Tông, năm 1299 đi tu ở núi Yên Tử, đạo hiệu: Trúc Lâm Đại Đầu Đà hay Điều Giác Ngự Hoàng. Ngài là một triết gia lỗi lạc của Phật học Việt Nam, Ngài là người đứng đầu phái Thiền Trúc Lâm. Triết học Phật giáo Việt Nam thời Trần đã phát triển rực rỡ, đưa tinh thần dân tộc Đại Việt lên cao. Tư tưởng triết học nhân ái của Trần Nhân Tông là tinh thần thực tiễn, chiến đấu can trường. Trần Nhân Tông đã kết hợp hài hòa: Anh hùng cứu nước, thi sĩ, triết nhân và bậc chân tu. Ngài là một nhà thơ với tâm hồn thanh thoát, phóng khoáng, tinh tế, tao nhã. Ngài còn là một nhà thơ Thiền sâu sắc, nên mãi mãi vượt thời gian. Sau đây là bài thơ “Xuân Hiểu”, bản dịch của Ngô Tất Tố:

Xuân Hiểu

Thị khởi khải song phi

Bất tri xuân dĩ quy

Nhất song bạch hồ điệp

Phách phách sấn hoa phi

.
Dịch: Buổi Sớm Mùa Xuân

Ngủ dậy ngỏ song mây

Xuân về vẫn chẳng hay

Song song đôi bướm trắng

Phất phới sấn hoa bay

Ngày 16-11-1308 (ngày 3 tháng 10 Mậu thân) tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử, Đông Triều, Quảng Ninh. Đức vua Phật hoàng, gọi các đệ tử đến, rồi nói bài kệ trước khi Ngài viên tịch:

Nguyên văn

Nhất thiết pháp bất sanh,

Nhất thiết pháp bất diệt.

Nhược năng như thị giải,

Chư Phật thường hiện tiền

Hà khứ lai chi hữu dã.

Bản dịch

Các pháp vốn không sinh

Các pháp vốn không diệt

Nếu hiểu được như vầy

Chư Phật thường trước mặt

Đi đến sao có đây

Vua Trần Anh Tông và đình thần đến núi Yên Tử để chịu tang; Pháp Loa rước ngọc thể lên hỏa đàn, và thu nhặt ngọc cốt, ngoài xương thường còn thấy những xá lợi ngũ sắc.

Tác phẩm của Trần Nhân Tông: Trần Nhân Tông thi tập; Trung Hưng thực lục: chép việc diệt quân Nguyên xâm lược; Đại hương hải ấn thi tập (Tập thơ ấn chứng của biển lớn nước thơm)… Các phẩm trên đã thất lạc, chỉ còn khoảng 25 bài thơ ghi trong Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục.

*- Thiết nghĩ: Vì sao nhà Trần đánh đuổi được quân Mông Nguyên là quân cường bạo nhất lúc bấy giờ. Là vì chính sách triều Trần đối với nhân dân rất hài hoà, thực thi “Dân vi quý” được thi hành triệt để, hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến của quân dân là một chứng minh. Như thế chính sách dân chủ hay chính thể lập hiến, có thể nói là đã thực hiện ở nước ta từ thế kỷ 13, tuy về hình thức chưa được rõ rệt như chính thể dân chủ ngày nay. Mặc dù nhà Trần còn chế độ phong kiến, nhưng triều đình không thống trị nhân dân với bàn tay sắt, nên chính quyền (triều đình) và nhân dân luôn khắng khít.

Kết quả của cuộc chống quân Mông Cổ 3 lần chiến thắng anh dũng, đã chứng minh một cách hùng hồn “quân dân nhất trí”, tinh thần hữu ái của dân tộc lên cao tột độ. Ngay cả dân Mán (ở trại Quy Hóa năm 1258) và nhiều hào trưởng đã tự động (trường hợp Hà Bổng, Nguyễn Truyền và Nguyễn Khả Lập) đem dân binh tập kích quân giặc, khi quân giặc tiến sâu vào nội địa và tàn phá thủ đô Thăng Long của Đại Việt.

Cảm mộ: Trần Nhân Tông

Giặc Nguyên hùng hổ chiếm quê hương

Non nước giữ gìn, há nhịn nhường

Bàn bạc quân cơ, điều tướng sĩ

Họp hành tiếp vận, chuyển quân lương

Diên Hồng hội họp, không nhân nhượng

Quân giặc tan tành, hết nhiễu nhương

Yên Tử tiêu diêu, gần gũi Phật

Trúc Lâm thuỷ tổ, một quân vương(*)

_____________

*- Trúc Lâm Tam tổ: Thuỷ tổ: Điều Giác Ngự Hoàng. Tổ thứ 2: Pháp Loa Đồng Kim Cương. Tổ thứ 3: Huyền Quang Lý Đạo Tái.

Nguyễn Lộc Yên

Nguyễn Lộc YênTRẦN NHÂN TÔNG: TRẦN KHÂM(1258 – 1308)Trần Nhân Tông tức Thái tử Khâm lên ngôi năm 1279. Năm 1282, biết quân Nguyên sắp sửa xâm lăng nước ta, tháng 10 năm 1282, triều Trần mở hội nghị Bình Than, các quan đề nghị nên hoà, chỉ có Trần Quốc Tuấn và Trần Khánh Dư khẳng khái xin quyết chiến. Trần Nhân Tông tuyên bố: “Quyết không để mất một tấc đất của quê hương cho quân xâm lược Phương Bắc.”Tháng chạp năm 1284, nhà Trần triệu tập các bô lão và quần thần tại điện Diên Hồng hỏi hòa hay chiến, các bô lão và nhiều tướng sĩ đồng thanh quyết chiến. Sau đó mở tiếp hội nghị Vạn Kiếp, bàn bạc chiến lược chống giặc và kiểm điểm tất cả binh sĩ được 20 vạn, kể cả quân ở các lộ: Bàng Hà, Na Sầm, chưa mộ quân ở Thanh, Nghệ, có lẽ nhà Trần nghĩ quân cốt tinh nhuệ, không cần đông đảo. Ngày 21 tháng chạp, Giáp thân (1284), ở Hồ Quảng, Thái tử nhà Nguyên là Thoát Hoan thống lãnh 50 vạn quân, chia làm 2 đạo: Lý Hằng, Ô Mã Nhi đốc suất bộ binh. Toa Đô đem thuỷ quân đi đường biển tiến đánh vào Thanh Hoá.Giặc tấn công ào ạt, Thái thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông phải rời Thăng Long. Tháng 2-1285, thế giặc mạnh, các đại thần: Trần Kiện, Lê Tắc, Trần Tú Viên, Trần Văn Lộng đầu hàng giặc. Để hoà hoãn, chỉnh đốn quân ngũ, nhà Trần trao Công chúa Trần An Tư cho Thoát Hoan. Tháng 5 năm 1285, quân ta phản công mạnh mẽ, bắn chết Toa Đô. Tướng Tàu là Lý Quán, giấu Thoát Hoan trong ống đồng kéo chạy về Tàu. Nguyên chúa giận và thẹn, tháng 2 năm 1287 sai Thoát Hoan đem 30 vạn quân xâm lăng Đại Việt lần thứ ba, nhưng cũng bị quân ta đánh tan tác. Giang sơn thanh bình, vua cảm khái:Nghĩa là:Vua Nhân Tông căn dặn: “Các ngươi chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình quyền nói một đàng làm một nẻo. Cho nên họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra nơi biên ải. Các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn: Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các ngươi phải nhớ lời Ta dặn: Một tấc đất của Tiền Nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. Ngài dặn lời son sắt để lại cho con cháu muôn đời.Năm 1293, Ngài nhường ngôi cho Trần Anh Tông, năm 1299 đi tu ở núi Yên Tử, đạo hiệu: Trúc Lâm Đại Đầu Đà hay Điều Giác Ngự Hoàng. Ngài là một triết gia lỗi lạc của Phật học Việt Nam, Ngài là người đứng đầu phái Thiền Trúc Lâm. Triết học Phật giáo Việt Nam thời Trần đã phát triển rực rỡ, đưa tinh thần dân tộc Đại Việt lên cao. Tư tưởng triết học nhân ái của Trần Nhân Tông là tinh thần thực tiễn, chiến đấu can trường. Trần Nhân Tông đã kết hợp hài hòa: Anh hùng cứu nước, thi sĩ, triết nhân và bậc chân tu. Ngài là một nhà thơ với tâm hồn thanh thoát, phóng khoáng, tinh tế, tao nhã. Ngài còn là một nhà thơ Thiền sâu sắc, nên mãi mãi vượt thời gian. Sau đây là bài thơ “Xuân Hiểu”, bản dịch của Ngô Tất Tố:Xuân HiểuDịch: Buổi Sớm Mùa XuânNgày 16-11-1308 (ngày 3 tháng 10 Mậu thân) tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử, Đông Triều, Quảng Ninh. Đức vua Phật hoàng, gọi các đệ tử đến, rồi nói bài kệ trước khi Ngài viên tịch:Nguyên vănBản dịchVua Trần Anh Tông và đình thần đến núi Yên Tử để chịu tang; Pháp Loa rước ngọc thể lên hỏa đàn, và thu nhặt ngọc cốt, ngoài xương thường còn thấy những xá lợi ngũ sắc.Tác phẩm của Trần Nhân Tông: Trần Nhân Tông thi tập; Trung Hưng thực lục: chép việc diệt quân Nguyên xâm lược; Đại hương hải ấn thi tập (Tập thơ ấn chứng của biển lớn nước thơm)… Các phẩm trên đã thất lạc, chỉ còn khoảng 25 bài thơ ghi trong Việt âm thi tập và Toàn Việt thi lục.*- Thiết nghĩ: Vì sao nhà Trần đánh đuổi được quân Mông Nguyên là quân cường bạo nhất lúc bấy giờ. Là vì chính sách triều Trần đối với nhân dân rất hài hoà, thực thi “Dân vi quý” được thi hành triệt để, hội nghị Diên Hồng hỏi ý kiến của quân dân là một chứng minh. Như thế chính sách dân chủ hay chính thể lập hiến, có thể nói là đã thực hiện ở nước ta từ thế kỷ 13, tuy về hình thức chưa được rõ rệt như chính thể dân chủ ngày nay. Mặc dù nhà Trần còn chế độ phong kiến, nhưng triều đình không thống trị nhân dân với bàn tay sắt, nên chính quyền (triều đình) và nhân dân luôn khắng khít.Kết quả của cuộc chống quân Mông Cổ 3 lần chiến thắng anh dũng, đã chứng minh một cách hùng hồn “quân dân nhất trí”, tinh thần hữu ái của dân tộc lên cao tột độ. Ngay cả dân Mán (ở trại Quy Hóa năm 1258) và nhiều hào trưởng đã tự động (trường hợp Hà Bổng, Nguyễn Truyền và Nguyễn Khả Lập) đem dân binh tập kích quân giặc, khi quân giặc tiến sâu vào nội địa và tàn phá thủ đô Thăng Long của Đại Việt._____________*- Trúc Lâm Tam tổ: Thuỷ tổ: Điều Giác Ngự Hoàng. Tổ thứ 2: Pháp Loa Đồng Kim Cương. Tổ thứ 3: Huyền Quang Lý Đạo Tái.Nguyễn Lộc Yên

Rate this post