Trần Thánh Tông là ai? Một vị vua anh minh của nhà Trần
Trần Thánh Tông là vị hoàng đế hiền tài; đối với anh em họ hàng thân mật, không phân biệt chúa tôi. Đối với dân trong nước, ông mở mang kinh tế và việc học hành khắp nơi. Vậy Trần Thánh Tông là ai cùng GiaiNgo tìm hiểu về ông nhé!
Trần Thánh Tông không chỉ đánh giặc giỏi mà ông còn là một ngôi sao sáng của Thiền học Việt Nam. Cùng GiaiNgo tìm hiểu vị vua Trần Thánh Tông là ai và những tác phẩm thơ, văn hay của ông nhé!
Trần Thánh Tông là ai?
Trần Thánh Tông là vị vua anh minh của nhà Trần. Vua Trần Thánh Tông tên thật là Trần Hoảng, tên húy là Trần Hoảng. Vừa sinh ra, ông đã được phong là hoàng thái tử. Năm 1258, Trần Hoảng được vua cha truyền ngôi và trở thành vị vua thứ hai của triều Trần.
Được tài trợ
Ông là một vị Hoàng đế tài năng, có công rất lớn trong công cuộc xây dựng Đại Việt trở nên hưng thịnh. Dưới triều đại của ông, nước Đại Việt thái bình và quân Nguyên Mông tạm thời không sang xâm lược nữa, tạo điều kiện phát triển lực lượng hùng mạnh.
Được tài trợ
Tiểu sử vua Trần Thánh Tông
Trần Thánh Tông sinh năm bao nhiêu?
Trần Thánh Tông sinh ngày 12 tháng 10 năm 1240. Ông nổi tiếng là vị Hoàng đế có lòng thương dân. Đặc biệt thân thiết với anh em trong Hoàng tộc, điều mà trước nay và sau này hầu như không có.
Trần Thánh Tông mất năm bao nhiêu?
Trần Thánh Tông mất năm 1290. Lăng Trần Thánh Tông hiện đang ở Long Hưng, Thái Bình. Ngày 25-5 năm Trùng Hưng thứ 6 (tức ngày 3-7-1290), Thượng hoàng Trần Thánh Tông qua đời tại cung Nhân Thọ, hưởng thọ 51 tuổi.
Quê Trần Thánh Tông ở đâu?
Quê Trần Thánh Tông ở Thăng Long, Hà Nội. Ông là vị vua trí cao, nhân cách lớn, sống nhân từ, bao dung, trung hậu, luôn lấy nhân nghĩa làm đầu.
Ông làm vua vì nước, vì dân, vì sự vững bền cơ nghiệp nhà Trần. Ông thương dân, tin quý các vương hầu, tôn vinh người hiền tài, trọng kẻ sĩ; làm nên sự nghiệp vĩ đại của dân tộc, đuổi giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước hưng thịnh.
Cha Trần Thánh Tông là ai?
Cha Trần Thánh Tông là vua Trần Thái Tông. Trần Thái Tông, vị vua đầu tiên của triều Trần. Ông nổi tiếng là người anh minh, yêu nước thương dân. Những người con của ông cũng đều là những người văn võ song toàn, vì nước quên thân; nhưng cũng có người đã phản bội lại tổ quốc mà đầu hàng chạy theo giặc.
Mẹ Trần Thánh Tông là ai?
Mẹ Trần Thánh Tông là Thuận Thiên công chúa họ Lý. Ông được thừa hưởng bên ngoại với một triều đại tôn sùng đạo Phật, lấy “nhân trị” làm quốc sách.
Hậu phi của Trần Thánh Tông là ai?
Hậu phi của Trần Thánh Tông gắn bó với ông là:
- Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng hậu Trần Thiềm. Bà là con gái thứ năm của An Sinh vương Trần Liễu.
- Cung phi Tào Ngọc Bích.
- Cung phi Mạnh Lan Anh.
- Cung phi Vũ Ngọc Lan.
- Cung phi Trần Thị Khương.
Hậu duệ vua Trần Thánh Tông là ai?
Hậu duệ vua Trần Thánh Tông là:
- Hoàng thái tử Trần Khâm tức Trần Nhân Tông, mẹ là Thiên Cảm hoàng hậu.
- Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp, là một trong những nhân vật cao cấp trong triều đình Đại Việt thời Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông.
- Năm 1302, ông được cháu là Trần Anh Tông phong làm Thống chính Thái sư, cùng làm Tể tướng với Nhập nội bình chương Trần Quốc Chẩn và Thái úy Quốc công Trần Nhật Duật. Ông mất ngày 1 tháng 1 âm lịch năm 1306 ở tuổi 42.
- Thiên Thụy Công chúa là con đầu lòng, chị gái Trần Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch, 1308). Lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Có thuyết cho rằng công chúa là con của bà phi Ngọc Lan.
- Bảo Châu Công chúa, con gái thứ tư, lấy Vũ Túc vương Đạo, con của Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải. Việc này được chép trong Văn bia thờ Công chúa Phụng Dương (Phụng Dương Công chúa thần đạo bi minh tính tự) do Thiếu bảo Lê Củng Viên soạn năm 1293.
- Chiêu Hoa Công chúa, được biết đến qua các tư liệu thần phả và giai thoại, không có trong các bộ chính sử hiện có (Đại Việt Sử ký Toàn thư, Việt sử tiêu án, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục,…). Lấy An Đức hầu Cao Toàn.
- Chiêu Chinh Công chúa, cũng như Chiêu Hoa Công chúa, bà không có tên trong chính sử. Bà tên húy là Trần Thị Hinh, mẹ là Cung phi Trần Thị Khương.
Trần Thánh Tông trị vì
Ngày 24 tháng 2, niên hiệu Nguyên Phong thứ 8 (tức ngày 30 tháng 3 năm 1258), Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Hoảng và lui về Bắc cung làm Thái thượng hoàng.
Mục đích của Thái Tông là để Trần Hoàng làm quen với việc nước. Đồng thời ông muốn tránh những xung đột tranh ngôi giữa các hoàng tử.
Trần Thánh Tông lên làm Thái thượng hoàng
Năm Đinh Sửu (1277), Thái thượng hoàng Thái Tông mất. Năm 1278 tức là năm Mậu Dần, Thánh Tông nhường ngôi cho Thái tử Khâm. Sau đó ông về cung Trùng Quang, phủ Thiên Trường làm Thái thượng hoàng.
Khi giặc Nguyên lại âm mưu xâm lược nước ta ông cùng vua con tổ chức hội nghị Bình Than (1282); hội nghị Diên Hồng (1284). Ông cùng các quan thần phát động tinh thần yêu nước của toàn dân.
Thái thượng hoàng trực tiếp tham gia lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông. Ông góp phần làm nên chiến thắng lịch sử năm 1285 và 1288, bẻ gãy ý đồ xâm lược của kẻ thù.
Thái thượng hoàng đoán trước được nguy cơ xâm lược của thế lực phong kiến phương Bắc, một đế quốc hùng mạnh. Thánh Tông biết lo xa đã tuyển lựa dân đinh khoẻ mạnh bổ sung cho quân đội; đồng thời kiện toàn bộ máy chỉ huy quân sự của vương triều.
Những tác phẩm thơ, văn hay của vua Trần Thánh Tông
Trần Thánh Tông không những là vị vua anh hùng trong 3 cuộc kháng chiến chống đế quốc Nguyên – Mông. Mà ông còn để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm hay.
- Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau).
- Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà).
- Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông).
- Phóng ngưu (Thả trâu).
- Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính).
- Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông).
Trên đây là những điều liên quan đến vị vua Trần Thánh Tông. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết Trần Thánh Tông là ai và những tác phẩm thơ, văn hay của vua Trần Thánh Tông. Cùng đón chờ những bài viết sau của GiaiNgo nhé!