Tiểu thuyết Tạ Duy Anh và sự xâm nhập thể loại
1. Tạ Duy Anh đến với văn chương khi mà bậc đàn anh Nguyễn Minh Châu đã hoàn tất sứ mệnh “mở đường tinh anh và tài năng” của mình. Ngay từ cột mốc đầu tiên, Hoàng Ngọc Hiến đã ghi nhận xứng đáng vị trí tiếp nối của Tạ Duy Anh: “Phong cách truyện ngắn Tạ Duy Anh là tín hiệu của một dòng văn học mới, dòng văn học bước qua lời nguyền”. Tạ Duy Anh khởi đầu bằng truyện ngắn nhưng chính đặc trưng của một thể loại rộng mở như tiểu thuyết mới là nơi kết tinh tài năng sáng tạo của ông. Khi những giới hạn truyền thống đã làm cho thể loại tiểu thuyết có nguy cơ “đông cứng”, “nhẵn mặt” với độc giả và với cả chính nhà văn thì tham dự vào trò chơi thể loại có lẽ là cách thế khả dĩ để người viết kiến tạo khoái thú mới nơi người đọc và nơi chính mình, và thể loại nhờ đó mà trở nên giãn nở, vận động không ngừng. Bằng năng lượng sáng tạo và sự dấn thân thể nghiệm, Tạ Duy Anh mở đường cho nhiều form thể loại khác nhau xâm nhập vào tiểu thuyết.
Tác giả Tạ Duy Anh
2. Người đọc trước hết dễ nhận ra hơi hướng phóng sự trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh – một thế giới nghệ thuật với bao tăm tối, ngột ngạt, bao góc khuất nóng hổi tính thời sự cần phải được phơi mở. Có thể thấy, màu đen là phông nền, là gam màu chủ đạo trong tiểu thuyết của nhà văn “luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm bởi những vấn đề gai góc của xã hội hiện đại”. Trả lời phỏng vấn báo chí, Tạ Duy Anh nói: “Tôi là người thích đi mấp mé bên bờ vực của cái ác và cái thiện với hi vọng có thể soi rọi vào nó ở những phần khuất lấp ít người chạm tới”.
Lão Khổ hướng đến mổ xẻ một vết thương không thôi nhức nhối: vấn đề cải cách ruộng đất và những mối thâm thù truyền kiếp như thứ tội tổ tông vẫn làm lao đao bao thế hệ. Đi tìm nhân vật được viết dưới hình thức một cuộc truy tìm thủ phạm vụ giết chết thằng bé đánh giày của nhân vật “tôi”. Bằng lối kể tuyến tính, men theo hành trình nhập cuộc của nhân vật “tôi”, câu chuyện liên tục được bồi đắp, làm dày thêm bởi rất nhiều mảng bức tranh khác của cuộc sống. Đồng hành cùng “tôi”, người đọc được “lùng sục” vào thế giới của bóng đêm, từ cửa hiệu “Hơn cả sự gợi cảm”, “Bướm xanh” đến quán bar “Cảm giác thiên đường”, khách sạn “Cổng vòm”, từ những khu ổ chuột nhầy nhụa, rách nát đến những quán nước không tên, từ những tụ điểm tệ nạn đến cuộc sống nhếch nhác của những con người trên hè phố… Con mắt của nhà phóng sự cho ta cái nhìn về diện. Nhưng chính chất tiểu thuyết đã quy tụ phạm vi cuộc sống rộng lớn ấy về một điểm: “đi tìm nhân vật”. Đi tìm nhân vật là đi tìm một hình mẫu khả tín của con người hôm nay, hay là đi tìm bản ngã, đi tìm cái tôi vốn mang cảm giác hỗn loạn vì sự vong thân, vong bản của mình? Con mắt quan sát nhanh nhạy, sắc nhọn của phóng sự là một trợ thủ đắc lực để tiểu thuyết khái quát, tổng hợp, xây dựng nên tư tưởng của tác phẩm.
Ở Thiên thần sám hối, cái tôi chủ quan của tác giả được gửi gắm vào “phóng viên nhí” – bào thai đang trong bụng mẹ. Tác phẩm có điểm nhìn kì ảo, nhưng phải từ điểm nhìn đặc biệt ấy tác giả mới có thể đề cập một cách thuyết phục đến một vấn nạn của xã hội: phá thai bừa bãi và thái độ vô trách nhiệm trước cuộc sống của thế giới người lớn. Với chiếc camera được đặt khéo léo và kín đáo như vậy, chỉ trong thời gian vài ngày, bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu bi hài liên quan đến chuyên đề trên được lật xới lên, những chiếc bọc cuộc sống lâu nay được giấu kín, được bưng bít đã bị lộn trái ra. Thử thống kê những câu chuyện mà nhân vật bào thai nghe được trong 72 giờ đồng hồ “án binh mai phục” ấy:
– Chuyện một bà mẹ sinh ra rồi bỏ con tại bệnh viện.
– Chuyện cô gái liên tục bị sẩy thai do quả báo của người chồng.
– Chuyện gã thanh niên kêu ca coi đứa con sinh ra là một tội nợ.
– Chuyện tệ ăn đút, nhận hối lộ của những vị “từ mẫu” ở bệnh viện.
– Chuyện cái chết của cô sinh viên bị người yêu lừa bỏ đã giết chết đứa con trong bụng mình.
– Chuyện một bà mẹ đồng ý cho ngâm cồn bốn đứa con chưa thành người để lấy bốn triệu đồng.
– Chuyện cô Giang không sinh được con sau khi đã từ chối cho đứa con đầu lòng nhìn thấy cuộc đời.
– Chuyện đứa con giết cha vì mình sinh ra không phải bởi tình yêu, bị kết án tử hình.
…
Những cái tít đậm chất phóng sự được Tạ Duy Anh chọn đặt cho các chương phần của tiểu thuyết Giã biệt bóng tối: “Tường thuật trên một bản tin thời sự”, “Dư luận của dân làng Thổ Ô xung quanh những cái chết kì lạ”, “Tiếp lời của người tường thuật”… Chất giọng phóng sự thể hiện rõ trong cách dẫn dắt, tường thuật câu chuyện và trong cách kết thúc câu chuyện đầy tính đề xuất này: “Đây sẽ là một thách thức lớn đối với những nhà khoa học và nếu họ chậm ra tay hoặc bất lực thì có bao điều buộc phải xem xét lại từ đầu. Một kẻ theo thuyết duy tâm đang hí hửng mỉm cười. Không thể để cho họ đắc ý vì vậy đề nghị các cơ quan chức năng cần gấp rút vào cuộc và sớm đưa ra các kết luận khoa học để bà con làng Thổ Ô và dư luận bớt hoang mang. Vấn đề sẽ còn thu hút nhiều sự quan tâm và chúng tôi hi vọng tiếp tục thông tin đến quý vị những diễn biến mới nhất”.
Tiểu thuyết với sự xâm nhập của thể loại phóng sự đã mở ra một diện rộng những vấn đề thời sự bức bách cần gióng hồi chuông cảnh tỉnh. Đó là cách nhà văn đưa tác phẩm tiểu thuyết ra khỏi tháp ngà để nhật dụng hóa nó, làm cho nó tiệm cận gần nhất, nhanh nhất với cuộc sống ngổn ngang, bộn bề. Tuy nhiên, nếu tác giả không cao tay trong việc mượn yếu tố thời sự để kiến tạo tư tưởng và nghệ thuật tiểu thuyết thì tuổi thọ của tác phẩm cũng sẽ ngắn ngủi như những vấn đề thời sự mà thôi.
3. Tiểu thuyết Tạ Duy Anh cũng thực hiện một cuộc chơi khá thú vị với kịch. Yếu tố kịch hiện rõ qua nhiều phương diện khác nhau của tác phẩm. Đặc điểm đầu tiên có thể thấy ở tiểu thuyết Tạ Duy Anh là sự cô đúc về dung lượng và sức nổ của những vấn đề được đề cập trong tác phẩm. Đó là thế giới trong sự xung đột giữa ánh sáng và bóng tối, giữa người và quỷ, thế giới của “tội ác và trừng phạt”. Tiểu thuyết Thiên thần sám hối được bắt đầu bằng một tình thế oái oăm đầy kịch tính: đứa bé trong bụng một bà mẹ trẻ quẫy đạp, phá phách, làm tình làm tội nhưng nhất định không chịu ra đời vì hoài nghi về đời. Cô nén trong chưa đầy 100 trang sách, với không gian là một căn phòng chờ sinh trong bệnh viện phụ sản, thời gian là 72 giờ đồng hồ đầy bão tố của bà mẹ trẻ trước cơn vượt cạn, bao nhiêu pha diễn, bao nhiêu màn kịch liên tiếp được bày ra.
“Kịch bản viết ra là để diễn viên trình diễn trên sân khấu, cho nên không có nhân vật kể chuyện” (Phương Lựu). Tạ Duy Anh dường như tuân thủ tính chất này của kịch khi viết Giã biệt bóng tối. Tác giả công khai phân vai cho từng nhân vật y như trong các vở kịch thực thụ:
– Tôi: thằng bé đánh giày
– Tao: thần chết
– Tớ: nhân vật phụ thứ nhất, hậu duệ của làng Thổ Ô
…
Tác giả Giã biệt bóng tối như là tổng đạo diễn sân khấu để thường xuyên “giật dây” cho từng nhân vật, từng cảnh huống truyện. Mở đầu mỗi phần không phải là tên chương như theo mô hình tiểu thuyết thông thường mà thông tin đến lượt ai xuất hiện, lời của ai nói. Có thể mô hình hóa cuốn tiểu thuyết này như sau:
Nhân vật xưng tôi: thằng bé (tr.25)
Câu chuyện về thằng bé
Nhân vật xưng tao: kẻ ẩn mình trong bóng tối (tr.67)
Câu chuyện về nhân vật xưng “tao”
Những kẻ xấu số (tr.87)
Câu chuyện về những người xấu số
Lời người dẫn truyện bị chen ngang (tr.137)
Lời nhân vật “tôi” chen ngang câu chuyện
Nhân vật phụ thứ nhất: gã đào mỏ, xưng tớ cho thân tình và dễ phân biệt (tr.151)
Câu chuyện về nhân vật xưng “tớ”
Giữa năm hai ngàn, ngày đầu tháng, nhân vật phụ thứ nhất chuyển sang xưng tôi mà không giải thích lí do (tr.183)
Câu chuyện của nhân vật xưng “tôi”
Nhân vật phụ thứ hai: nhà thiết kế
Câu chuyện về nhân vật nhà thiết kế
Tố chất kịch vừa lộ rõ trên bề mặt kết cấu văn bản vừa thể hiện trong chiều sâu của tình huống, xung đột. Ở Giã biệt bóng tối, nhân vật được chia làm hai tuyến: một bên là thế lực của bóng tối, của thần chết và bên kia là những sinh linh bé nhỏ, ngơ ngác của trần gian. Thế giới của bóng đêm như bao trùm, quyền uy và sức mạnh của thần bóng đêm luôn thôi miên, quyến rũ, đe doạ, bức hại cái phần sống còn lại. Nhiều lần, “tôi, “tớ” đi bên bờ vực của sự “bán linh hồn cho quỷ dữ”, sức hút ghê gớm của bóng tối nhiều phen làm người đọc căng thẳng đến nghẹt thở. Bên cạnh đó, trong cấu trúc Giã biệt bóng tối còn có sự tham gia của những vở kịch – kịch trong tiểu thuyết. Nhiều lần nhân vật “tao” – thuộc về thế giới của thần chết, thế giới của quỷ dữ – nhắc đến kịch và dựng lên các vở kịch mà tự tay “tao” có thể phủ quyền uy của bóng đêm lên các vở kịch ấy (các trang 99, 144, 190…). Có thể nói Giã biệt bóng tối là tiểu thuyết hai lần kịch hóa.
4. Baranốp cho rằng, sự xâm nhập, ảnh hưởng giữa truyện ngắn và tiểu thuyết là một “mối quan hệ thông minh”, nhờ mối quan hệ ấy, tiểu thuyết học được nhiều điều hay từ “tấm gương của thể loại nhỏ”. Trong trò chơi thể loại, Tạ Duy Anh đã khai thác gần như triệt để lợi thế của truyện ngắn để phục vụ cho tiểu thuyết của mình. Đi tìm nhân vật sử dụng nhuần nhuyễn cả phương thức lồng truyện lẫn phương thức lắp ghép. Đồng hành cùng hành trình “đi tìm nhân vật”, ta bắt gặp nhiều truyện, nhiều nhân vật. Tác phẩm có 15 chương và phần phụ lục thì gần như mỗi chương là một truyện ngắn có nội dung và nhân vật chính rất rõ ràng và khá độc lập: chương 1 là nhân vật cô gái với nội dung thiên thần bị bóp chết; chương 2: anh thợ săn và bản án tử hình của anh thợ săn; chương 3: mụ chủ quán bar và quyền lực của mụ chủ quán bar… Bên cạnh những truyện được sắp xếp liên tiếp nhau theo tuyến tính ta còn thấy những “truyện ngắn trong truyện ngắn”. Chẳng hạn chương 6 là truyện ngắn Tự thú của tiến sĩ N do nhân vật “tôi” giới thiệu với bạn đọc. Chương 7 là motif rất đặc trưng: nhân vật nhà văn viết truyện ngắn trong tiểu thuyết – ông Bân viết tác phẩm có nhan đề y như nhan đề của tiểu thuyết – “Đi tìm nhân vật”. Chương 8, độc đáo hơn, chúng ta gặp lại truyện ngắn Những chiếc gáy từng in trong tuyển tập truyện ngắn Bố cục hoàn hảo của Tạ Duy Anh. Có thể Tạ Duy Anh đã tách truyện – tách chương 8 của tiểu thuyết Đi tìm nhân vật thành truyện ngắn Những chiếc gáy, hoặc lồng truyện – lồng truyện ngắn Những chiếc gáy vào chương 8 của tiểu thuyết Đi tìm nhân vật (điều này không thể khẳng định một cách đơn giản bằng việc dựa vào thời gian xuất bản). Tách hay lồng có lẽ không quan trọng, vì cả hai cách đó đều có khả năng mang đến sự giao lưu, cộng hưởng thể loại thú vị.
Đặc biệt, Tạ Duy Anh như đang tung hứng trong trò chơi thể loại khi phân tách và nối kết giữa phần chính và phần phụ lục của tác phẩm. Ở chương V tiểu thuyết Đi tìm nhân vật, nhân vật “tôi” đề cập đến việc viết một bài tham luận hội thảo khoa học có tên là “Đọc lại bốn truyện cổ tích được đem ra dạy trẻ con” nhằm luận về chủ đề “Sự uyển chuyển trong tính cách người Việt”. Đó là các truyện dân gian đã ăn sâu vào tâm thức người Việt: Rùa chạy thi với thỏ, Trí khôn của ta đây, Tấm Cám, Mỵ Châu – Trọng Thủy. Tất cả những kĩ thuật được trình diễn ở phần phụ lục này phục vụ cho tinh thần đối thoại, phản biện với dân gian của cuốn tiểu thuyết.
5. Mỗi thể loại có một tính năng riêng, trường quan sát, góc nhìn riêng. Khi thể loại trưởng thành và đạt đến độ chín nào đó sẽ dẫn đến việc tiếp nhận, du nhập, thẩm thấu các tố chất của các thể loại khác để tự làm mới mình. Không khí đổi mới, “cởi trói” văn chương những năm 80 của thế kỉ trước cùng với phẩm chất năng động, cởi mở của thể loại tiểu thuyết đã giúp Tạ Duy Anh dũng cảm “bước qua lời nguyền” để tự khai mở những nẻo đường sáng tạo.
T.V.T
———
1. Tạ Duy Anh (1990), Bước qua lời nguyền, Nxb Văn học, Hà Nội.
2. Tạ Duy Anh (2004), Bố cục hoàn hảo, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
3. Tạ Duy Anh (2006), Thiên thần sám hối, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
4. Tạ Duy Anh (2008), Trò đùa của số phận, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai.
5. Tạ Duy Anh (2008), Giã biệt bóng tối, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
.TRẦN VIẾT THIỆN
1. Tạ Duy Anh đến với văn chương khi mà bậc đàn anh Nguyễn Minh Châu đã hoàn tất sứ mệnh “mở đường tinh anh và tài năng” của mình. Ngay từ cột mốc đầu tiên, Hoàng Ngọc Hiến đã ghi nhận xứng đáng vị trí tiếp nối của Tạ Duy Anh: “Phong cách truyện ngắn Tạ Duy Anh là tín hiệu của một dòng văn học mới, dòng văn học bước qua lời nguyền”. Tạ Duy Anh khởi đầu bằng truyện ngắn nhưng chính đặc trưng của một thể loại rộng mở như tiểu thuyết mới là nơi kết tinh tài năng sáng tạo của ông. Khi những giới hạn truyền thống đã làm cho thể loại tiểu thuyết có nguy cơ “đông cứng”, “nhẵn mặt” với độc giả và với cả chính nhà văn thì tham dự vào trò chơi thể loại có lẽ là cách thế khả dĩ để người viết kiến tạo khoái thú mới nơi người đọc và nơi chính mình, và thể loại nhờ đó mà trở nên giãn nở, vận động không ngừng. Bằng năng lượng sáng tạo và sự dấn thân thể nghiệm, Tạ Duy Anh mở đường cho nhiều form thể loại khác nhau xâm nhập vào tiểu thuyết.
2. Người đọc trước hết dễ nhận ra hơi hướng phóng sự trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh – một thế giới nghệ thuật với bao tăm tối, ngột ngạt, bao góc khuất nóng hổi tính thời sự cần phải được phơi mở. Có thể thấy, màu đen là phông nền, là gam màu chủ đạo trong tiểu thuyết của nhà văn “luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm bởi những vấn đề gai góc của xã hội hiện đại”. Trả lời phỏng vấn báo chí, Tạ Duy Anh nói: “Tôi là người thích đi mấp mé bên bờ vực của cái ác và cái thiện với hi vọng có thể soi rọi vào nó ở những phần khuất lấp ít người chạm tới”.
Lão Khổ hướng đến mổ xẻ một vết thương không thôi nhức nhối: vấn đề cải cách ruộng đất và những mối thâm thù truyền kiếp như thứ tội tổ tông vẫn làm lao đao bao thế hệ. Đi tìm nhân vật được viết dưới hình thức một cuộc truy tìm thủ phạm vụ giết chết thằng bé đánh giày của nhân vật “tôi”. Bằng lối kể tuyến tính, men theo hành trình nhập cuộc của nhân vật “tôi”, câu chuyện liên tục được bồi đắp, làm dày thêm bởi rất nhiều mảng bức tranh khác của cuộc sống. Đồng hành cùng “tôi”, người đọc được “lùng sục” vào thế giới của bóng đêm, từ cửa hiệu “Hơn cả sự gợi cảm”, “Bướm xanh” đến quán bar “Cảm giác thiên đường”, khách sạn “Cổng vòm”, từ những khu ổ chuột nhầy nhụa, rách nát đến những quán nước không tên, từ những tụ điểm tệ nạn đến cuộc sống nhếch nhác của những con người trên hè phố… Con mắt của nhà phóng sự cho ta cái nhìn về diện. Nhưng chính chất tiểu thuyết đã quy tụ phạm vi cuộc sống rộng lớn ấy về một điểm: “đi tìm nhân vật”. Đi tìm nhân vật là đi tìm một hình mẫu khả tín của con người hôm nay, hay là đi tìm bản ngã, đi tìm cái tôi vốn mang cảm giác hỗn loạn vì sự vong thân, vong bản của mình? Con mắt quan sát nhanh nhạy, sắc nhọn của phóng sự là một trợ thủ đắc lực để tiểu thuyết khái quát, tổng hợp, xây dựng nên tư tưởng của tác phẩm.
Ở Thiên thần sám hối, cái tôi chủ quan của tác giả được gửi gắm vào “phóng viên nhí” – bào thai đang trong bụng mẹ. Tác phẩm có điểm nhìn kì ảo, nhưng phải từ điểm nhìn đặc biệt ấy tác giả mới có thể đề cập một cách thuyết phục đến một vấn nạn của xã hội: phá thai bừa bãi và thái độ vô trách nhiệm trước cuộc sống của thế giới người lớn. Với chiếc camera được đặt khéo léo và kín đáo như vậy, chỉ trong thời gian vài ngày, bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu bi hài liên quan đến chuyên đề trên được lật xới lên, những chiếc bọc cuộc sống lâu nay được giấu kín, được bưng bít đã bị lộn trái ra. Thử thống kê những câu chuyện mà nhân vật bào thai nghe được trong 72 giờ đồng hồ “án binh mai phục” ấy:
– Chuyện một bà mẹ sinh ra rồi bỏ con tại bệnh viện.
– Chuyện cô gái liên tục bị sẩy thai do quả báo của người chồng.
– Chuyện gã thanh niên kêu ca coi đứa con sinh ra là một tội nợ.
– Chuyện tệ ăn đút, nhận hối lộ của những vị “từ mẫu” ở bệnh viện.
– Chuyện cái chết của cô sinh viên bị người yêu lừa bỏ đã giết chết đứa con trong bụng mình.
– Chuyện một bà mẹ đồng ý cho ngâm cồn bốn đứa con chưa thành người để lấy bốn triệu đồng.
– Chuyện cô Giang không sinh được con sau khi đã từ chối cho đứa con đầu lòng nhìn thấy cuộc đời.
– Chuyện đứa con giết cha vì mình sinh ra không phải bởi tình yêu, bị kết án tử hình.
…
Những cái tít đậm chất phóng sự được Tạ Duy Anh chọn đặt cho các chương phần của tiểu thuyết Giã biệt bóng tối: “Tường thuật trên một bản tin thời sự”, “Dư luận của dân làng Thổ Ô xung quanh những cái chết kì lạ”, “Tiếp lời của người tường thuật”… Chất giọng phóng sự thể hiện rõ trong cách dẫn dắt, tường thuật câu chuyện và trong cách kết thúc câu chuyện đầy tính đề xuất này: “Đây sẽ là một thách thức lớn đối với những nhà khoa học và nếu họ chậm ra tay hoặc bất lực thì có bao điều buộc phải xem xét lại từ đầu. Một kẻ theo thuyết duy tâm đang hí hửng mỉm cười. Không thể để cho họ đắc ý vì vậy đề nghị các cơ quan chức năng cần gấp rút vào cuộc và sớm đưa ra các kết luận khoa học để bà con làng Thổ Ô và dư luận bớt hoang mang. Vấn đề sẽ còn thu hút nhiều sự quan tâm và chúng tôi hi vọng tiếp tục thông tin đến quý vị những diễn biến mới nhất”.
Tiểu thuyết với sự xâm nhập của thể loại phóng sự đã mở ra một diện rộng những vấn đề thời sự bức bách cần gióng hồi chuông cảnh tỉnh. Đó là cách nhà văn đưa tác phẩm tiểu thuyết ra khỏi tháp ngà để nhật dụng hóa nó, làm cho nó tiệm cận gần nhất, nhanh nhất với cuộc sống ngổn ngang, bộn bề. Tuy nhiên, nếu tác giả không cao tay trong việc mượn yếu tố thời sự để kiến tạo tư tưởng và nghệ thuật tiểu thuyết thì tuổi thọ của tác phẩm cũng sẽ ngắn ngủi như những vấn đề thời sự mà thôi.
3. Tiểu thuyết Tạ Duy Anh cũng thực hiện một cuộc chơi khá thú vị với kịch. Yếu tố kịch hiện rõ qua nhiều phương diện khác nhau của tác phẩm. Đặc điểm đầu tiên có thể thấy ở tiểu thuyết Tạ Duy Anh là sự cô đúc về dung lượng và sức nổ của những vấn đề được đề cập trong tác phẩm. Đó là thế giới trong sự xung đột giữa ánh sáng và bóng tối, giữa người và quỷ, thế giới của “tội ác và trừng phạt”. Tiểu thuyết Thiên thần sám hối được bắt đầu bằng một tình thế oái oăm đầy kịch tính: đứa bé trong bụng một bà mẹ trẻ quẫy đạp, phá phách, làm tình làm tội nhưng nhất định không chịu ra đời vì hoài nghi về đời. Cô nén trong chưa đầy 100 trang sách, với không gian là một căn phòng chờ sinh trong bệnh viện phụ sản, thời gian là 72 giờ đồng hồ đầy bão tố của bà mẹ trẻ trước cơn vượt cạn, bao nhiêu pha diễn, bao nhiêu màn kịch liên tiếp được bày ra.
“Kịch bản viết ra là để diễn viên trình diễn trên sân khấu, cho nên không có nhân vật kể chuyện” (Phương Lựu). Tạ Duy Anh dường như tuân thủ tính chất này của kịch khi viết Giã biệt bóng tối. Tác giả công khai phân vai cho từng nhân vật y như trong các vở kịch thực thụ:
– Tôi: thằng bé đánh giày
– Tao: thần chết
– Tớ: nhân vật phụ thứ nhất, hậu duệ của làng Thổ Ô
…
Tác giả Giã biệt bóng tối như là tổng đạo diễn sân khấu để thường xuyên “giật dây” cho từng nhân vật, từng cảnh huống truyện. Mở đầu mỗi phần không phải là tên chương như theo mô hình tiểu thuyết thông thường mà thông tin đến lượt ai xuất hiện, lời của ai nói. Có thể mô hình hóa cuốn tiểu thuyết này như sau:
Nhân vật xưng tôi: thằng bé (tr.25)
Câu chuyện về thằng bé
Nhân vật xưng tao: kẻ ẩn mình trong bóng tối (tr.67)
Câu chuyện về nhân vật xưng “tao”
Những kẻ xấu số (tr.87)
Câu chuyện về những người xấu số
Lời người dẫn truyện bị chen ngang (tr.137)
Lời nhân vật “tôi” chen ngang câu chuyện
Nhân vật phụ thứ nhất: gã đào mỏ, xưng tớ cho thân tình và dễ phân biệt (tr.151)
Câu chuyện về nhân vật xưng “tớ”
Giữa năm hai ngàn, ngày đầu tháng, nhân vật phụ thứ nhất chuyển sang xưng tôi mà không giải thích lí do (tr.183)
Câu chuyện của nhân vật xưng “tôi”
Nhân vật phụ thứ hai: nhà thiết kế
Câu chuyện về nhân vật nhà thiết kế
Tố chất kịch vừa lộ rõ trên bề mặt kết cấu văn bản vừa thể hiện trong chiều sâu của tình huống, xung đột. Ở Giã biệt bóng tối, nhân vật được chia làm hai tuyến: một bên là thế lực của bóng tối, của thần chết và bên kia là những sinh linh bé nhỏ, ngơ ngác của trần gian. Thế giới của bóng đêm như bao trùm, quyền uy và sức mạnh của thần bóng đêm luôn thôi miên, quyến rũ, đe doạ, bức hại cái phần sống còn lại. Nhiều lần, “tôi, “tớ” đi bên bờ vực của sự “bán linh hồn cho quỷ dữ”, sức hút ghê gớm của bóng tối nhiều phen làm người đọc căng thẳng đến nghẹt thở. Bên cạnh đó, trong cấu trúc Giã biệt bóng tối còn có sự tham gia của những vở kịch – kịch trong tiểu thuyết. Nhiều lần nhân vật “tao” – thuộc về thế giới của thần chết, thế giới của quỷ dữ – nhắc đến kịch và dựng lên các vở kịch mà tự tay “tao” có thể phủ quyền uy của bóng đêm lên các vở kịch ấy (các trang 99, 144, 190…). Có thể nói Giã biệt bóng tối là tiểu thuyết hai lần kịch hóa.
4. Baranốp cho rằng, sự xâm nhập, ảnh hưởng giữa truyện ngắn và tiểu thuyết là một “mối quan hệ thông minh”, nhờ mối quan hệ ấy, tiểu thuyết học được nhiều điều hay từ “tấm gương của thể loại nhỏ”. Trong trò chơi thể loại, Tạ Duy Anh đã khai thác gần như triệt để lợi thế của truyện ngắn để phục vụ cho tiểu thuyết của mình. Đi tìm nhân vật sử dụng nhuần nhuyễn cả phương thức lồng truyện lẫn phương thức lắp ghép. Đồng hành cùng hành trình “đi tìm nhân vật”, ta bắt gặp nhiều truyện, nhiều nhân vật. Tác phẩm có 15 chương và phần phụ lục thì gần như mỗi chương là một truyện ngắn có nội dung và nhân vật chính rất rõ ràng và khá độc lập: chương 1 là nhân vật cô gái với nội dung thiên thần bị bóp chết; chương 2: anh thợ săn và bản án tử hình của anh thợ săn; chương 3: mụ chủ quán bar và quyền lực của mụ chủ quán bar… Bên cạnh những truyện được sắp xếp liên tiếp nhau theo tuyến tính ta còn thấy những “truyện ngắn trong truyện ngắn”. Chẳng hạn chương 6 là truyện ngắn Tự thú của tiến sĩ N do nhân vật “tôi” giới thiệu với bạn đọc. Chương 7 là motif rất đặc trưng: nhân vật nhà văn viết truyện ngắn trong tiểu thuyết – ông Bân viết tác phẩm có nhan đề y như nhan đề của tiểu thuyết – “Đi tìm nhân vật”. Chương 8, độc đáo hơn, chúng ta gặp lại truyện ngắn Những chiếc gáy từng in trong tuyển tập truyện ngắn Bố cục hoàn hảo của Tạ Duy Anh. Có thể Tạ Duy Anh đã tách truyện – tách chương 8 của tiểu thuyết Đi tìm nhân vật thành truyện ngắn Những chiếc gáy, hoặc lồng truyện – lồng truyện ngắn Những chiếc gáy vào chương 8 của tiểu thuyết Đi tìm nhân vật (điều này không thể khẳng định một cách đơn giản bằng việc dựa vào thời gian xuất bản). Tách hay lồng có lẽ không quan trọng, vì cả hai cách đó đều có khả năng mang đến sự giao lưu, cộng hưởng thể loại thú vị.
Đặc biệt, Tạ Duy Anh như đang tung hứng trong trò chơi thể loại khi phân tách và nối kết giữa phần chính và phần phụ lục của tác phẩm. Ở chương V tiểu thuyết Đi tìm nhân vật, nhân vật “tôi” đề cập đến việc viết một bài tham luận hội thảo khoa học có tên là “Đọc lại bốn truyện cổ tích được đem ra dạy trẻ con” nhằm luận về chủ đề “Sự uyển chuyển trong tính cách người Việt”. Đó là các truyện dân gian đã ăn sâu vào tâm thức người Việt: Rùa chạy thi với thỏ, Trí khôn của ta đây, Tấm Cám, Mỵ Châu – Trọng Thủy. Tất cả những kĩ thuật được trình diễn ở phần phụ lục này phục vụ cho tinh thần đối thoại, phản biện với dân gian của cuốn tiểu thuyết.
5. Mỗi thể loại có một tính năng riêng, trường quan sát, góc nhìn riêng. Khi thể loại trưởng thành và đạt đến độ chín nào đó sẽ dẫn đến việc tiếp nhận, du nhập, thẩm thấu các tố chất của các thể loại khác để tự làm mới mình. Không khí đổi mới, “cởi trói” văn chương những năm 80 của thế kỉ trước cùng với phẩm chất năng động, cởi mở của thể loại tiểu thuyết đã giúp Tạ Duy Anh dũng cảm “bước qua lời nguyền” để tự khai mở những nẻo đường sáng tạo.
T.V.T
———
1. Tạ Duy Anh (1990), Bước qua lời nguyền, Nxb Văn học, Hà Nội.
2. Tạ Duy Anh (2004), Bố cục hoàn hảo, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
3. Tạ Duy Anh (2006), Thiên thần sám hối, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
4. Tạ Duy Anh (2008), Trò đùa của số phận, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai.
5. Tạ Duy Anh (2008), Giã biệt bóng tối, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
1. Tạ Duy Anh đến với văn chương khi mà bậc đàn anh Nguyễn Minh Châu đã hoàn tất sứ mệnh “mở đường tinh anh và tài năng” của mình. Ngay từ cột mốc đầu tiên, Hoàng Ngọc Hiến đã ghi nhận xứng đáng vị trí tiếp nối của Tạ Duy Anh: “Phong cách truyện ngắn Tạ Duy Anh là tín hiệu của một dòng văn học mới, dòng văn học bước qua lời nguyền”. Tạ Duy Anh khởi đầu bằng truyện ngắn nhưng chính đặc trưng của một thể loại rộng mở như tiểu thuyết mới là nơi kết tinh tài năng sáng tạo của ông. Khi những giới hạn truyền thống đã làm cho thể loại tiểu thuyết có nguy cơ “đông cứng”, “nhẵn mặt” với độc giả và với cả chính nhà văn thì tham dự vào trò chơi thể loại có lẽ là cách thế khả dĩ để người viết kiến tạo khoái thú mới nơi người đọc và nơi chính mình, và thể loại nhờ đó mà trở nên giãn nở, vận động không ngừng. Bằng năng lượng sáng tạo và sự dấn thân thể nghiệm, Tạ Duy Anh mở đường cho nhiều form thể loại khác nhau xâm nhập vào tiểu thuyết.2. Người đọc trước hết dễ nhận ra hơi hướng phóng sự trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh – một thế giới nghệ thuật với bao tăm tối, ngột ngạt, bao góc khuất nóng hổi tính thời sự cần phải được phơi mở. Có thể thấy, màu đen là phông nền, là gam màu chủ đạo trong tiểu thuyết của nhà văn “luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm bởi những vấn đề gai góc của xã hội hiện đại”. Trả lời phỏng vấn báo chí, Tạ Duy Anh nói: “Tôi là người thích đi mấp mé bên bờ vực của cái ác và cái thiện với hi vọng có thể soi rọi vào nó ở những phần khuất lấp ít người chạm tới”.Lão Khổ hướng đến mổ xẻ một vết thương không thôi nhức nhối: vấn đề cải cách ruộng đất và những mối thâm thù truyền kiếp như thứ tội tổ tông vẫn làm lao đao bao thế hệ. Đi tìm nhân vật được viết dưới hình thức một cuộc truy tìm thủ phạm vụ giết chết thằng bé đánh giày của nhân vật “tôi”. Bằng lối kể tuyến tính, men theo hành trình nhập cuộc của nhân vật “tôi”, câu chuyện liên tục được bồi đắp, làm dày thêm bởi rất nhiều mảng bức tranh khác của cuộc sống. Đồng hành cùng “tôi”, người đọc được “lùng sục” vào thế giới của bóng đêm, từ cửa hiệu “Hơn cả sự gợi cảm”, “Bướm xanh” đến quán bar “Cảm giác thiên đường”, khách sạn “Cổng vòm”, từ những khu ổ chuột nhầy nhụa, rách nát đến những quán nước không tên, từ những tụ điểm tệ nạn đến cuộc sống nhếch nhác của những con người trên hè phố… Con mắt của nhà phóng sự cho ta cái nhìn về diện. Nhưng chính chất tiểu thuyết đã quy tụ phạm vi cuộc sống rộng lớn ấy về một điểm: “đi tìm nhân vật”. Đi tìm nhân vật là đi tìm một hình mẫu khả tín của con người hôm nay, hay là đi tìm bản ngã, đi tìm cái tôi vốn mang cảm giác hỗn loạn vì sự vong thân, vong bản của mình? Con mắt quan sát nhanh nhạy, sắc nhọn của phóng sự là một trợ thủ đắc lực để tiểu thuyết khái quát, tổng hợp, xây dựng nên tư tưởng của tác phẩm.Ở Thiên thần sám hối, cái tôi chủ quan của tác giả được gửi gắm vào “phóng viên nhí” – bào thai đang trong bụng mẹ. Tác phẩm có điểm nhìn kì ảo, nhưng phải từ điểm nhìn đặc biệt ấy tác giả mới có thể đề cập một cách thuyết phục đến một vấn nạn của xã hội: phá thai bừa bãi và thái độ vô trách nhiệm trước cuộc sống của thế giới người lớn. Với chiếc camera được đặt khéo léo và kín đáo như vậy, chỉ trong thời gian vài ngày, bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu bi hài liên quan đến chuyên đề trên được lật xới lên, những chiếc bọc cuộc sống lâu nay được giấu kín, được bưng bít đã bị lộn trái ra. Thử thống kê những câu chuyện mà nhân vật bào thai nghe được trong 72 giờ đồng hồ “án binh mai phục” ấy:- Chuyện một bà mẹ sinh ra rồi bỏ con tại bệnh viện.- Chuyện cô gái liên tục bị sẩy thai do quả báo của người chồng.- Chuyện gã thanh niên kêu ca coi đứa con sinh ra là một tội nợ.- Chuyện tệ ăn đút, nhận hối lộ của những vị “từ mẫu” ở bệnh viện.- Chuyện cái chết của cô sinh viên bị người yêu lừa bỏ đã giết chết đứa con trong bụng mình.- Chuyện một bà mẹ đồng ý cho ngâm cồn bốn đứa con chưa thành người để lấy bốn triệu đồng.- Chuyện cô Giang không sinh được con sau khi đã từ chối cho đứa con đầu lòng nhìn thấy cuộc đời.- Chuyện đứa con giết cha vì mình sinh ra không phải bởi tình yêu, bị kết án tử hình.Những cái tít đậm chất phóng sự được Tạ Duy Anh chọn đặt cho các chương phần của tiểu thuyết Giã biệt bóng tối: “Tường thuật trên một bản tin thời sự”, “Dư luận của dân làng Thổ Ô xung quanh những cái chết kì lạ”, “Tiếp lời của người tường thuật”… Chất giọng phóng sự thể hiện rõ trong cách dẫn dắt, tường thuật câu chuyện và trong cách kết thúc câu chuyện đầy tính đề xuất này: “Đây sẽ là một thách thức lớn đối với những nhà khoa học và nếu họ chậm ra tay hoặc bất lực thì có bao điều buộc phải xem xét lại từ đầu. Một kẻ theo thuyết duy tâm đang hí hửng mỉm cười. Không thể để cho họ đắc ý vì vậy đề nghị các cơ quan chức năng cần gấp rút vào cuộc và sớm đưa ra các kết luận khoa học để bà con làng Thổ Ô và dư luận bớt hoang mang. Vấn đề sẽ còn thu hút nhiều sự quan tâm và chúng tôi hi vọng tiếp tục thông tin đến quý vị những diễn biến mới nhất”.Tiểu thuyết với sự xâm nhập của thể loại phóng sự đã mở ra một diện rộng những vấn đề thời sự bức bách cần gióng hồi chuông cảnh tỉnh. Đó là cách nhà văn đưa tác phẩm tiểu thuyết ra khỏi tháp ngà để nhật dụng hóa nó, làm cho nó tiệm cận gần nhất, nhanh nhất với cuộc sống ngổn ngang, bộn bề. Tuy nhiên, nếu tác giả không cao tay trong việc mượn yếu tố thời sự để kiến tạo tư tưởng và nghệ thuật tiểu thuyết thì tuổi thọ của tác phẩm cũng sẽ ngắn ngủi như những vấn đề thời sự mà thôi.3. Tiểu thuyết Tạ Duy Anh cũng thực hiện một cuộc chơi khá thú vị với kịch. Yếu tố kịch hiện rõ qua nhiều phương diện khác nhau của tác phẩm. Đặc điểm đầu tiên có thể thấy ở tiểu thuyết Tạ Duy Anh là sự cô đúc về dung lượng và sức nổ của những vấn đề được đề cập trong tác phẩm. Đó là thế giới trong sự xung đột giữa ánh sáng và bóng tối, giữa người và quỷ, thế giới của “tội ác và trừng phạt”. Tiểu thuyết Thiên thần sám hối được bắt đầu bằng một tình thế oái oăm đầy kịch tính: đứa bé trong bụng một bà mẹ trẻ quẫy đạp, phá phách, làm tình làm tội nhưng nhất định không chịu ra đời vì hoài nghi về đời. Cô nén trong chưa đầy 100 trang sách, với không gian là một căn phòng chờ sinh trong bệnh viện phụ sản, thời gian là 72 giờ đồng hồ đầy bão tố của bà mẹ trẻ trước cơn vượt cạn, bao nhiêu pha diễn, bao nhiêu màn kịch liên tiếp được bày ra.“Kịch bản viết ra là để diễn viên trình diễn trên sân khấu, cho nên không có nhân vật kể chuyện” (Phương Lựu). Tạ Duy Anh dường như tuân thủ tính chất này của kịch khi viết Giã biệt bóng tối. Tác giả công khai phân vai cho từng nhân vật y như trong các vở kịch thực thụ:- Tôi: thằng bé đánh giày- Tao: thần chết- Tớ: nhân vật phụ thứ nhất, hậu duệ của làng Thổ ÔTác giả Giã biệt bóng tối như là tổng đạo diễn sân khấu để thường xuyên “giật dây” cho từng nhân vật, từng cảnh huống truyện. Mở đầu mỗi phần không phải là tên chương như theo mô hình tiểu thuyết thông thường mà thông tin đến lượt ai xuất hiện, lời của ai nói. Có thể mô hình hóa cuốn tiểu thuyết này như sau:Nhân vật xưng tôi: thằng bé (tr.25)Câu chuyện về thằng béNhân vật xưng tao: kẻ ẩn mình trong bóng tối (tr.67)Câu chuyện về nhân vật xưng “tao”Những kẻ xấu số (tr.87)Câu chuyện về những người xấu sốLời người dẫn truyện bị chen ngang (tr.137)Lời nhân vật “tôi” chen ngang câu chuyệnNhân vật phụ thứ nhất: gã đào mỏ, xưng tớ cho thân tình và dễ phân biệt (tr.151)Câu chuyện về nhân vật xưng “tớ”Giữa năm hai ngàn, ngày đầu tháng, nhân vật phụ thứ nhất chuyển sang xưng tôi mà không giải thích lí do (tr.183)Câu chuyện của nhân vật xưng “tôi”Nhân vật phụ thứ hai: nhà thiết kếCâu chuyện về nhân vật nhà thiết kếTố chất kịch vừa lộ rõ trên bề mặt kết cấu văn bản vừa thể hiện trong chiều sâu của tình huống, xung đột. Ở Giã biệt bóng tối, nhân vật được chia làm hai tuyến: một bên là thế lực của bóng tối, của thần chết và bên kia là những sinh linh bé nhỏ, ngơ ngác của trần gian. Thế giới của bóng đêm như bao trùm, quyền uy và sức mạnh của thần bóng đêm luôn thôi miên, quyến rũ, đe doạ, bức hại cái phần sống còn lại. Nhiều lần, “tôi, “tớ” đi bên bờ vực của sự “bán linh hồn cho quỷ dữ”, sức hút ghê gớm của bóng tối nhiều phen làm người đọc căng thẳng đến nghẹt thở. Bên cạnh đó, trong cấu trúc Giã biệt bóng tối còn có sự tham gia của những vở kịch – kịch trong tiểu thuyết. Nhiều lần nhân vật “tao” – thuộc về thế giới của thần chết, thế giới của quỷ dữ – nhắc đến kịch và dựng lên các vở kịch mà tự tay “tao” có thể phủ quyền uy của bóng đêm lên các vở kịch ấy (các trang 99, 144, 190…). Có thể nói Giã biệt bóng tối là tiểu thuyết hai lần kịch hóa.4. Baranốp cho rằng, sự xâm nhập, ảnh hưởng giữa truyện ngắn và tiểu thuyết là một “mối quan hệ thông minh”, nhờ mối quan hệ ấy, tiểu thuyết học được nhiều điều hay từ “tấm gương của thể loại nhỏ”. Trong trò chơi thể loại, Tạ Duy Anh đã khai thác gần như triệt để lợi thế của truyện ngắn để phục vụ cho tiểu thuyết của mình. Đi tìm nhân vật sử dụng nhuần nhuyễn cả phương thức lồng truyện lẫn phương thức lắp ghép. Đồng hành cùng hành trình “đi tìm nhân vật”, ta bắt gặp nhiều truyện, nhiều nhân vật. Tác phẩm có 15 chương và phần phụ lục thì gần như mỗi chương là một truyện ngắn có nội dung và nhân vật chính rất rõ ràng và khá độc lập: chương 1 là nhân vật cô gái với nội dung thiên thần bị bóp chết; chương 2: anh thợ săn và bản án tử hình của anh thợ săn; chương 3: mụ chủ quán bar và quyền lực của mụ chủ quán bar… Bên cạnh những truyện được sắp xếp liên tiếp nhau theo tuyến tính ta còn thấy những “truyện ngắn trong truyện ngắn”. Chẳng hạn chương 6 là truyện ngắn Tự thú của tiến sĩ N do nhân vật “tôi” giới thiệu với bạn đọc. Chương 7 là motif rất đặc trưng: nhân vật nhà văn viết truyện ngắn trong tiểu thuyết – ông Bân viết tác phẩm có nhan đề y như nhan đề của tiểu thuyết – “Đi tìm nhân vật”. Chương 8, độc đáo hơn, chúng ta gặp lại truyện ngắn Những chiếc gáy từng in trong tuyển tập truyện ngắn Bố cục hoàn hảo của Tạ Duy Anh. Có thể Tạ Duy Anh đã tách truyện – tách chương 8 của tiểu thuyết Đi tìm nhân vật thành truyện ngắn Những chiếc gáy, hoặc lồng truyện – lồng truyện ngắn Những chiếc gáy vào chương 8 của tiểu thuyết Đi tìm nhân vật (điều này không thể khẳng định một cách đơn giản bằng việc dựa vào thời gian xuất bản). Tách hay lồng có lẽ không quan trọng, vì cả hai cách đó đều có khả năng mang đến sự giao lưu, cộng hưởng thể loại thú vị.Đặc biệt, Tạ Duy Anh như đang tung hứng trong trò chơi thể loại khi phân tách và nối kết giữa phần chính và phần phụ lục của tác phẩm. Ở chương V tiểu thuyết Đi tìm nhân vật, nhân vật “tôi” đề cập đến việc viết một bài tham luận hội thảo khoa học có tên là “Đọc lại bốn truyện cổ tích được đem ra dạy trẻ con” nhằm luận về chủ đề “Sự uyển chuyển trong tính cách người Việt”. Đó là các truyện dân gian đã ăn sâu vào tâm thức người Việt: Rùa chạy thi với thỏ, Trí khôn của ta đây, Tấm Cám, Mỵ Châu – Trọng Thủy. Tất cả những kĩ thuật được trình diễn ở phần phụ lục này phục vụ cho tinh thần đối thoại, phản biện với dân gian của cuốn tiểu thuyết.5. Mỗi thể loại có một tính năng riêng, trường quan sát, góc nhìn riêng. Khi thể loại trưởng thành và đạt đến độ chín nào đó sẽ dẫn đến việc tiếp nhận, du nhập, thẩm thấu các tố chất của các thể loại khác để tự làm mới mình. Không khí đổi mới, “cởi trói” văn chương những năm 80 của thế kỉ trước cùng với phẩm chất năng động, cởi mở của thể loại tiểu thuyết đã giúp Tạ Duy Anh dũng cảm “bước qua lời nguyền” để tự khai mở những nẻo đường sáng tạo.T.V.T———1. Tạ Duy Anh (1990), Bước qua lời nguyền, Nxb Văn học, Hà Nội.2. Tạ Duy Anh (2004), Bố cục hoàn hảo, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.3. Tạ Duy Anh (2006), Thiên thần sám hối, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.4. Tạ Duy Anh (2008), Trò đùa của số phận, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai.5. Tạ Duy Anh (2008), Giã biệt bóng tối, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội..TRẦN VIẾT THIỆN1. Tạ Duy Anh đến với văn chương khi mà bậc đàn anh Nguyễn Minh Châu đã hoàn tất sứ mệnh “mở đường tinh anh và tài năng” của mình. Ngay từ cột mốc đầu tiên, Hoàng Ngọc Hiến đã ghi nhận xứng đáng vị trí tiếp nối của Tạ Duy Anh: “Phong cách truyện ngắn Tạ Duy Anh là tín hiệu của một dòng văn học mới, dòng văn học bước qua lời nguyền”. Tạ Duy Anh khởi đầu bằng truyện ngắn nhưng chính đặc trưng của một thể loại rộng mở như tiểu thuyết mới là nơi kết tinh tài năng sáng tạo của ông. Khi những giới hạn truyền thống đã làm cho thể loại tiểu thuyết có nguy cơ “đông cứng”, “nhẵn mặt” với độc giả và với cả chính nhà văn thì tham dự vào trò chơi thể loại có lẽ là cách thế khả dĩ để người viết kiến tạo khoái thú mới nơi người đọc và nơi chính mình, và thể loại nhờ đó mà trở nên giãn nở, vận động không ngừng. Bằng năng lượng sáng tạo và sự dấn thân thể nghiệm, Tạ Duy Anh mở đường cho nhiều form thể loại khác nhau xâm nhập vào tiểu thuyết.2. Người đọc trước hết dễ nhận ra hơi hướng phóng sự trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh – một thế giới nghệ thuật với bao tăm tối, ngột ngạt, bao góc khuất nóng hổi tính thời sự cần phải được phơi mở. Có thể thấy, màu đen là phông nền, là gam màu chủ đạo trong tiểu thuyết của nhà văn “luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm bởi những vấn đề gai góc của xã hội hiện đại”. Trả lời phỏng vấn báo chí, Tạ Duy Anh nói: “Tôi là người thích đi mấp mé bên bờ vực của cái ác và cái thiện với hi vọng có thể soi rọi vào nó ở những phần khuất lấp ít người chạm tới”.Lão Khổ hướng đến mổ xẻ một vết thương không thôi nhức nhối: vấn đề cải cách ruộng đất và những mối thâm thù truyền kiếp như thứ tội tổ tông vẫn làm lao đao bao thế hệ. Đi tìm nhân vật được viết dưới hình thức một cuộc truy tìm thủ phạm vụ giết chết thằng bé đánh giày của nhân vật “tôi”. Bằng lối kể tuyến tính, men theo hành trình nhập cuộc của nhân vật “tôi”, câu chuyện liên tục được bồi đắp, làm dày thêm bởi rất nhiều mảng bức tranh khác của cuộc sống. Đồng hành cùng “tôi”, người đọc được “lùng sục” vào thế giới của bóng đêm, từ cửa hiệu “Hơn cả sự gợi cảm”, “Bướm xanh” đến quán bar “Cảm giác thiên đường”, khách sạn “Cổng vòm”, từ những khu ổ chuột nhầy nhụa, rách nát đến những quán nước không tên, từ những tụ điểm tệ nạn đến cuộc sống nhếch nhác của những con người trên hè phố… Con mắt của nhà phóng sự cho ta cái nhìn về diện. Nhưng chính chất tiểu thuyết đã quy tụ phạm vi cuộc sống rộng lớn ấy về một điểm: “đi tìm nhân vật”. Đi tìm nhân vật là đi tìm một hình mẫu khả tín của con người hôm nay, hay là đi tìm bản ngã, đi tìm cái tôi vốn mang cảm giác hỗn loạn vì sự vong thân, vong bản của mình? Con mắt quan sát nhanh nhạy, sắc nhọn của phóng sự là một trợ thủ đắc lực để tiểu thuyết khái quát, tổng hợp, xây dựng nên tư tưởng của tác phẩm.Ở Thiên thần sám hối, cái tôi chủ quan của tác giả được gửi gắm vào “phóng viên nhí” – bào thai đang trong bụng mẹ. Tác phẩm có điểm nhìn kì ảo, nhưng phải từ điểm nhìn đặc biệt ấy tác giả mới có thể đề cập một cách thuyết phục đến một vấn nạn của xã hội: phá thai bừa bãi và thái độ vô trách nhiệm trước cuộc sống của thế giới người lớn. Với chiếc camera được đặt khéo léo và kín đáo như vậy, chỉ trong thời gian vài ngày, bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu bi hài liên quan đến chuyên đề trên được lật xới lên, những chiếc bọc cuộc sống lâu nay được giấu kín, được bưng bít đã bị lộn trái ra. Thử thống kê những câu chuyện mà nhân vật bào thai nghe được trong 72 giờ đồng hồ “án binh mai phục” ấy:- Chuyện một bà mẹ sinh ra rồi bỏ con tại bệnh viện.- Chuyện cô gái liên tục bị sẩy thai do quả báo của người chồng.- Chuyện gã thanh niên kêu ca coi đứa con sinh ra là một tội nợ.- Chuyện tệ ăn đút, nhận hối lộ của những vị “từ mẫu” ở bệnh viện.- Chuyện cái chết của cô sinh viên bị người yêu lừa bỏ đã giết chết đứa con trong bụng mình.- Chuyện một bà mẹ đồng ý cho ngâm cồn bốn đứa con chưa thành người để lấy bốn triệu đồng.- Chuyện cô Giang không sinh được con sau khi đã từ chối cho đứa con đầu lòng nhìn thấy cuộc đời.- Chuyện đứa con giết cha vì mình sinh ra không phải bởi tình yêu, bị kết án tử hình.Những cái tít đậm chất phóng sự được Tạ Duy Anh chọn đặt cho các chương phần của tiểu thuyết Giã biệt bóng tối: “Tường thuật trên một bản tin thời sự”, “Dư luận của dân làng Thổ Ô xung quanh những cái chết kì lạ”, “Tiếp lời của người tường thuật”… Chất giọng phóng sự thể hiện rõ trong cách dẫn dắt, tường thuật câu chuyện và trong cách kết thúc câu chuyện đầy tính đề xuất này: “Đây sẽ là một thách thức lớn đối với những nhà khoa học và nếu họ chậm ra tay hoặc bất lực thì có bao điều buộc phải xem xét lại từ đầu. Một kẻ theo thuyết duy tâm đang hí hửng mỉm cười. Không thể để cho họ đắc ý vì vậy đề nghị các cơ quan chức năng cần gấp rút vào cuộc và sớm đưa ra các kết luận khoa học để bà con làng Thổ Ô và dư luận bớt hoang mang. Vấn đề sẽ còn thu hút nhiều sự quan tâm và chúng tôi hi vọng tiếp tục thông tin đến quý vị những diễn biến mới nhất”.Tiểu thuyết với sự xâm nhập của thể loại phóng sự đã mở ra một diện rộng những vấn đề thời sự bức bách cần gióng hồi chuông cảnh tỉnh. Đó là cách nhà văn đưa tác phẩm tiểu thuyết ra khỏi tháp ngà để nhật dụng hóa nó, làm cho nó tiệm cận gần nhất, nhanh nhất với cuộc sống ngổn ngang, bộn bề. Tuy nhiên, nếu tác giả không cao tay trong việc mượn yếu tố thời sự để kiến tạo tư tưởng và nghệ thuật tiểu thuyết thì tuổi thọ của tác phẩm cũng sẽ ngắn ngủi như những vấn đề thời sự mà thôi.3. Tiểu thuyết Tạ Duy Anh cũng thực hiện một cuộc chơi khá thú vị với kịch. Yếu tố kịch hiện rõ qua nhiều phương diện khác nhau của tác phẩm. Đặc điểm đầu tiên có thể thấy ở tiểu thuyết Tạ Duy Anh là sự cô đúc về dung lượng và sức nổ của những vấn đề được đề cập trong tác phẩm. Đó là thế giới trong sự xung đột giữa ánh sáng và bóng tối, giữa người và quỷ, thế giới của “tội ác và trừng phạt”. Tiểu thuyết Thiên thần sám hối được bắt đầu bằng một tình thế oái oăm đầy kịch tính: đứa bé trong bụng một bà mẹ trẻ quẫy đạp, phá phách, làm tình làm tội nhưng nhất định không chịu ra đời vì hoài nghi về đời. Cô nén trong chưa đầy 100 trang sách, với không gian là một căn phòng chờ sinh trong bệnh viện phụ sản, thời gian là 72 giờ đồng hồ đầy bão tố của bà mẹ trẻ trước cơn vượt cạn, bao nhiêu pha diễn, bao nhiêu màn kịch liên tiếp được bày ra.“Kịch bản viết ra là để diễn viên trình diễn trên sân khấu, cho nên không có nhân vật kể chuyện” (Phương Lựu). Tạ Duy Anh dường như tuân thủ tính chất này của kịch khi viết Giã biệt bóng tối. Tác giả công khai phân vai cho từng nhân vật y như trong các vở kịch thực thụ:- Tôi: thằng bé đánh giày- Tao: thần chết- Tớ: nhân vật phụ thứ nhất, hậu duệ của làng Thổ ÔTác giả Giã biệt bóng tối như là tổng đạo diễn sân khấu để thường xuyên “giật dây” cho từng nhân vật, từng cảnh huống truyện. Mở đầu mỗi phần không phải là tên chương như theo mô hình tiểu thuyết thông thường mà thông tin đến lượt ai xuất hiện, lời của ai nói. Có thể mô hình hóa cuốn tiểu thuyết này như sau:Nhân vật xưng tôi: thằng bé (tr.25)Câu chuyện về thằng béNhân vật xưng tao: kẻ ẩn mình trong bóng tối (tr.67)Câu chuyện về nhân vật xưng “tao”Những kẻ xấu số (tr.87)Câu chuyện về những người xấu sốLời người dẫn truyện bị chen ngang (tr.137)Lời nhân vật “tôi” chen ngang câu chuyệnNhân vật phụ thứ nhất: gã đào mỏ, xưng tớ cho thân tình và dễ phân biệt (tr.151)Câu chuyện về nhân vật xưng “tớ”Giữa năm hai ngàn, ngày đầu tháng, nhân vật phụ thứ nhất chuyển sang xưng tôi mà không giải thích lí do (tr.183)Câu chuyện của nhân vật xưng “tôi”Nhân vật phụ thứ hai: nhà thiết kếCâu chuyện về nhân vật nhà thiết kếTố chất kịch vừa lộ rõ trên bề mặt kết cấu văn bản vừa thể hiện trong chiều sâu của tình huống, xung đột. Ở Giã biệt bóng tối, nhân vật được chia làm hai tuyến: một bên là thế lực của bóng tối, của thần chết và bên kia là những sinh linh bé nhỏ, ngơ ngác của trần gian. Thế giới của bóng đêm như bao trùm, quyền uy và sức mạnh của thần bóng đêm luôn thôi miên, quyến rũ, đe doạ, bức hại cái phần sống còn lại. Nhiều lần, “tôi, “tớ” đi bên bờ vực của sự “bán linh hồn cho quỷ dữ”, sức hút ghê gớm của bóng tối nhiều phen làm người đọc căng thẳng đến nghẹt thở. Bên cạnh đó, trong cấu trúc Giã biệt bóng tối còn có sự tham gia của những vở kịch – kịch trong tiểu thuyết. Nhiều lần nhân vật “tao” – thuộc về thế giới của thần chết, thế giới của quỷ dữ – nhắc đến kịch và dựng lên các vở kịch mà tự tay “tao” có thể phủ quyền uy của bóng đêm lên các vở kịch ấy (các trang 99, 144, 190…). Có thể nói Giã biệt bóng tối là tiểu thuyết hai lần kịch hóa.4. Baranốp cho rằng, sự xâm nhập, ảnh hưởng giữa truyện ngắn và tiểu thuyết là một “mối quan hệ thông minh”, nhờ mối quan hệ ấy, tiểu thuyết học được nhiều điều hay từ “tấm gương của thể loại nhỏ”. Trong trò chơi thể loại, Tạ Duy Anh đã khai thác gần như triệt để lợi thế của truyện ngắn để phục vụ cho tiểu thuyết của mình. Đi tìm nhân vật sử dụng nhuần nhuyễn cả phương thức lồng truyện lẫn phương thức lắp ghép. Đồng hành cùng hành trình “đi tìm nhân vật”, ta bắt gặp nhiều truyện, nhiều nhân vật. Tác phẩm có 15 chương và phần phụ lục thì gần như mỗi chương là một truyện ngắn có nội dung và nhân vật chính rất rõ ràng và khá độc lập: chương 1 là nhân vật cô gái với nội dung thiên thần bị bóp chết; chương 2: anh thợ săn và bản án tử hình của anh thợ săn; chương 3: mụ chủ quán bar và quyền lực của mụ chủ quán bar… Bên cạnh những truyện được sắp xếp liên tiếp nhau theo tuyến tính ta còn thấy những “truyện ngắn trong truyện ngắn”. Chẳng hạn chương 6 là truyện ngắn Tự thú của tiến sĩ N do nhân vật “tôi” giới thiệu với bạn đọc. Chương 7 là motif rất đặc trưng: nhân vật nhà văn viết truyện ngắn trong tiểu thuyết – ông Bân viết tác phẩm có nhan đề y như nhan đề của tiểu thuyết – “Đi tìm nhân vật”. Chương 8, độc đáo hơn, chúng ta gặp lại truyện ngắn Những chiếc gáy từng in trong tuyển tập truyện ngắn Bố cục hoàn hảo của Tạ Duy Anh. Có thể Tạ Duy Anh đã tách truyện – tách chương 8 của tiểu thuyết Đi tìm nhân vật thành truyện ngắn Những chiếc gáy, hoặc lồng truyện – lồng truyện ngắn Những chiếc gáy vào chương 8 của tiểu thuyết Đi tìm nhân vật (điều này không thể khẳng định một cách đơn giản bằng việc dựa vào thời gian xuất bản). Tách hay lồng có lẽ không quan trọng, vì cả hai cách đó đều có khả năng mang đến sự giao lưu, cộng hưởng thể loại thú vị.Đặc biệt, Tạ Duy Anh như đang tung hứng trong trò chơi thể loại khi phân tách và nối kết giữa phần chính và phần phụ lục của tác phẩm. Ở chương V tiểu thuyết Đi tìm nhân vật, nhân vật “tôi” đề cập đến việc viết một bài tham luận hội thảo khoa học có tên là “Đọc lại bốn truyện cổ tích được đem ra dạy trẻ con” nhằm luận về chủ đề “Sự uyển chuyển trong tính cách người Việt”. Đó là các truyện dân gian đã ăn sâu vào tâm thức người Việt: Rùa chạy thi với thỏ, Trí khôn của ta đây, Tấm Cám, Mỵ Châu – Trọng Thủy. Tất cả những kĩ thuật được trình diễn ở phần phụ lục này phục vụ cho tinh thần đối thoại, phản biện với dân gian của cuốn tiểu thuyết.5. Mỗi thể loại có một tính năng riêng, trường quan sát, góc nhìn riêng. Khi thể loại trưởng thành và đạt đến độ chín nào đó sẽ dẫn đến việc tiếp nhận, du nhập, thẩm thấu các tố chất của các thể loại khác để tự làm mới mình. Không khí đổi mới, “cởi trói” văn chương những năm 80 của thế kỉ trước cùng với phẩm chất năng động, cởi mở của thể loại tiểu thuyết đã giúp Tạ Duy Anh dũng cảm “bước qua lời nguyền” để tự khai mở những nẻo đường sáng tạo.———1. Tạ Duy Anh (1990), Bước qua lời nguyền, Nxb Văn học, Hà Nội.2. Tạ Duy Anh (2004), Bố cục hoàn hảo, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.3. Tạ Duy Anh (2006), Thiên thần sám hối, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.4. Tạ Duy Anh (2008), Trò đùa của số phận, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai.5. Tạ Duy Anh (2008), Giã biệt bóng tối, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.