Tham chiếu triết lý tự do của Trang Tử
Trang Tử câu trên sông Bộc. Vua Sở phái hai vị đại phu lại báo trước “ sẽ xin đem việc nước làm phiền ông”. Trang Tử vẫn cầm cần câu, không ngoảnh lại, mà đáp: “ Tôi nghe nước Sở có một con rùa thần chết đã ba ngàn năm, nhà vua gói nó vào chiếc khăn, cất trong cái hộp ở trên miếu đường. Con rùa ấy chịu chết mà lưu lại bộ xương cho người ta thờ hay thích sống mà lết cái đuôi trong bùn?”. Hai vị đại phu đáp: “ Thà sống mà lết cái đuôi trong bùn còn hơn ”. Trang Tử bảo: “ Vậy hai ông về đi ! Tôi cũng thích lết cái đuôi trong bùn đấy”. Trang Tử từ chối làm quan, sống một đời sống thảnh thơi, tự tại. Lối sống này của Trang Tử phán ánh triết lý tự do ư nền tảng học thuyết của ông.
1. Triết lý ‘’tự do’’
Trang Tử quan niệm con người sinh ra vốn được tự do. Thiên đầu tiên trong sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử tên là “Tiêu dao du” có thể coi là một thiên luận về tự do. Nguyễn Duy Cần nhận định rằng nền tảng của học thuyết Trang Tử là Tự do . Con người sinh ra 1 là được tự do, vì con người do Đạo sinh ra, tồn tại theo quy luật tự nhiên của Đạo. Theo đó, tự do không phải do xã hội cung cấp cho con người mà là bản tính vốn có của con người. Xã hội có thể thừa nhận hoặc hạn chế chứ không tạo ra tự do. Trang Tử nhận thấy rằng con người sinh ra được tự do nhưng chính các định chế của xã hội kiểm soát hành vi của con người làm con người không được sống theo tự nhiên, và do đó tự do bị hạn chế. Trang Tử cho rằng sự phát triển tự do là điều kiện để con người sống hạnh phúc. Và tiêu dao là phương thức để tự do. Tiêu dao là một lối sống thảnh thơi, tự tại theo bản tính tự nhiên của mình. Sống theo tự nhiên của mình là tự do. Sống trái tự nhiên của mình là bị ràng buộc, là nô lệ. Chẳng hạn, theo Trang Tử, sinh ra to lớn như con chim bằng thì cứ tung cánh lên cao 2 mà bay. Sinh ra nhỏ như con chim cưu 3 thì cũng cứ tự do mà bay lượn từ cây này sang cây khác, cần chi phải ước được như con chim bằng. Sống với sự tự nhiên vốn có của mình thì được hạnh phúc, nhược bằng cứ ước được như con chim bằng là không sống theo mình, mà tuỳ thuộc vào vật khác rồi, như thế là mất tự do, mất hạnh phúc. Hoặc như người bình thường không sống được như Bành Tổ . Nhưng Bành Tổ lại 4 không sống được như cây “ xuân ”. Như vậy, cứ sống trọn tuổi trời là được hạnh phúc. Còn như cứ ước ao được như Bành Tổ là tuỳ thuộc vào người khác rồi. Thế là mất tự do, không sống thuận theo bản tính tự nhiên vốn có của mình. Nhận thức như vậy nên Trang Tử phản đối việc hành xử trái với tự nhiên: “ Chân vịt tuy ngắn nhưng nối thêm thì vịt sẽ lo. Chân hạc tuy dài nhưng chặt đi thì hạc sẽ buồn”. Trong cách ứng xử với vật phải phán ánh được tính tự nhiên vốn có của vật, cũng như mọi định chế do xã hội đặt ra phải phù với với căn bản tự nhiên của con người, để con người có thể tự do hành xử theo bản tính tự nhiên của mình.
Trang Tử còn chủ trương về một thứ tự do tuyệt đối. Đó là trạng thái mà con người đồng hoà với Đạo ư đồng hoà với tự nhiên, đồng hoà với vạn vật. Trang Tử viết: “ Ông Liệt Tử cưỡi gió mà bay, thật nhẹ nhàng, khoan khoái, mười lăm ngày rồi về. Có phúc lớn như ông thật hiếm ở đời, tuy khỏi phải đi, nhưng ông vẫn tuỳ thuộc một cái gì đấyư tức đời gió nổi lên.(Nam Hoa Kinh, Tiên dao du). Bởi thế, để đạt được tự do tuyệt đối con người phải không tuỳ thuộc vào một cái gì cả, tức là đồng hoà với vạn vật. Con người khi đã có được tự do tuyệt đối bằng cách đồng hoà với vạn vật thì: “ Không có vật gì làm hại được nữa: nước có dâng lên tới trời họ cũng không bị chết đuối; trời có đại hạn đến mức kim thạch chảy ra, cháy cả rừng núi, đồng ruộng, họ cũng không thấy nóng”. (Nam Hoa Kinh, Tiên dao du.) Thiên Tề vật luận cũng viết: “Bậc chí nhân (đạt Đạo) là thần rồi. Đồng cỏ có cháy cũng không làm cho họ thấy nóng, sông rạch đóng băng cũng không làm cho họ thấy lạnh, sét đánh đổ núi, gió làm dậy sóng cũng không làm cho họ sợ. Họ chế ngự gió mây, cưỡi mặt trời, mặt trăng mà đi chơi bốn bể”. Triết lý về tự do tuyệt đối là một triết lý huyền bí trong học thuyết của Trang Tử. Đây chính là những cơ sở cho sự hình thành Đạo giáo sau này với những khát vọng luyện đan, trường sinh bất lão. Nhưng không dễ gì loài người có thể đạt được đến tự do tuyệt đối. Nhận thức được vậy, nên Trang Tử dạy: nếu không đạt được tự do tuyệt đối thì hãy phát triển bản tính, khả năng tự nhiên vốn có của mình, sống thảnh thơi, tiêu dao, tự tại để có được tự do tương đối.
2. Từ “tự do” đến “vô vi”
Từ quan niệm bản tính con người là tự do, Trang Tử cũng theo chủ trương vô vi trong cai trị mà Lão Tử đã đề ra. í t can thiệp vào tự do Vô vi trước tiên có nghĩa là hạn chế sự can thiệp của chính quyền vào tự do của người dân. Nhà nước phải tôn trọng tự do của con người, lấy đó làm giới hạn, không được xâm phạm. Con người tự nhiên biết tìm phúc tránh hoạ. Công dân sẽ biết lúc nào, tìm cách nào mà viện cầu đến chính quyền. Bởi vậy, chính quyền không nên đặt ra các định chế trái với tự nhiên mà nên khuyến khích con người tự do phát triển. Hành xử phù hợp với tự do Vô vi cũng có nghĩa là chính quyền phải hành xử phù hợp với sự phát triển tự nhiên của con người, các chính sách của chính quyền phải hợp với tự do của con người, không xuất phát từ ý chí chủ quan của người cầm quyền mà phải phù hợp và tạo điều kiện cho sự phát triển khả năng tự nhiên của con người.
Chẳng hạn, Trang Tử kể: Thiên Căn đi lên núi Ân Dương, đến sông Liễu gặp Vô Danh Nhân và hỏi mấy lần: “Xin hỏi làm sao trị thiên hạ? Lúc đó Vô Danh Nhân mới chịu nói: “ Giữ tâm người cho điềm đạm, thần khí cho điềm tĩnh, thuận theo tự nhiên của vạn vật, mà không theo ý riêng của mình, thì thiên hạ trị vậy.” (Nam Hoa Kinh, ứng đế vương). Ngăn ngừa những gì cản trở tự do Vô vi còn bao hàm ý nghĩa ngăn ngừa những gì làm cản trở sự phát triển tự do của con người. Chính quyền không những phải tôn trọng tự do của con người, không được can thiệp vào tự do của con người, hành xử phù hợp với tự do của con người mà còn phải có trách nhiệm ngăn ngừa những tác động làm cản trở sự phát triển tự do của con người. Trang Tử kể: Hoàng Đế lại thăm Đại Ngỗi ở trên núi Cụ Tì… bỗng thấy một đứa trẻ chăn ngựa. Sau một hồi thăm hỏi, ông cố hỏi tiếp: Thế em biết cách trị thiên hạ không? Em đáp: Cách trị thiên hạ có khác gì cách chăn ngựa đâu. Chỉ trừ cái hại cho ngựa là được. Hoàng Đế cúi đầu sát đất, lạy hai lạy, gọi em là “thiên sư” rồi đi”. (Nam Hoa Kinh, Từ Vô Quỉ). Nhà cầm quyền phải trừ khử những cái có hại cho tự do của con người. Theo Trang Tử, những thứ chế độ, luân lý, giáo thuyết… do con người đặt ra là bó buộc hành vi của con người, làm cho con người không phát triển được tự do vốn có của mình. Nhà nước phải đứng ra để khắc phục những sự cản trở phát triển tự do đó. Làm mà như không làm Theo Trang Tử, một khi chính sách vô vi đã được thực hiện thì tuy nhà nước có làm nhưng người dân vẫn không hay là nhà nước đã làm, mà tự coi đó là công của mình. Ông viết: “Dương Tử Cư nói: Dám hỏi việc trị của minh vương. Lão Đam nói: việc trị của minh vương là công ơn trùm thiên hạ, mà làm như không phải tự mình làm, làm cho muôn vật ra tốt mà dân không cậy nhờ tới. Có công mà không có danh nên vật đều tự vui, đứng nơi chỗ không thể biết được và ngao du với vô hữu”. (Nam Hoa Kinh, ứng đế vương). Đạo trị quốc như vậy là thuận theo bản tính tự nhiên của con người, tôn trọng tự do của con người, phù hợp với tự nhiên, tuy gọi là làm mà như không làm, nên gọi đó là vô vi.
3. Tham chiếu và gợi mở
Có thể nói rằng Trang Tử là một trong những người sớm nhất luận về tự do trong lịch sử nhân loại. ở phương Tây, các học thuyết về tự do được hình thành và phát triển vào thời cách mạng tư sản. Các học thuyết khế ước xã hội thừa nhận con người sinh ra vốn được tự do, chính quyền sinh ra để bảo đảm tự do của con người. Điểm này rất giống với Trang Tử. Tuy nhiên có những điểm khác nhau trong triết lý về tự do và cách thức cai trị giữa Trang Tử và lý thuyết khế ước xã hội. Các lý thuyết gia như Hobbes, Locke, Rousseau cũng nghĩ như Trang Tử rằng con người sinh ra là được tự do. Nhưng theo lý thuyết khế ước xã hội, trong trạng thái tự nhiên, mặc dù con người được tự do tuyệt đối, nhưng tự do của người này có thể hạn chế tự do của người khác. Theo Hobbes, tình trạng tự do tuyệt đối như vậy sẽ đẩy con người vào tình trạng ‘‘chiến tranh của tất cả chống lại tất cả’’. Locke cũng nhận rằng tự do tuyệt đối sẽ dẫn đếu hậu quả chỉ là sự rối loạn và mất trật tự. Do vậy, các lý thuyết gia của khế ước xã hội chủ trương rằng, mỗi người trong cộng đồng phải ký kết một khế ước xã hội, cam kết tự hạn chế một phần tự do của mình để trao cho một quyền lực công mà quyền lực công này có trách nhiệm bảo vệ tự do chung. Thuyết khế ước xã hội và chủ thuyết của Trang Tử đều chủ trương chính quyền không được xâm phạm tự do của con người. Cả hai đều lấy tự do của con người làm giới hạn cho hành vi của công quyền. Điểm khác nhau ở đây là trong khi các lý thuyết gia của khế ước xã hội nỗ lực đưa ra những mô hình chính quyền để bảo vệ tự do thì Trang Tử lại nhìn nhận thấy sự nguy hiểm của công quyền đối với tự do con người đến mức gần như chủ trương vô chính phủ. Cách thức lý tưởng để đạt được tự do theo Trang Tử là một đời sống tiêu dao như đã nói ở trên. Các lý thuyết gia của khế ước xã hội thừa nhận con người sinh ra có tự do tuyệt đối nhưng không đưa ra giải pháp để đạt được tự do tuyệt đối mà chỉ tìm đến khế ước xã hội để thành lập ra công quyền với mục tiêu bảo vệ tự do tương đối của con người. Trong khi đó, mục đích của Trang Tử là muốn con người đạt được tự do tuyệt đối bằng việc đồng hoà với tự nhiên. Khát vọng của Trang Tử về tự do cho loài người là lớn lao, có tính không tưởng nhưng nói lên nỗi ưu tư của ông đối với nhân thế. Học thuyết của Trang Tử cũng như học thuyết Nhà nước pháp quyền đều quan tâm nhiều đến tự do của cá nhân. Nhưng cách thức để đạt được tự do của Trang Tử thì học thuyết nhà nước pháp quyền không đề cập đếnư đó là một đời sống tiêu dao ư thảnh thơi, tự tại, hoà hợp với tự nhiên. Triết lý này của Trang Tử có thể kết hợp với học thuyết nhà nước pháp quyền để hoàn thiện con người và “ trị thiên hạ” thời nay. Thuận theo thiên nhiên để bảo vệ thiên nhiênPhương Tây bao nhiêu năm chinh phục thiên nhiên, và ngày nay cũng đang phải gánh chịu những sự tác động tiêu cực của nó. Các nhà nước hiện đại đang phải đối mặt với những hậu quả của việc can thiệp quá mức vào tự nhiên. Ô nhiễm môi trường, khí độc của các nhà máy, hiệu ứng nhà kính, chất độc của các loại phân hoá học… đều là những hậu quả của việc chinh phục thiên nhiên. Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu này. Những chính sách quản lí nhà nước trong các lĩnh vực bảo vệ rừng, biển, nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường… phải tác động phù hợp với quy luật của thiên nhiên chứ không nên can thiệp quá mức vào thiên nhiên. Hoàn thiện đời sống tinh thần của con người Phương Tây có một nền văn minh cơ giới, cuốn hút con người theo công việc. Người phương Tây luôn bận rộn. Luôn luôn bận rộn dễ làm cho cuộc sống trở nên tất bật và thậm chí khô khan về tâm hồn. Thực hiện tốt các quyền và tự do cá nhân nhưng con người lại phải sống một đời sống khô khan về tâm hồn với sự thừa thãi về vật chất, liệu có giúp ích cho sự hoàn thiện con người? Người ta không những phải chỉ biết làm mà còn phải biết cả cách không làm. Biết cách không làm để có một lối sống giản tiện, nhàn tản, mà chính lối sống này giúp hoàn thiện đời sống tinh thần của con người. Khuyến khích thực hiện một đời sống tiêu dao không có nghĩa là kêu gọi sống lười biếng. Người Hoa với triết lý tiêu dao của Đạo Lão Trang đã có một đời sống tinh thần khá phong phú, nhưng ngược lại kinh tế của họ trong truyền thống không bằng người phương Tây. Những thành quả vật chất mà người Hoa cống hiến cho nhân loại không thể so sánh được với người Âu. Trong khi phương Tây nghiêng về vật chất thì Trung Hoa nghiêng về tinh thần. Để hoàn thiện đời sống của con người, cần một triết lý dung hoà cả hai. Xin dẫn lời bàn của Lâm Ngữ Đường: “ Người Mỹ nổi danh là làm việc dữ dội, người Trung Hoa nổi danh là nhàn tản thung dung. Hễ tính trái ngược nhau thì người ta lại phục nhau, cho nên tôi đoán rằng người Mỹ phục người Trung Hoa cũng ngang người Trung Hoa phục người Mỹ. Tôi không biết phương Đông và phương Tây sau này có gặp nhau không; có điều chắn chắn là hai bên đang tiến lại gần nhau đây, và văn minh hiện đại càng tiến, phương tiện giao thông càng dễ dàng thì mỗi ngày hai bên càng gần nhau lại. í t nhất ở Trung Hoa người ta không phản đối văn minh cơ giới đó và người ta đương tim cách dung hoà hai nền văn hoá, nền triết học cổ của Trung Hoa với nền văn minh kỹ thuật, để ráng hợp nhất lại trong một lối sống thực tế” . 5 Nhà nước ta hiện nay, bên cạnh việc thừa nhận và có cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền và tự do công dân thì cũng phải có cơ chế khuyến khích hoàn thiện đời sống tinh thần của nhân dân. Nhà nước cần quy định về một chế độ làm việc hợp lý, khuyến khích sự phát triển các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc nói riêng và phương Đông nói chung, phát triển các khu du lịch, các dịch vụ công phục vụ đời sống tinh thần của người dân. Tự do và pháp luật Trang Tử phản đối việc đặt ra các quy tắc pháp luật vì pháp luật hạn chế tự do tự nhiên của con người. Một khi đã có pháp luật thì tự do của con người bị hạn chế. Học thuyết pháp quyền tự nhiên cũng quan niệm như Trang Tử: đặt ra pháp luật là hạn chế tự do, nhưng không phản đối đặt ra pháp luật. Pháp luật là một giải pháp điều chỉnh xã hội hạn chế tự do. Tuy nhiên sự can thiệp của pháp luật vào tự do của con người có ý nghĩa bảo vệ tự do chung. Vấn đề ở đây là pháp luật có thể can thiệp đến đâu? Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng lý giải: “ Tự do là một giá trị tự thân và là một giá trị tuyệt đối. Ngược lại, pháp luật là một sự cần thiết, một giá trị có điều kiện. Tự do và pháp luật tồn tại trong mối tương quan tỉ lệ nghịch với nhau. Xác định phạm vi điều chỉnh của pháp luật có nghĩa là xác định việc hạn chế quyền tự do có phải là hoàn toàn cần thiết hay không?
Nếu câu trả lời là có, xã hội sẽ có thêm sự ràng buộc của pháp luật. Nếu câu trả lời là không, những lĩnh vực của đời sống xã hội chưa bị pháp luật điều chỉnh vẫn là thiên đường của tự do” . 6 Như vậy, sự can thiệp của quyền lực thông qua phương tiện pháp luật vào tự do của cá nhân trên nguyên tắc: Pháp luật phải phản ánh nhân quyền và dân nguyện Pháp luật là cần thiết cho xã hội khi đó là pháp luật xuất pháp từ quyền tự nhiên vốn có của con người, từ ý nguyện của nhân dân. Pháp luật phải ghi nhận những quy luật sinh hoạt phổ biến của xã hội con người. Pháp luật không được đi ngược lại với các quy luật vốn có của xã hội loài người. Pháp luật phải phản ánh ý nguyện của cộng đồng. Luật phải là ý chí của nhân dân, phải có khả năng trực tiếp đi vào cuộc sống. Sự chi tiết hoá các đạo luật bằng một khối lượng khổng lồ các văn bản pháp quy sẽ tạo khoảng trống khó kiểm soát, dễ bề xâm phạm đến các quyền và tự do của con người. Nhiều khi luật thông thoáng nhưng chính các văn bản dưới luật lại tạo ra những rào cản. Một thế giới ngập tràn các nghị định và thông tư không nên có trong một trật tự pháp quyền. Trong một nhà nước pháp quyền người dân phải được sống dưới các đạo luật do những dân biểu của mình biểu quyết, thể hiện ý nguyện của nhân dân. Để phản ánh ý nguyện của nhân dân vào pháp luật thì nhân dân phải được tham gia vào quy trình làm luật của Quốc hội. Nhà nước cần tạo điều kiện cho sự tham gia của công chúng vào quy trình xây dựng chính sách của nhà nước. Những đạo luật quan trọng đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của người dân thì không đơn thuần chỉ là lấy ý kiến nhân dân mà phải đem trưng cầu dân ý. Với tinh thần như vậy, một đạo luật về dân nguyện là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Pháp luật không nên “ôm” cả xã hội Xã hội được điều chỉnh bởi nhiều yếu tố khác nhau như lợi ích, các định chế. Pháp luật chỉ là một trong các định chế quan phương điều chỉnh xã hội. Xã hội ta ngoài pháp luật còn có nhiều định chế phi quan phương rất có ý nghĩa trong việc điều chỉnh xã hội như đạo đức, phong tục, tập quán, hương ước, luật tục… Đối với xã hội dân sự, pháp luật chỉ nên can thiệp khi lợi ích và các định chế phi quan phương không có hiệu quả. Pháp luật phải tôn trọng tính tự nhiên của xã hội con người Pháp luật không tạo ra bản tính tự nhiên của con người mà chỉ ghi nhận và tạo lập cơ chế bảo đảm phát triển bản tính tự nhiên đó. Nhà lập pháp phải nhận thức được các quy luật khách quan đang chi phối xã hội và ghi nhận thành pháp luật. Pháp luật đặt ra theo ý chí chủ quan của nhà nước thì dễ bị xã hội từ chối. Xét về bản chất thì phải xem hành vi lập pháp không phải đặt ra các quy tắc mà chỉ là ghi nhận những cách xử sự hợp lý. Nhà lập pháp phải có trách nhiệm tìm ra những cách xử sự hợp lý, tự nhiên trong xã hội. Du nhập tinh thần của những đạo luật “ tiến bộ” của nước ngoài để xây dựng nên những đạo luật “ tiến bộ” trên giấy mà không dùng được thì không phải là một cách làm luật tốt. Bên cạnh việc tham khảo, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài, nhà lập pháp phải tìm ra những quy luật khách quan đang chi phối xã hội Việt Nam. Để làm được điều này, một chính sách trong một quy phạm pháp luật cần được đặt trên một địa tầng kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, lịch sử… của người Việt. Do đó, tư duy lập pháp không nên là một tư duy đơn tuyến, mà phải là một tư duy đa tuyến: để đưa ra một chính sách cần tích hợp tất cả những tri thức có liên quan, tái cấu trúc trong một chỉnh thể toàn diện. Làm được điều này chúng ta sẽ tránh được những đạo luật vừa ban hành chưa ráo mực đã phải sửa, những đạo luật phải chờ văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành, và cả những đạo luật không được người dân dùng đến. “Thiên hạ càng nhiều lệnh cấm thì dân càng nghèo” 7 Pháp luật càng nhiều quy định cấm càng giới hạn hành vi của người dân, nên tiềm lực trong nhân dân không được phát huy. Như vậy không những dân nghèo mà nước cũng nghèo. Do đó, chúng tôi cho rằng pháp luật Việt Nam, nhất là lĩnh vực luật tư nên giảm thiểu những quy phạm cấm đoán. Chúng ta nên quy định theo cách ghi nhận quyền, và xác lập trình tự thực hiện quyền, hơn là đưa ra các quy định cấm đoán. Do tâm lý truyền thống để lại, đối với người dân ta “ cấm ” đâu là “ cứ ” đấy. Biện pháp cấm thường được các định chế công quyền của chúng ta sử dụng khi quản lý không có hiệu quả. Cấm nhiều khi thể hiện sự bất lực trong quản lý. Không giải quyết được ùn tắc và tai nạn giao thông thì đề ra chủ trương cấm đăng ký xe máy, cấm xe ngoại tỉnh; ngành văn hóa thông tin không quản lý được các dịch vụ kinh doanh karaoke thì cấm kinh doanh dịch vụ này… Bị dân phản đối, những chủ trương trên không được thực hiện. “á o tay rộng thì dễ múa” Pháp luật phải tạo ra một không gian rộng cho sự phát triển tự do của con người. Pháp luật cần đa dạng hoá các cơ hội cho sự phát triển khả năng vốn có của con người, khơi dậy tối đa tiềm lực trong dân chúng. Do truyền thống để lại, người Việt vẫn có tâm lý ưu ái đối với những nghề nghiệp quan phương. Quan trường cuốn hút xã hội làm thui chột đi những tài năng tiềm tàng. Pháp luật cần tạo ra cơ hội cho sự phát triển mọi nghành nghề trong xã hội. Thi sĩ, nhà văn, kiến trúc sư, giáo viên, nhà khoa học, người thợ hồ, quan chức… đều phải được coi trọng như nhau, miễn là mỗi người đều làm tốt công việc của mình. Đa dạng hoá các ngành nghề, đa dạng hoá các cơ hội là con đường phát huy tối đa được khả năng tự nhiên của con người./.