Tesla là ai? Những phát minh nổi bật của Nikola Tesla
Được mệnh danh là cha đẻ của công nghệ thời hiện đại cùng với các phát minh làm thay đổi Thế Giới Nikola Tesla không còn là cái tên xa lạ. Ông có khoảng 300 bằng phát minh, sáng chế, phần lớn trong số đó là những ứng dụng cho tương lai. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn Tesla là ai hãy cùng chúng tôi tham khảo một số thông tin sau đây.
Nhà khoa học Nikola Tesla.
Thông tin tiểu sử, gia đình, sự nghiệp của Nikola Tesla
Tiểu sử Nikola Tesla
Nikola Tesla (10/7/1856 – 7/1/1943) là một nhà phát minh, kỹ sư điện và kỹ sư cơ khí người Mỹ gốc Serbia. Ông được xem là một trong những nhà khoa học sáng tạo và điên rồ nhất khi theo đuổi chủ nghĩa vị lai. Người đời gọi ông là “nhà phát minh ra thế kỷ 20” khi nắm trong tay hơn 300 bằng sáng chế ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó nổi bật là phát minh ra dòng điện xoay chiều (AC).
Gia đình
Nikola Tesla được sinh ra trong một gia đình có 5 người con thuộc tầng lớp khá giả tại Smiljan, Đế quốc Áo (nay thuộc Croatia)
Mẹ của Tesla bà Djuka Mandic người đã đánh thức sự quan tâm của ông đối với các phát minh sáng tạo khi thường xuyên chế tạo ra các thiết bị gia dụng nhỏ trong nhà lúc rãnh rỗi
Còn ông Milutin cha của Tesla vốn dĩ là một linh mục chính thống người Serbia kiêm nhà văn lại mong muốn con mình gia nhập giáo hội giống như mình. Bất chấp mong muốn của cha Tesla bày tỏ sự hứng thú cũng như quyết tâm theo đuổi các môn khoa học.
Sự nghiệp
Sau khi tốt nghiệp trung học, năm 1870 Tesla theo học ngành kỹ thuật và vật lý ở thành phố Budapest (Hungary). Đồng thời ông cũng được tích lũy kinh nghiệm khi làm việc cho công ty điện thoại tại Continental Edison – một công ty trong lĩnh vực năng lượng điện mới
Năm 1882, Tesla phát hiện ra dòng điện xoay chiều. Nó không giống với cách sử dụng dòng điện 1 chiều (DC) ở cả hai trạm ở nhà máy điện đầu năm trên thế giới được thành lập vào cùng năm đó. Năm 1883 ông đã chế tạo động cơ điện đầu tiên của mình (AC).
Năm 1884, ở tuổi 28 nhà phát minh Tesla quyết định rời trời Âu để chuyển đến sinh sống và làm việc ở Hoa Kỳ.Tại đây ông đầu quân cho nhà phát minh lừng danh lúc bấy giờ ông Thomas Edison. Nhưng chỉ sau 2 năm họ đường ai nấy đi do có nhiều khác biệt. Cụ thể Edison thích dòng điện 1 chiều hơn còn Tesla thì ngược lại.
Sau khi rời phòng thí nghiệm của Edison, Tesla lao vào các thí nghiệm cũng như phát minh của riêng mình.
Những phát minh nổi bật của Nikola Tesla
Nhà phát minh Nikola Tesla có khoảng 300 bằng phát minh, sáng chế, phần lớn trong số đó là những ứng dụng cho tương lai. Dưới đây là những phát minh quan trọng nhất của ông.
Dòng điện xoay chiều AC
Một trong những phát minh lâu đời và nổi tiếng nhất của Nikola Tesla là dòng điện xoay chiều. Cũng chính phát minh này đã diễn ra một trận chiến khóc liệt với nhà phát minh đương thời Edison. Nhưng kết quả cuối cùng dành cho trận chiến này vẫn là Tesla.
Dòng điện hai chiều của Tesla được đánh giá là ít có vấn đề hơn dòng điện 1 chiều của Edison do được đảo chiều nhiều lần trong một giây giúp dễ dàng chuyển đổi sang điện áp cao và thấp hơn. Ngày nay, dạng năng này được sử dụng rộng rãi để cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh. Còn dòng điện 1 chiều do phải bảo trì nhiều hơn nên ít được sử dụng.
Ý tưởng của Tesla về nguồn điện xoay chiều hoàn toàn trái ngược với Thomas Edison, người từng là cố vấn của ông, người đã phát minh ra điện một chiều (DC).
Cuộn dây Tesla
Cuộn dây Tesla (gồm một cuộn sơ cấp và một cuộn thứ cấp) được xem là một trong những phát minh quan trọng nhất của ông cũng là nền tảng cho phần lớn công việc của ông sau này.
Được biết đến là hệ thống đầu tiên có khả năng truyền tải điện không dây với khả năng biến điện áp đầu vào 120V thành điện áp đầu ra 100.000V . Cơ bản nó là một máy biến áp cộng hưởng tạo ra dòng điện xoay chiều có tần số và điện áp cao. Linh kiện này cho tới nay vẫn được sử dụng trong công nghệ vô tuyến.
Cuộn dây Tesla
Máy phát phóng đại
Máy phát phóng đại tìm cách khai thác sức mạnh của cuộn dây Tesla để tạo ra nguồn điện không dây cho toàn Thế Giới. Tesla phát hiện ra rằng khi kết nối một sợi dây kim loại với một máy phóng đại, ông có thể cung cấp năng lượng cho cả phòng thí nghiệm của mình cũng như thắp sáng bóng đèn cách đó 1 km.
Thí nghiệm về máy phát phóng đại của Nikola Tesla
Động cơ cảm ứng
Năm 1887, Tesla đã phát triển động cơ cảm ứng còn được gọi là động cơ không đồng bộ, chạy bằng dòng điện xoay chiều. Người đồng sáng lập ra động cơ này là ông Galileo Ferraris.
Nó sử dụng điện đa pha, tạo ra từ trường để làm quay động cơ. Phát minh này đã được cấp bằng sáng chế vào 5/1888. Ngày nay được áp dụng trong các thiết bị như máy sấy khô, máy hút bụi
Tesla đã phát triển động cơ cảm ứng, còn được gọi là động cơ không đồng bộ vào năm 1887
Động cơ cảm ứng của Nikola Tesla
Thủy điện
Nikola Tesla đã được chọn thay cho Thomas Edison, một nhà phát minh vĩ đại cùng thời, để tạo ra máy phát điện cho nhà máy thủy điện đầu tiên trên thế giới tại hệ thống thác Niagara ở Mỹ vào năm 1895. Trong số 12 bằng sáng chế được sử dụng để xây dựng nhà máy, có tới 9 bằng thuộc về Tesla.
Thủy điện – Nikola Tesla có đóng góp rất lớn để xây dựng nên Trạm thủy điện tại thác Niagara
Vô tuyến truyền thanh (radio)
Guglielmo Marconi được ghi nhận là người đã phát minh ra máy điện báo vô tuyến, nhưng trên thực tế, phát minh này sử dụng công nghệ từ 17 bằng sáng chế của Nikola Tesla.
Năm 1943, sau khi Tesla qua đời Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã thu hồi bằng sáng chế vô tuyến điện của Marconi để ủng hộ Tesla và 2 nhà khoa học Oliver, John Stone.
Guglielmo Marconi (trong ảnh) được ghi nhận là người đã phát minh ra máy điện báo vô tuyến, nhưng trên thực tế, phát minh này sử dụng công nghệ của Nikola Tesla
Ai mới là người phát minh ra sóng Radio? Nikola Tesla hay Marconi?
Thuyền điều khiển bằng sóng vô tuyến
Tại một cuộc triển lãm năm 1898 ở Madison Square Garden, Nikola Tesla đã khiến công chúng kinh ngạc khi cho ra mắt chiếc thuyền điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến. Mọi người vào thời điểm đó thậm chí không thể hiểu những gì họ đang thấy. Trên thực tế, Tesla ban đầu đã bị từ chối cấp bằng sáng chế vì ý tưởng của ông quá khó tin.
Nhiều tài liệu suy đoán công nghệ của ông có thể được sử dụng cho chiến tranh, nhưng Tesla nói rằng đó là nền tảng cho sự ra đời của robot học, một lĩnh vực mà ông hy vọng có thể giải phóng sức lao động của con người.
Thuyền điều khiển bằng sóng vô tuyến
Tia X – Ảnh chụp X-quang
Ngày 8/11/1895 Nhà khoa học người Đức – Wilhelm Conrad Rontgen được ghi nhận phát minh ra tia X. Nhưng cũng có một số bằng cho thấy Tesla thử nghiệm một thứ giống như máy chụp X – quang từ năm 1894.
Ông được xem là người đã chụp bức ảnh X – quang đầu tiên ở Mỹ cho người bạn Mark Twain của mình, tuy nhiên Tesla chỉ chụp được những con vít kim loại của ống kính máy ảnh. Ông cũng là một trong các nhà khoa học đầu tiên nêu lên sự gây hại của tia X.
Bên cạnh đó các phát minh khác của ông cũng có được vị thế quan trọng trong giới khoa học. Tuy nhiên Tesla chưa từng có ý nghĩ đưa những phát minh của mình vào mục đích thương mại.
Bảng hiệu đèn neon
Giống như trường hợp của máy điện báo vô tuyến, phát minh đèn neon được ghi công cho Georges Claude, người đã khai thác công nghệ này vào năm 1910. Tuy nhiên, từ năm 1893, Tesla đã thử nghiệm một thứ giống hệt như vậy.
Về cơ bản, đèn neon bao gồm các ống thủy tinh (ống Geissler) chứa một loại khí giống như argon với các điện cực ở mỗi bên. Khi được kích thích, chất khí sẽ sáng lên.
Tesla đã có một số ống như vậy trong phòng thí nghiệm của mình. Một ngày nọ, khi đang thử nghiệm với các cuộn dây Tesla, nhà phát minh bất ngờ nhận thấy các ống sáng lên. Tesla nhận ra rằng ông có thể cung cấp năng lượng không dây cho chúng. Ông đã trưng bày công nghệ này tại Hội chợ Thế giới Chicago năm 1893.
Bảng hiệu đèn neon ra đời nhờ Nikola Tesla
Tuabin Tesla
Tesla đã coi sự nổi lên của động cơ piston trong ngành công nghiệp ô tô là một cách để thay đổi thế giới. Ông đã phát triển động cơ kiểu tuabin của riêng mình, sử dụng quá trình đốt cháy để làm cho các đĩa quay.
Hiệu suất nhiên liệu của Tuabin Tesla lên tới 90%, một thành tựu không tưởng thời đó, tương đương với hiệu suất của một số tuabin hiện đại.
Tuabin của Nikola Tesla.
Tia tử thần
Trong tất cả các phát minh của Nikola Tesla, một phát minh mà ông chưa bao giờ thực sự chế tạo nhưng đã “phủ bóng đen” lên di sản của ông. Đó là bộ phát tia tử thần có thể tiêu diệt máy bay đối phương từ trên trời.
Bộ phát có 4 phần, bao gồm thiết bị tạo chùm tia điện từ trong không khí, máy phát điện công suất lớn, bộ khuếch đại năng lượng và thiết bị tạo xung điện mạnh. Theo Tesla, công nghệ này tạo ra một siêu vũ khí có thể tiêu diệt 10.000 máy bay và một triệu lính bộ binh từ cách xa hàng trăm km.
Dù Tesla không có ý định sử dụng tia tử thần để gây ra bạo lực. Ngược lại, ông xem nó như một công cụ để gìn giữ hòa bình. Ông nghĩ rằng nếu mọi quốc gia trên thế giới đều có “bức tường phòng vệ” thì nhu cầu chiến tranh sẽ giảm xuống.
Tuy nhiên, kế hoạch này bị coi là quá tham vọng và thiếu tính thực tế, vì vậy Tesla không nhận được nguồn tài trợ để thực hiện dự án.
Lối sống kỳ lạ và đặc biệt của Tesla
Nhà thiên tài Tesla với đầu óc siêu phàm có thể lưu giữ tất cả những gì mình nhìn thấy. Ông có khả năng đối ngoại xuất sắc khi sử dụng thành thạo đến 8 ngôn ngữ, bên cạnh đó ông cũng là một người hài hước và lịch sự.
Sau lần bị mắc bệnh dịch tả nghiêm trọng đến nổi suýt mất mạng. Ông trở thành một người siêu sạch sẽ đến nổi mọi người hay trêu đùa là ông nhìn đâu cũng thấy vi trùng.
Ông bị mắc hội chứng ám ảnh cưỡng chế điều này khiến ông xuất hiện nhiều ảo giác với những biểu hiện như sợ tóc người cũng như thường xuyên làm những điều buồn cười.
Nikola Tesla qua đời như thế nào?
Ông mất ngày 07/01/1943 hưởng thọ 86 tuổi tại một căn phòng trong khách sạn. Từ năm 19 tuổi Tesla lao vào làm việc bất kể ngày đêm cũng như ngủ không quá 2 giờ một ngày cùng với chế độ ăn nhiều Cholesterol, hút thuốc dẫn đến sự ra đi của ông. Cũng có giả thuyết cho rằng hội chứng rối loạn cưỡng mới chính là nguyên nhân khiến ông qua đời.
Dù cuối đời ra đi trong sự cô độc và túng thiếu nhưng ông đã để lại cho đời kho tàng phát minh vĩ đại mà cho đến ngày nay các phát minh đó vẫn được FBI cũng như các nhà khoa học nghiên cứu, áp dụng vào thực tiễn đời sống.