Nguyễn Du là ai: Tiểu sử, sự nghiệp, cuộc đời và dấu ấn cá nhân Bệnh viện phổi Hà TĨnh
Bài viết trong mục Danh nhân Việt Nam sẽ giải đáp các câu hỏi: Nguyễn Du là ai: Tiểu sử, sự nghiệp, cuộc đời và dấu ấn cá nhân là người nước nào, tiểu sử ra sao, quá trình hoạt động và những đóng góp, tác động của nhân vật tới đời sống xã hội.
Bài viết trong mục
Danh nhân Việt Nam
sẽ giải đáp các câu hỏi: Nguyễn Du là ai: Tiểu sử, sự nghiệp, cuộc đời và dấu ấn cá nhân là người nước nào, tiểu sử ra sao, quá trình hoạt động và những đóng góp, tác động của nhân vật tới đời sống xã hội.
Nguyễn Du là ai?
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh hiên, sinh năm Ất dậu, niên hiệu Cảnh Hưng. Gia phả họ Nguyễn làng Tiên Điền phát hiện năm 1966 có ghi chú ngày sinh của Nguyễn Du là 23 tháng 11 năm Ất dậu. Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời.
Cụ Lê Thước, người có công đóng góp trong việc tìm hiểu gia thế của Nguyễn Du đã tìm ra được Nguyễn Du có cùng một ông tổ xa đời với Nguyễn Trãi, vị anh hùng và nhà thơ lớn của dân tộc ở thế kỷ XV.
Thời Lê sơ, họ Nguyễn của Nguyễn Du vốn ở làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội). Bấy giờ họ này có một người là Nguyễn Thiến, đậu trạng nguyên dưới thời nhà Mạc (1532), sau theo giúp nhà Lê, làm quan đến chức Thượng thư Bộ Lại, Đông các đại học sỹ, được phong tước Thư Qụân Công. Ông có hai người con trai là Nguyễn Quyện và Nguyễn Miễn, đều được phong tước công. Gặp hoạ, Nguyễn Nhiệm, con Nguyễn Miễn trốn được, chạy vào làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh mai danh ẩn tích và sinh cơ lập nghiệp ở đấy. Bấy giờ vùng này còn hết sức hoang vắng. Người địa phương không biết tên, gọi ông là Nam Dương công. Đó là ông tổ của họ Nguyễn làng Tiên Điền. Từ đời Nam Dương công đến đời Nguyễn Nghiễm, ông thân sinh của Nguyễn Du, tất cả là sáu đời.
Nguyễn Nghiễm sinh ngày 14 tháng 3 nhuận năm Mậu tý, niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ tư, tức ngày 14/5/1708. Ông thông minh học rộng, làm quan từng giữ chức Tể tướng trong triều đình. Lúc ấy người con đầu của ông là Nguyễn Khản được bổ chức Nhập thị bồi tụng, hai cha con cùng ở trong chính phủ. Ông mất ngày 17 /11 năm Ất mùi, tức ngày 07/0/1776, có cả thảy tám người vợ và hai mươi mốt người con, cả trai lẫn gái.
Mẹ Nguyễn Du là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, tên là Trần Thị Tần, con gái một ông làm chức câu kê (kế toán), người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Bà sinh ngày 03 tháng 7 năm Canh thân, niên hiệu Cảnh Hưng, tức ngày 24/8/1740, trẻ hơn chồng mười hai tuổi. Mẹ Nguyễn Du sinh được tất cả năm người con, bốn trai một gái. Năm 1775 người con đầu của bà là Nguyễn Trụ mất mới mười tám tuổi, năm sau chồng mất. Hai cái tang kế tiếp nhau trong hai năm liền làm cho bà đau buồn, lâm bệnh, và hai năm sau khi chồng mất, bà cũng qua đời ngày 06/7 năm Mậu tuất, tức ngày 17/8/1778, mới ba mưoi chín tuổi.
Gia đình cũng như dòng họ Nguyễn Du có rất nhiều người làm quan dưới triều Lê – Trịnh. Người địa phương có câu ca dao nói về dòng họ này:
“Bao giờ ngàn Hống hết cây,
Sông Rum hết nước, họ này hết quan”.
Nhưng gia đình Nguyễn Du không phải chỉ có nhiều người làm quan, mà còn có nhiều người viết sách, làm văn, nghĩa là một gia đình có truyền thống về văn học. Nguyễn Quỳnh ông nội Nguyễn Du là một nhà triết học chuyên nghiên cứu Kinh Dịch. Nguyễn Nghiễm một sử gia, đồng thời là một nhà thơ. Nguyễn Khản anh cả Nguyễn Du giỏi thơ Nôm, hay làm thơ đối đáp với Trịnh Sâm. Tương truyền Nguyễn Khản là một trong những người có dịch Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra tiếng Việt. Rồi Nguyễn Đề anh cùng mẹ với Nguyễn Du, Nguyễn Thiện cháu gọi Nguyễn Du bằng chú ruột, Nguyễn Hành em ruột Nguyễn Thiện đều là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng.
Các tác phẩm của Nguyễn Du
Qua các tác phẩm của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm. Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành… nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ.
Chính trên cơ sở này mà trong thơ Nguyễn Du luôn luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những đường nét sắc cạnh của một bức tranh hiện thực đa dạng. Và giữa những âm thanh, màu sắc, đường nét vô cùng phong phú đó, Nguyễn Du hiện ra: vừa dạt dào yêu thương, vừa bừng bừng căm giận. Đây là chỗ đặc sắc và cũng là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du. Từ thơ chữ Hán đến truyện Kiều, nó tạo nên cái sức sống kỳ lạ ở hầu hết tác phẩm của ông.
Văn bản
Sáng tác của Nguyễn Du được lưu hành ngay từ lúc ông còn sống. Tương truyền Truyện Kiều được Phạm Quý Thích nhuận sắc và cho in ở phố Hàng Gai – Hà Nội lúc ấy. Sau khi Nguyễn Du mất chỉ vài chục năm, vua Tự Đức từng có sớ cho quan tỉnh Nghệ An thu thập tất cả di cảo của Nguyễn Du để đưa về kinh. Từ đó đến nay, việc sưu tập, nghiên cứu phổ biến di sản văn học của Nguyễn Du vẫn còn tiếp tục. Còn có những ý kiến hồ nghi tác giả một số bài thơ chữ Hán vẫn được coi là của Nguyễn Du. Việc xác định thời điểm ra đời của các tác phẩm chưa được giải quyết, kể cả thời điểm Nguyễn Du viết Truyện Kiều. Mặc dù đã mất nhiều công sức, nhưng các ý kiến trong giới nghiên cứu vẫn còn rất khác nhau.
Tác phẩm bằng chữ Hán
Những tác phẩm bằng chữ Hán của Nguyễn Du rất nhiều, nhưng mãi đến năm 1959 mới được ba nhà nho là: Bùi Kỷ, Phan Võ và Nguyễn Khắc Hanh sưu tầm, phiên dịch, chú thích và giới thiệu tập: Thơ chữ Hán Nguyễn Du (Nhà xuất bản Văn hóa, 1959) chỉ gồm có 102 bài. Đến năm 1965 Nhà xuất bản Văn học đã ra Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập mới do Lê Thước và Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch, sắp xếp, gồm 249 bài như sau:
Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.
Tác phẩm bằng chữ Nôm
Những tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du gồm có:
Đoạn trường tân thanh (Tiếng than van mới đau lòng đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc. Về thời điểm sáng tác, Từ điển văn học (bộ mới) ghi: “Có thuyết cho rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông đi sứ Trung Quốc (1814-1820), có thuyết cho nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809). Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn”.
Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), viết bằng thể thơ song thất lục bát hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
Nghiên cứu mới về chân dung, cuộc đời, tiểu sử Nguyễn Du là ai: Tiểu sử, sự nghiệp, cuộc đời và dấu ấn cá nhân sẽ được Khoahocthuvi.net cập nhật liên tục, mong quý độc giả theo dõi và góp ý.
Theo báo BLOGkhoahoc.net