Master Chef Hoàng Minh Nhật: Ngay cả việc nâu ăn cũng cần chuyển đổi số

Master Chef Hoàng Minh Nhật: Ngay cả việc nâu ăn cũng cần chuyển đổi số

Quốc Lê – 17/01/2021 – 07:08

– Doanh nghiệp

VTV.vn – Thành danh từ cuộc thi Vua đầu bếp Việt 2014, Minh Nhật, một cựu sinh viên Ngoại thương đã quyết định kinh doanh ẩm thực. Với cô, chuyển đổi số là một chìa khóa kinh doanh

Thành danh từ cuộc thi Vua đầu bếp Việt, như nhiều người tham gia khác, Hoàng Minh Nhật – Vua đầu bếp 2014, một cựu sinh viên Ngoại thương đã quyết định kinh doanh ẩm thực. 7 năm với nhiều bài học và một trong số đó là không thể không chuyển đổi số.

Hoàng Minh Nhật: Sau khi bước ra từ chương trình Master Chef với danh hiệu Vua đầu bếp, Minh Nhật nghĩ là mở một không cửa hàng hay mở một chuỗi cửa hàng không không phải là việc quá khó khăn, vì suy cho cùng thì mình cũng có khả năng để tạo ra những sản phẩm tốt và bản thân mình cũng là người có một chút thương hiệu tại thời điểm đầu thì cái việc mở, vận hành và nhân rộng hệ thống cửa hàng không phải là phức tạp.

Nhưng mà sau một thời gian khi thực tế bắt đầu mở cửa hàng đầu tiên tại phố Nguyễn Du thì những cái khó khăn nó mới dần dần hiện. Từ việc quản trị doanh nghiệp, quản lý bán hàng đến việc phương thức thanh toán, cũng như hệ thống vận hành của một cửa hàng.

Master Chef Hoàng Minh Nhật: Ngay cả việc nâu ăn cũng cần chuyển đổi số  - Ảnh 1.

Vua đầu bếp 2014 Hoàng Minh Nhật: Nấu ăn ngon không có nghĩa là có thể nấu 1000 suất ăn ngon như nhau.

Nhà báo Quốc Lê: Và đó là lúc bạn nghĩ đến Chuyển đổi số?

Hoàng Minh Nhật: Đúng. Khi mình đang mong muốn để nhân rộng cái một cửa hàng đấy thành nhiều cửa hàng thì nó đã phát sinh rất nhiều những cái lỗ hổng trong việc quản lý mà chỉ một mình cá nhân mình thì rất là khó lòng có thể làm được. Rồi Minh Nhật cũng bắt đầu được biết đến một số các phương pháp để quản lý doanh nghiệp, ví dụ như phần mềm bán hàng từ phần mềm bán hàng có thể quản lý được doanh thu, số lượng hàng bán tồn kho không cũng như các việc sử dụng nguyên vật liệu trong cửa hàng như thế nào thì đối với một phần mềm bán hàng thôi thì cũng đã tạo ra sự khác biệt khá lớn trong việc quản lý và vận hành một cửa hàng. Từ đó mình mới có thể có cơ hội để nhân rộng hệ thống cửa hàng lên con số gần 20 cửa hàng bán như thời điểm bây giờ.

Bạn hình dung là vào thời điểm đấy, nếu như mình không tìm thấy những cách hiệu quả, nếu mà không có các công cụ để quản lý thì chắc chắn là con người sẽ phải làm. Con người thì luôn luôn sẽ gặp những cái sai sót mà máy móc thì tỷ lệ sai sót của nó sẽ ít hơn hoặc không có. Không có các phần mềm hoặc là có những ứng dụng để có thể hỗ trợ trong quá trình vận hành doanh nghiệp thì mỗi một doanh nghiệp sẽ cực kỳ khó để mở rộng hay nhân rộng hệ thống.

Master Chef Hoàng Minh Nhật: Ngay cả việc nâu ăn cũng cần chuyển đổi số  - Ảnh 2.

Ngay cả việc nấu ăn cũng cần công cụ số giúp sức.

Nhà báo Quốc Lê: Nhưng vẫn có nhiều người cho rằng, không cần công cụ số, một người quản lý tốt vẫn có thể làm được.

Hoàng Minh Nhật: Hoặc chúng ta có thể hài lòng với việc là mình chỉ là những cửa hàng bán hàng nhỏ lẻ, những hộ kinh doanh cá thể chúng ta tự làm, chúng ta tự thu, chúng ta tự chi thì những cái đó thì chúng ta sẽ không cần tới những phần mềm quản lý, những hỗ trợ của ứng dụng công nghệ hiện đại. Nhưng nếu bạn đã mong muốn khởi nghiệp để trở thành một hệ thống có nhiều cửa hàng mang loại doanh thu ổn định hơn, có nhận diện thương hiệu thì chắc chắn bạn không thể sống mà thiếu được các ứng dụng công nghệ hiện đại.

Nhà báo Quốc Lê: Vậy bạn có câu chuyện thất bại nào minh chứng cho điều này không?

Hoàng Minh Nhật: Minh Nhật khởi nghiệp cho tới bây giờ đã là bước sang năm thứ bảy rồi. Chỉ trong vòng 7 năm vừa rồi thì cũng có rất nhiều thương hiệu đã ra đời và cũng đã đóng cửa. Vâng, việc quản lý là một phần, và việc quản lý ở trong những thương hiệu khi mới ra đời nó rất quan trọng, quan trọng vào việc chúng ta có kiểm soát được cái chi phí không. Mặc dù doanh thu vâng nó là cao nhưng nếu chi phí không được kiểm soát chặt thì cái cơ hội để thương hiệu đấy sống sót với thị trưởng cũng rất là thấp.

Năm 2008, Minh Nhật cũng có đóng cửa một cửa hàng ở 324 Bà Triệu sau khi khai trương được 2 năm vì ở địa điểm đấy khi vận hành thì có những ngày doanh thu rất cao nhưng khi mình không có hệ thống quản lý chặt chẽ. Bởi vì cái mô hình nó làm mới và những cái sản phẩm đồ ăn, nguyên vật liệu của nó là đặc thù. Khi chưa tìm được một cái hệ thống quản lý chặt chẽ thì những cái thất thoát là hoàn toàn có thể xảy ra. Trong khi đó còn có sự nhầm lẫn của nhân viên, tạo ra những cái hệ thống quản lý không được sạch sẽ và cái khoản chi nó vượt cái khoản thu. Thế nên là những thương hiệu như thế rất khó sống sót thì đấy là một trong những bài học và khá là tốn kém tiền bạc.

Master Chef Hoàng Minh Nhật: Ngay cả việc nâu ăn cũng cần chuyển đổi số  - Ảnh 3.

Minh Nhật: Chuyển đổi số giúp tôi thấu hiểu khách hàng của mình hơn.

Nhà báo Quốc Lê: Như vậy có nghĩa là ngay cả việc nấu ăn, lên thực đơn cũng cần quản lý bằng phần mềm, bằng công cụ số?

Hoàng Minh Nhật: Có một thực tế là một mình mình thôi thì được. Nghĩa là món mình nấu ra thì đúng thế. Làm vua đầu bếp chúng ta có thể nấu một món ăn ngon nhưng không có nghĩa là chúng ta có thể nấu hàng nghìn suất một ngày mà ngon. Cái việc nấu một món ăn ngon và nấu hàng nghìn suất ngon là hai cái khái niệm khác nhau.

Mình hiểu tâm lý khách hàng, hiểu xu hướng khách hàng đang muốn sử dụng cái gì sao mà người ta không thích mình. Vâng và bây giờ khi mở được hơn 20 cửa hàng tại Hà Nội, thì mình hiểu ra một điều là vua đầu bếp có thể nấu một món ăn ngon, nhưng nếu bán hàng thì việc nấu một món ăn ngon nó rất khác so với việc nấu hàng nghìn suất ăn ngon mỗi ngày. Nếu chúng ta không có những hệ thống công thức, chúng ta không có những tính toán cụ thể khẩu vị cũng như là sự gia giảm trong định lượng thì rất khó để chúng ta duy trì được chất lượng

Nhà báo Quốc Lê: Vậy, các startup, các doanh nghiệp nhỏ và vừa như của bạn đang có vướng mắc và có nhu cầu thế nào khi muốn chuyển đổi số?

Hoàng Minh Nhật: Thật ra khi ban đầu thật ra ban đầu khi khởi nghiệp thì tất cả các công ty khởi nghiệp đều khá là bị động trong quá trình tiếp cận với chuyển đổi số và thường kể cả đối như đối với như Minh Nhật. Mình cũng được các đơn vị tiếp cận để họ giới thiệu về các sản phẩm, chứ mình không biết là trên thị trường đang có bao nhiêu sản phẩm hay bao nhiêu thương hiệu để mình lựa chọn và thường thì mình cũng không có sự so sánh. Có thể một số phần mềm nữa để phù hợp với cả việc bán hàng liên quan đến đồ ăn, một số phần mềm phù hợp hơn với cả những bạn bán hàng liên quan đến thời trang. Nếu mà có một nơi để mà doanh nghiệp tìm hiểu, thử nghiệm và hiểu về chuyển đổi số trước khi quyết định thì mình nghĩ ai cũng sẽ quan tâm.

Nhà báo Quốc Lê: Cảm ơn Minh Nhật về cuộc phỏng vấn với VTVdigital.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Rate this post