Hooligan là gì mà nghe đến thôi là ai cũng ngán ngẫm?
Bất kể trong ở đâu, trong đời sống hay trong thể thao, con người đều thể hiện hai mặt của mình. Có người thì theo dõi, ủng hộ trên tinh thần thượng võ. Một số khác thì cực kỳ toxic, ồn ào và thích đập phá. Nhìn chung, thường các anh em yêu bóng đá gom chung lại là Hooligan. Hooligan là gì? Liệu hooligan trong bóng đá thực sự là nét đặc trưng, hay là một thảm họa?
Hooligan là gì?
Hooligan là một từ tiếng Anh, được sử dụng để chỉ những CĐV quá khích, có hành vi phản cảm và gây ảnh hưởng đến những trận thi đấu thể thao. Đương nhiên rất nhiều môn thể thao khác nhau có tồn tại hooligan, nhưng nhiều nhất và gây chú ý nhất thì chắc chắn là ở bộ môn bóng đá.
Khái niệm này khá là phổ biến và được ra đời từ thế kỷ 19 tại Anh. Mặc dù trước đó, tình trạng bạo loạn quá khích trong thể thao đã bắt đầu được ghi nhận từ thế kỷ 14. Tuy nhiên, đến tận những năm 1980, người ta mới bắt đầu sử dụng cái tên “hooligan“.
Ở nước Anh, vốn là quê hương của bóng đá, tồn tại rất nhiều băng nhóm côn đồ. Lấy cớ là đi cổ vũ, hoặc cũng có thể là cổ vũ thật, các băng nhóm này đã gây ra vô số vụ bạo loạn, trong đó có cả việc tấn công cầu thủ, trọng tài, hành hung người dân.
Ở Việt Nam ta, vốn cũng là một đất nước rất yêu bóng đá, tình trạng hooligan cũng tương tự. Dù với sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, thì gần như không có tình trạng bạo lực ở mức độ mất kiểm soát, tuy nhiên các hành vi gây rối vẫn xuất hiện và không có dấu hiệu dừng lại.
Hooligan và những tai tiếng trong lịch sử bóng đá thế giới
Lịch sử bóng đá đã chứng kiến vô số vụ thương vong, trong đó có những thiệt hại về nhân mạng lên đến hàng trăm người. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng đương nhiên hooligan luôn đóng vai trò chính trong những thảm kịch nói trên. Sau đây là một vài trường hợp đau thương nhất:
Vào ngày 24 tháng 5, năm 1964. SVĐ quốc gia tại thủ đô Lima của Peru đã chứng kiến 318 người chết và hơn 500 người bị thương. Lý do là tuyển Peru đã bị Argentina đánh bại trong trận đấu tranh vé dự Olympic. Gay cấn nhất là ở phút 88, khi trọng tài quyết định không công nhận bàn thắng của đội chủ nhà. Các CĐV đã lao vào sân để phản đối, hành hung và dẫn đến thảm kịch nói trên. Nó đã được ghi vào sử sách với cái tên “Thảm họa Lima”.
Tiếp đến là thủ đô Port-au-Prince của Haiti, vào ngày 6/12/1976. Đội chủ nhà có trận quyết đấu với Cuba ở vòng loại World Cup. Mọi chuyện bình thường cho đến khi một CĐV đội khách đốt pháo để ăn mừng bàn thắng. Các CĐV khác nhầm đó là tiếng súng và lao đến tấn công một nhân viên an ninh.
Người quân nhân này đã vô tình bị cướp cò và khiến 2 đứa trẻ thiệt mạng. Sự hoảng loạn sau đó dẫn đến thêm 4 người chết. Có thể nói chỉ một hành động ăn mừng bàn thắng nhưng đã gây ra sự mất mát vô cùng đáng tiếc.
Nổi tiếng hơn là thảm họa Heysel ở Burussel, Bỉ vào ngày 29/5/1985. Đó là trận đấu kinh điển giữa Liverpool và Juventus, tại chung kết cúp C1 châu Âu. Nguyên nhân lại đến từ các CĐV nước Anh. Khi họ gây rối và làm sập một bức tường ngăn cách khán đài. 33 người đã tử vong tại chỗ. Điều này khiến Liên đoàn bóng đá châu Âu quyết định cấm các CLB Anh chơi tại đấu trường này trong suốt 5 năm. Một vết nhơ vô cùng lớn mà xứ sở sương mù để lại với nền bóng đá thế giới.
Lại nói về nước Anh, những người yêu mến giải Premier League đến thời điểm này vẫn còn được nghe kể nhiều về thảm họa Hillsborough. Đó là ngày 15/4/1989 tại Sheffield, trong trận bán kết FA Cup giữa Liverpool và Nottingham Forest. Nguyên nhân xảy ra vụ việc vẫn gây tranh cãi trong suốt nhiều năm. Tuy nhiên, cái chết của 96 người và 766 trường hợp bị thương đến tự hành động chen lấn xô đẩy của các CĐV.
Vấn nạn Hooligan của nền bóng đá Việt Nam
Rất tiếc, Việt Nam cũng không đứng ngoài câu chuyện này. Như đã nói ở trên, do các cơ quan an ninh luôn tập trung siết chặt, nên hooligan trong bóng đá nước ta nhìn chung vẫn chưa gây ra sự cố nghiêm trọng. Tuy nhiên, từ năm 2010 thì vấn đề bạo lực trên khán đài đã bắt đầu được nhấn hồi chuông cảnh báo. Năm 2008 bắt đầu ghi nhận trường hợp đốt pháo sáng đến từ các CĐV Hải Phòng trên sân Lạch Tray, và một số sân khách.
Tiếp theo đó còn có những vụ ẩu đả với lực lượng an ninh ở sân Hàng Đẫy, hay ẩu đả tại Vinh. Tất cả hành vi nói trên đều là sai trái và đã nhận án phạt từ cơ quan chức năng. Tuy nhiên hơn 10 năm trôi qua, những trường hợp tương tự vẫn cứ tiếp diễn.
Đến tận thời điểm này, theo thống kê thì hàng năm ban tổ chức V-League đã đưa ra khoảng 30 án phạt lớn nhỏ liên quan đến những hành vi gây rối trên khán đài. Thậm chí, từng có trường hợp trọng tài bị CĐV đe dọa ngay trên sân, áp lực đến nỗi phải thay đổi quyết định trước đó (hay còn gọi là “bẻ còi”).
Không chỉ trong nước, hooligan Việt Nam còn từng khiến đội tuyển Indonesia hú vía ở AFF Cup 2016, khi tập trung ném đá làm vỡ cả cửa kính xe bus chở các cầu thủ đội bạn. Đây được cho là một trong những sự kiện đáng xấu hổ nhất của thể thao Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.
Ngoài ra, những năm gần đây chúng ta cũng được chứng kiến một cảnh tượng khác, nhưng gốc gác không khác gì. Đó là việc các CĐV bao vây phòng bán vé, có hành vi đe dọa và gây rối khiến việc phát hành vé cho những trận cầu đinh trở nên vô cùng phức tạp.
Có cả hội tự xưng là cựu chiến binh, bao vây văn phòng trụ sở VFF để đòi được phát vé. Tất cả những hình ảnh đó đều làm xấu đi văn hóa cổ vũ ở một đất nước mà luôn được thế giới nể phục vì tình yêu với môn thể thao vua.
Kết luận
Rõ ràng, vấn nạn Hooligan vẫn đang khiến nền bóng đá nói riêng và thể thao nói chung có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Thiết nghĩ, trước mắt các ban tổ chức, quản lý và điều hành các giải đấu cần có những luật lệ về cổ động viên thật rõ ràng cùng với những mức hình phạt tương xứng. Có như vậy, chúng ta mới có thể quét sạch Hooligan và làm sạch được nền thể theo toàn cầu.
Đánh giá bài viết post