Tôi nghe nói giáo sư sử học Lê Văn Lan không có vợ?

Bạn đọc đi.

Giáo sư sử học Lê Văn Lan –
Người “muôn năm cũ” .

Đã nghe nhiều về căn hộ vẻn vẹn 6m2 của GS Sử học
Lê Văn Lan, nhưng khi đến ngôi nhà trên gác 2, số 1 Nguyễn Văn Tố, ngay sát chợ
Hàng Da mà ông phải chỉ dẫn cụ thể như vẽ bản đồ ngay giữa lòng Hà Nội, tôi chắc
rằng bất kỳ ai lần đầu tiên đến thăm cũng không khỏi ngạc nhiên. 6m2 nhưng một
nửa diện tích dành cho bộn bề sách, đến chiếc

Căn phòng này nguyên là một trong số 17 buồng của nhà một giáo
sĩ Tin Lành. Đến khi giải phóng, họ rời Hà Nội, nơi đây thành chỗ cho người ta
nhảy dù vào. “Tôi thì không nhảy dù. Vì theo đạo Tin Lành nên nhà thờ gọi đến
cho một buồng”. Từ một công tử trong gia đình vốn thuộc hàng danh gia vọng tộc
của đất Hà thành, sở hữu 7 cái biệt thự, gia đình ông đã hiến hết cho Chính phủ
để vào căn gác này sống. Không một chút tiếc nuối những “nhà nhiều buồng” trước
đây, ông nhẹ nhõm “Tôi là người giác ngộ chủ nghĩa Mác rất sớm. Đó là giác ngộ
đích thực, tận căn cốt, có lý thuyết vững vàng chứ không phải nhiều người nói
thì nghe. Nên mình cảm thấy rất hạnh phúc khi được thay đổi lối sống cũ để sống
theo trào lưu cách mạng”. Hai vợ chồng, hai đứa con, sinh hoạt “rất tiện”. Bữa
ăn nhiều khi chỉ là quả trứng luộc, lấy cọng tóc xắn ra làm 4 góc mỗi người một
miếng. Có quy định không ai được tranh phần nhưng cũng không ai được nhường phần
cho người khác. Bao nhiêu năm ông vẫn nằm trên chiếc giường mà mẹ ông đã nằm và
nhắm mắt trên đó. Chiếc giường vừa vặn bằng bề ngang một cỗ quan tài như ông vẫn
nói đùa, nên không thể nằm vắt chéo chân hay lăn lê bò toài mà bắt buộc phải nằm
nghiêm chỉnh. Nhưng, theo ông: “một ngày làm việc chăm chỉ tối sẽ ngủ ngon giấc,
một đời làm việc chăm chỉ, cái chết cũng đến nhẹ nhàng”…

Quá hài lòng
với cuộc sống “rất tiện” này, năm 1994, GS Lê Văn Lan được phân một ngôi nhà
trên phố Kim Mã Thượng (bậc lương của ông là 7,1 – ngang với thứ trưởng nên được
căn nhà theo tiêu chuẩn thứ trưởng), phản ứng của ông là: không nhận. Ông bảo
với con: “Bố đã nếm đủ mùi thế nào là nhà nhiều buồng ở rồi”. Vợ ông thì không
nghĩ thế. Ông giao hẹn: “Em nhận thì cứ lên đó, anh ở lại đây”. Bây giờ, mỗi
ngày ông dành 2 tiếng phi xe lên đó ăn tối với vợ con, xong lại về với 6m2. Sáng
ăn quán, trưa suất cơm bụi ngay đầu ngõ, vẫn “rất tiện!”. Ông dí dỏm: tôi theo
gót Xuân Diệu “Tôi đồng hành cùng nhân dân tôi”, quanh đây còn có những nhà chỉ
sống với 2m2, tôi sống thế này còn rộng chán, hơn nữa mức lương của tôi là 7,1
tính ra hơn 4 triệu đồng/tháng, ở như thế này là hợp lý!

Ngồi lút sau
những chồng sách và vẫn lối dẫn chuyện dí dỏm có duyên, ông giúp những kẻ hậu
sinh như chúng tôi hiểu ra rất nhiều điều tưởng chừng như đơn giản ấy. Có lẽ, ở
cái tuổi ngoài 70 với những thăng trầm của cuộc đời, của lịch sử đều đã trải
qua, nên mọi việc đối với ông thật nhẹ nhàng.

Trong những câu chuyện miên
man về Hà Nội, không khỏi có chút chua chát trong giọng nói của ông, một người
gắn bó, tìm hiểu những thăng trầm lịch sử qua từng lớp đất của Hà Nội. Khi chúng
tôi hỏi chuyện về dự án “Thành phố ven sông Hồng”, với tư cách là một nhà sử học
ông nhận xét nó có “xuất phát điểm ngớ ngẩn và lòe bịp”. Nếu nói về sự phát
triển, chúng ta có thể sẽ có một khu đô thị rất tốt, nhưng cứ theo những gì
người ta sẽ quy hoạch thì đây sẽ là dấu chấm hết cho 21 di tích lịch sử văn hóa,
thế hệ sau sẽ không còn biết đến dấu tích của một Trạm Hoài viễn, đình Nha Thôn,
đình Bắc Biên… Và điều nực cười hơn, trong cái dự án đó, người ta không hề nhắc
từ nào đến những di tích văn hóa đó cả. Và ngay bản tham luận về Thành Cổ Loa,
ông đã lên tiếng phê phán dự định kết hợp một Cổ Loa nghìn năm xưa cũ đang phải
chống chọi với thời gian và sự xâm lấn… với khu di tích Vân Trì để biến thành
một khu du lịch. Tất cả những điều đó, làm những người gắn bó với Hà Nội như ông
cảm thấy đau lòng.

Bây giờ, một ngày làm việc của ông vẫn kín lịch: viết
báo, viết tham luận, giảng dạy, làm cố vấn cho các chương trình truyền hình,…
tất cả đều nhằm truyền lại cho độc giả, khán giả, học sinh của ông những hiểu
biết về lịch sử Việt Nam. Và tôi biết, ông vẫn tiếp tục mãi mãi một tình yêu với
Hà Nội và bảo vệ di sản văn hóa Hà Nội theo cách của
mình.

Bạn đọc đi.Giáo sư sử học Lê Văn Lan – Người “muôn năm cũ” .Đã nghe nhiều về căn hộ vẻn vẹn 6m2 của GS Sử học Lê Văn Lan, nhưng khi đến ngôi nhà trên gác 2, số 1 Nguyễn Văn Tố, ngay sát chợ Hàng Da mà ông phải chỉ dẫn cụ thể như vẽ bản đồ ngay giữa lòng Hà Nội, tôi chắc rằng bất kỳ ai lần đầu tiên đến thăm cũng không khỏi ngạc nhiên. 6m2 nhưng một nửa diện tích dành cho bộn bề sách, đến chiếc bàn làm việc cũng thu gọn lại chừng ba bốn mươi phân. Ngoài vị trí quen thuộc của ông bên bàn làm việc , có thêm duy nhất một chiếc ghế, tức là nếu số khách nhiều hơn một thì chủ và khách phải lúi húi tìm thêm một góc ngồi… trên sách.Căn phòng này nguyên là một trong số 17 buồng của nhà một giáo sĩ Tin Lành. Đến khi giải phóng, họ rời Hà Nội, nơi đây thành chỗ cho người ta nhảy dù vào. “Tôi thì không nhảy dù. Vì theo đạo Tin Lành nên nhà thờ gọi đến cho một buồng”. Từ một công tử trong gia đình vốn thuộc hàng danh gia vọng tộc của đất Hà thành, sở hữu 7 cái biệt thự, gia đình ông đã hiến hết cho Chính phủ để vào căn gác này sống. Không một chút tiếc nuối những “nhà nhiều buồng” trước đây, ông nhẹ nhõm “Tôi là người giác ngộ chủ nghĩa Mác rất sớm. Đó là giác ngộ đích thực, tận căn cốt, có lý thuyết vững vàng chứ không phải nhiều người nói thì nghe. Nên mình cảm thấy rất hạnh phúc khi được thay đổi lối sống cũ để sống theo trào lưu cách mạng”. Hai vợ chồng, hai đứa con, sinh hoạt “rất tiện”. Bữa ăn nhiều khi chỉ là quả trứng luộc, lấy cọng tóc xắn ra làm 4 góc mỗi người một miếng. Có quy định không ai được tranh phần nhưng cũng không ai được nhường phần cho người khác. Bao nhiêu năm ông vẫn nằm trên chiếc giường mà mẹ ông đã nằm và nhắm mắt trên đó. Chiếc giường vừa vặn bằng bề ngang một cỗ quan tài như ông vẫn nói đùa, nên không thể nằm vắt chéo chân hay lăn lê bò toài mà bắt buộc phải nằm nghiêm chỉnh. Nhưng, theo ông: “một ngày làm việc chăm chỉ tối sẽ ngủ ngon giấc, một đời làm việc chăm chỉ, cái chết cũng đến nhẹ nhàng”…Quá hài lòng với cuộc sống “rất tiện” này, năm 1994, GS Lê Văn Lan được phân một ngôi nhà trên phố Kim Mã Thượng (bậc lương của ông là 7,1 – ngang với thứ trưởng nên được căn nhà theo tiêu chuẩn thứ trưởng), phản ứng của ông là: không nhận. Ông bảo với con: “Bố đã nếm đủ mùi thế nào là nhà nhiều buồng ở rồi”. Vợ ông thì không nghĩ thế. Ông giao hẹn: “Em nhận thì cứ lên đó, anh ở lại đây”. Bây giờ, mỗi ngày ông dành 2 tiếng phi xe lên đó ăn tối với vợ con, xong lại về với 6m2. Sáng ăn quán, trưa suất cơm bụi ngay đầu ngõ, vẫn “rất tiện!”. Ông dí dỏm: tôi theo gót Xuân Diệu “Tôi đồng hành cùng nhân dân tôi”, quanh đây còn có những nhà chỉ sống với 2m2, tôi sống thế này còn rộng chán, hơn nữa mức lương của tôi là 7,1 tính ra hơn 4 triệu đồng/tháng, ở như thế này là hợp lý!Ngồi lút sau những chồng sách và vẫn lối dẫn chuyện dí dỏm có duyên, ông giúp những kẻ hậu sinh như chúng tôi hiểu ra rất nhiều điều tưởng chừng như đơn giản ấy. Có lẽ, ở cái tuổi ngoài 70 với những thăng trầm của cuộc đời, của lịch sử đều đã trải qua, nên mọi việc đối với ông thật nhẹ nhàng.Trong những câu chuyện miên man về Hà Nội, không khỏi có chút chua chát trong giọng nói của ông, một người gắn bó, tìm hiểu những thăng trầm lịch sử qua từng lớp đất của Hà Nội. Khi chúng tôi hỏi chuyện về dự án “Thành phố ven sông Hồng”, với tư cách là một nhà sử học ông nhận xét nó có “xuất phát điểm ngớ ngẩn và lòe bịp”. Nếu nói về sự phát triển, chúng ta có thể sẽ có một khu đô thị rất tốt, nhưng cứ theo những gì người ta sẽ quy hoạch thì đây sẽ là dấu chấm hết cho 21 di tích lịch sử văn hóa, thế hệ sau sẽ không còn biết đến dấu tích của một Trạm Hoài viễn, đình Nha Thôn, đình Bắc Biên… Và điều nực cười hơn, trong cái dự án đó, người ta không hề nhắc từ nào đến những di tích văn hóa đó cả. Và ngay bản tham luận về Thành Cổ Loa, ông đã lên tiếng phê phán dự định kết hợp một Cổ Loa nghìn năm xưa cũ đang phải chống chọi với thời gian và sự xâm lấn… với khu di tích Vân Trì để biến thành một khu du lịch. Tất cả những điều đó, làm những người gắn bó với Hà Nội như ông cảm thấy đau lòng.Bây giờ, một ngày làm việc của ông vẫn kín lịch: viết báo, viết tham luận, giảng dạy, làm cố vấn cho các chương trình truyền hình,… tất cả đều nhằm truyền lại cho độc giả, khán giả, học sinh của ông những hiểu biết về lịch sử Việt Nam. Và tôi biết, ông vẫn tiếp tục mãi mãi một tình yêu với Hà Nội và bảo vệ di sản văn hóa Hà Nội theo cách của mình.

Rate this post