Tính phi khoa học của Lý Hồng Chí và quảng cáo của Pháp Luân Công

Phần 1: Luận điệu Phật Đà không nhận thức được chân thực của Phật Pháp

Bài viết này đưa ra các bằng chứng về việc ông Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công đã có các phát ngôn gây sốc. Ông ta đã hạ thấp toàn bộ giáo chủ của các tôn giáo phương Đông như Phật Thích Ca Mâu Ni, Nguyên Thủy Thiên Tôn, hạ thấp cả chúa Jesus cũng như các trường phái khí công và các học thuyết khoa học. 

Đồng thời tự đề cao, lăng xê bản thân mình. Ông ta đã thần thánh hóa bản thân, gieo vào đầu tín đồ Pháp Luân Công những ảo tưởng là những học viên Pháp Luân Công là “chúa” là “Phật”…là các chư thần xuống thế gian giúp Lý Hồng Chí để cứu độ chúng sinh. 

Mặt khác trong khi trả lời Thời báo Time, ông ta lại giả vờ khiêm tốn rằng chỉ là người bình thường.

1. Lý Hồng Chí cho rằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni không nhận thức được chân thực của Phật Pháp

Chúng tôi trích nguyên văn một bài viết của Lý Hồng Chí trong Pháp Luân Đại Pháp – Tinh Tấn Yếu Chỉ. Trích: “Luận thuật của Phật giáo là bộ phận nhỏ yếu nhất của Phật Pháp”.

Hỡi chúng sinh! Chớ dùng Phật giáo để đo lường Đại Pháp Chân – Thiện – Nhẫn, đó không cách nào đo lường. Vì người ta đã quen việc coi kinh thư của Phật giáo là Pháp. Thực ra Thiên Thể quá to lớn, vượt khỏi nhận thức về vũ trụ của Phật Đà.

Thái cực của Đạo Gia cũng chỉ là vũ trụ lý giải của tầng thứ nhỏ, đến tầng người thường này đã là không có Pháp thực chất nữa, mà chỉ có chút hiện tượng lẻ tẻ ở biên duyên vũ trụ có thể khiến người ta tu luyện mà thôi. 

Vì người thường là người ở tầng thứ thấp nhất, nên cũng không để con người biết được Phật Pháp chân chính. Nhưng người ta từng nghe thánh nhân giảng: Kính Phật có thể gieo mầm nhân quả cơ duyên tu luyện, người tu luyện trì chú có thể được sinh mệnh cao cấp bảo hộ, giữ gìn giới luật có thể đạt tiêu chuẩn người tu luyện. Xưa nay vẫn luôn có người nghiên cứu những lời mà bậc Giác Giả giảng có phải là Phật Pháp hay không? 

Phật Như Lai giảng thoại ấy, là thể hiện của Phật tính, cũng xứng là biểu hiện của Pháp, nhưng vẫn không phải Pháp thực chất của vũ trụ, vì quá khứ quyết không cho phép con người biết được thể hiện chân thực của Phật Pháp. Phật Pháp là gì thì phải tu luyện lên cao tầng thì mới có thể ngộ ra được, thế nên lại càng không để con người biết được thực chất của tu luyện chân chính. 

Pháp Luân Đại Pháp là lần đầu tiên từ vạn cổ đưa đặc tính của vũ trụ (Phật Pháp) lưu cấp cho con người, tương đương với lưu cấp cho con người một chiếc thang lên trời, vì vậy chư vị lẽ nào có thể dùng những điều trong Phật giáo để đo lường Đại Pháp của vũ trụ? (Pháp Luân Đại Pháp – Tinh Tấn Yếu Chỉ  Lý Hồng Chí, 8 tháng Mười, 1995-[1])

Trong khi đó, như chúng ta đã biết, trong các Kinh điển của Phật Giáo như kinh A Di Đà, kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm….. đã nói đến các cõi thế giới ở trong  Vũ Trụ vô cùng, vô tận. 

Có khi các cõi thế giới này cách thế giới chúng ta đang sống hàng triệu năm ánh sáng (nếu dùng theo ngôn ngữ thiên văn hiện đại) mà đến nay sau hàng nghìn năm giới khoa học thiên văn vũ trụ đã có các công nghệ rất tiên tiến đã bỏ không biết bao nhiêu công sức tìm kiếm sự sống ngoài trái đất mà còn chưa tìm ra, và vẫn cho đó là một giả thiết khoa học có cơ sở, điều đó để minh chứng rằng nhận thức về sự rộng lớn của không gian Vũ Trụ thì Phật Giáo đã đi trước khoa học cả hàng nhiều nghìn năm. 

Trong Phật giáo thì đức Phật là người Chánh Đẳng Chánh Giác, vậy căn cứ vào đâu Lý Hồng Chí xuyên tạc: “Thực ra Thiên Thể quá to lớn, vượt khỏi nhận thức về vũ trụ của Phật Đà” [1]. 

Khi Lý Hồng Chí cho rằng Đại Pháp của ông ta thì không có cách nào đo lường, và vũ trụ đã quá rộng lớn vượt khỏi tầm nhận thức của đức Phật điều đó có nghĩa ông ta là người sáng lập ra Pháp Luân Công đã khẳng định rằng mình vượt qua đức Phật về mặt giác ngộ, đồng thời hạ thấp đức Phật Thích Ca Mâu Ni không nhận thức được vũ trụ?.

Nhà khoa học vĩ đại nhất thé kỷ 20, cũng là người được Tạp chí Time bình chọn là người có ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20, đó là Abert Estein  khẳng định “Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng những nhu cầu của khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo. Phật giáo không đòi hỏi phải xét lại mình để cập nhật với những khám phá gần đây của khoa học. Phật giáo không cần từ bỏ quan điểm của mình để đi theo khoa học, vì nó bao gồm khoa học cũng như vượt qua khoa học” [2].
 
Abert Estein khẳng định: Phật giáo không cần từ bỏ quan điểm của mình để đi theo khoa học, vì nó bao gồm khoa học cũng như vượt qua khoa học 

Theo ông Lý Hồng Chí: “Phật Như Lai giảng thoại ấy, là thể hiện của Phật tính, cũng xứng là biểu hiện của Pháp, nhưng vẫn không phải Pháp thực chất của vũ trụ, vì quá khứ quyết không cho phép con người biết được thể hiện chân thực của Phật Pháp”[1]cứ y văn này mà hiểu thì Lý Hồng Chí khẳng định những chân lý của đức Phật tìm ra không phải chân lý của vũ trụ, mà trong đó có chân Lý Tứ Diệu Đế, vì sao đức Phật không nhận ra được chân lý của vũ trụ thì vì rằng quá khứ không cho phép nhận thức được. 

Đây là một hình thức ngụy biện không hề có cơ sở, giải sử như Pháp Luân Công là một hình thức tu luyện – tự chứng, còn Phật Giáo cũng có các hình thức tu luyện – tự chứng thì Lý Hồng Chí căn cứ vào đâu để nói đức Phật không nhận thức được chân thực của Phật Pháp?

Tiếp theo Lý Hồng Chí khẳng định “Phật Pháp là gì thì phải tu luyện lên cao tầng thì mới có thể ngộ ra được” [1] trong sách Chuyển Pháp Luân do mình viết, ông ta đã khoác lác là truyền pháp tại cao tầng (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 1) điều đó khẳng định Lý Hồng Chí đã hiểu được chân lý của Phật Pháp còn đức Phật không hiểu được chân lý thực chất của Phật Pháp.

2. Lý Hồng Chí cho rằng tầng của Phật Thích Ca Mâu Ni là tầng Như Lai, ông ta hứa đưa tín đồ Pháp Luân Công lên cao tầng

“Thích Ca Mâu Ni dưới cội bồ đề khai công khai ngộ rồi, chưa lập tức đạt đến tầng Như Lai. Trong suốt 49 năm truyền Pháp, Ông liên tục tự mình đề cao. Mỗi khi đề cao [lên] một tầng, Ông quay lại xét thấy Pháp mình vừa giảng xong không còn đúng nữa. Lại đề cao lên, Ông phát hiện rằng Pháp mình vừa giảng xong lại cũng không đúng nữa.

Cứ đề cao lên, Ông lại phát hiện rằng Pháp vừa giảng xong lại không còn đúng. Trong toàn bộ 49 năm, Ông không ngừng thăng hoa như thế; mỗi lần đề cao [lên] một tầng, [Ông] lại phát hiện Pháp Ông giảng trước đó về nhận thức đều là rất thấp.” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 5).

Hình ảnh Lý Hồng Chí là một vị Phật Chủ nguồn [3]

Trước tiếp ông Lý Hồng Chí nói rằng Thích Ca Mâu Ni khi giác ngộ chưa đạt tầng Như Lai, thế nào là tầng Như Lai thì ông ta không nói rõ?

Rõ ràng Lý Hồng Chí đã xuyên tạc rằng những bài giảng của đức Phật trong thời gian mới đắc đạo là Tứ Thánh Đế và Bát Chánh Đạo (còn được lưu trữ trong kinh Chuyển Pháp Luân) không phải là chân lý (không đúng nữa), thậm chí toàn bộ 49 năm thuyết pháp thì đều thuyết ra các pháp sai (về mặt nhận thức đều là rất thấp). 

Lý Hồng Chí đã hạ thấp đức Phật Thích Ca Mâu Ni một cách rõ rệt. Tuy nhiên Theo kinh Phật nguyên thủy nói về khái niệm Như Lai như thế nào? (Kinh Phật Thuyết Như Vậy, trong Tiểu Bộ Kinh, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch [4])

“Này các tỷ kheo, thế giới được Như Lai Chánh đẳng giác, Như Lai không hệ lụy đối với đời. Này các tỷ kheo, thế giới tập khởi được Như Lai Chánh Ðẳng Giác. Thế giới tập khởi được Như Lai đoạn tận. Này các tỷ kheo, Thế giới đoạn diệt được Như Lai giác ngộ. Này các tỷ kheo, con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai Chánh đẳng giác; con đường đưa đến thế giới đoạn diệt được Như Lai đã tu tập.”

“Cái gì này các tỷ kheo, trong toàn thế giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn chư Thiên và loài người được thấy, được nghe, được thọ tưởng, được thức tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát, tất cả đều được Như Lai Chánh đẳng giác. Do vậy được gọi là Như Lai. Này các tỷ kheo, từ đêm Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng giác đến đêm Ngài nhập Niết bàn, không có dư y, trong thời gian ấy điều gì Ngài nói, tuyên bố nêu rõ lên, tất cả là như vậy, không có khác được, do vậy được gọi là Như Lai.”

“Này các tỷ kheo, Như Lai nói gì làm vậy, làm gì nói vậy; vì rằng nói gì làm vậy, làm gì nói vậy, nên được gọi Như Lai.”

“Này các tỷ kheo, trong toàn thể thế giới, Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiên và loài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị chiến bại, toàn tri, toàn kiến, được tự tại, do vậy được gọi là Như Lai (Kinh số 112).”

Căn cứ vào các đoạn kinh trên thì Như Lai là một đại từ nhân xưng mà đức Phật dùng để chỉ bản thân mình, chỉ một người chân thật (nói gì làm vậy, làm gì nói vậy), một người đã giác ngộ chiến thắng (chính mình), toàn tri, toàn kiến, được tự tại (không còn luân hồi). Như vậy đối với Phật giáo Nguyên Thủy không chấp nhận khái niệm Như Lai là một tầng. 

Theo Phật Giáo đại Thừa thì khái niệm Như Lai được đề cập như trong kinh Kim Cương như sau: “Như Lai đó, chẳng từ đâu mà đến, cũng chẳng đi về đâu, nên gọi là Như Lai.”

Phật giáo Đại thừa giải thích như sau: Như Lai chính là thực tại tối hậu của vạn hữu. Đối với thực tại tối hậu này, ta không thể nhận thức nó như một đối tượng.Chỉ khi nào nắm bắt được cái đồng nhất trong muôn ngàn sai biệt của hiện tượng giới thì khi đó, ta mới thể nhập được cái thực tại tối hậu ấy, tức mới nhận thức được Như Lai [4].

Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa có viết: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn từ chánh định an lành mà dậy, bảo ngài Xá-Lợi-Phất: “Trí huệ của các đức Phật rất sâu vô lượng, môn trí huệ đó khó hiểu khó vào, tất cả hàng Thanh văn cùng Tích-chi-Phật đều không biết được. Vì sao? 

Phật đã từng gần gũi trăm nghìn muôn ức, vô số các đức Phật, trọn tu vô lượng đạo pháp của các đức Phật, dõng mãnh tinh tấn, danh tốt đồn khắp, trọn nên pháp rất sâu chưa từng có, theo thời nghi mà nói pháp ý thú khó hiểu. 

Xá-Lợi-Phất! Từ ta thành Phật đến nay, các món nhân duyên, các món thí dụ, rộng nói ngôn giáo, dùng vô số phương tiện dìu dắt chúng sanh, làm cho xa lìa lòng chấp. Vì sao? Đức Như-Lai đã đầy đủ phương tiện, tri kiến và ba la mật. 

Xá-Lợi-Phất! Tri kiến của Như Lai rộng lớn sâu xa, đức vô lượng vô ngại lực, vô sở úy, thiền định, giải thoát tam muội, đều sâu vào không ngằn mé, trọn nên tất cả pháp chưa từng có. 

Xá-Lợi-Phất! Như Lai hay các món phân biệt, khéo nói các pháp lời lẽ im dịu vui đẹp lòng chúng. 

Xá-Lợi-Phất! Tóm yếu mà nói đó, vô lượng vô biên pháp vị tằng hữu, đức Phật thảy đều trọn nên.” (Kinh Pháp Hoa, phẩm Phương tiện, HT.Thích Trí Tịnh dịch)

Như vậy dù là Phật giáo Nguyên Thủy hay Phật giáo Đại thừa đều thừa nhận đức Phật đã đạt Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nghĩa là nhận thức một cách chính xác tận cùng các vấn đề trong vũ trụ này. Nay ông Lý Hồng Chí chỉ với một câu nói đã phủ định toàn bộ 49 năm thuyết pháp của đức Phật (thuyết pháp sai, pháp không còn đúng, chưa đạt tầng Như Lai), như thế rõ rằng là xuyên tạc.

Khi đưa ra dẫn chứng trên ra để minh họa rằng ông Lý Hồng Chí đang hạ thấp đức Phật thì tín đồ Pháp Luân Công nói đó không phải là hạ thấp Phật Thích Ca Mâu Ni mà sư phụ Lý Hồng Chí muốn nói rằng “Pháp khác nhau tại các tầng khác nhau”. 

Tuy nhiên ông Lý Hồng Chí khẳng định: “Người tu luyện đến được tầng nào thì  chỉ có thể nhận thức được thể hiện cụ thể của Phật Pháp tại tầng ấy; đó chính là quả vị và tầng tu luyện [của người ấy]” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 7). Như vậy có nghĩa là ông Lý Hồng Chí đang ngầm khẳng định rằng khi đức khi Phật Giác Ngộ thì chưa đạt tầng Như lai, con nay ông ấy đã nhận thức được tầng Như Lai rồi nghĩa là ông ấy đã vượt qua đức Phật. 

Trong khi một mặt Lý Hồng Chí hạ thấp đức Phật như phân tích ở trên, thì một mặt khác mặt khác Lý Hồng Chí mượn miệng các Đại giác giả (đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chúa Jesus, Lão Tử) tuyên truyền về thời kỳ mạt pháp và quan điểm cá nhân của ông ta:

Trích: “Tôi có thể nói với chư vị, rằng có rất nhiều Đại Giác Giả đều đang chăm chú theo dõi sự việc này; đây là vào thời kỳ mạt Pháp mà chúng tôi truyền chính Pháp một lần cuối cùng” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 64). Ông ta lại mượn một số ý của Phật giáo để bài xích Phật Giáo “Thích Ca Mâu Ni giảng rằng, đến thời mạt Pháp, tăng nhân trong chùa tự độ đã rất khó, huống nữa là cư sĩ, càng không có ai quản.”(Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 49).

Trích: “Các vị Đại Giác Giả trên trời, Phật cũng vậy, Đạo cũng vậy, Thần cũng vậy, họ đã không còn coi người ngày nay là người nữa.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996],  Lý Hồng Chí, năm 1996-[5])

Trích: “Không chỉ đệ tử Đại Pháp tới thế gian này là từng ký [thệ] ước với Sư phụ, mà tất cả con người, sinh mệnh tới thế gian này, chư Thần tới từ thiên thượng, đều có ước với tôi.  Vũ trụ quá to lớn, sinh mệnh quá nhiều, địa cầu quá nhỏ bé, dung [chứa] không nổi quá nhiều sinh mệnh, những sinh mệnh được lựa chọn đều từng phát thệ muốn giúp tôi Chính Pháp và cứu độ chúng sinh thì mới có thể tới trái đất, chỉ là trước đây trong lịch sử tôi đã an bài đệ tử Đại Pháp cụ thể tới làm việc này. Nhưng đối với hồng Pháp, người truyền người, thì đối với họ mỗi người đều có trách nhiệm. Đó là việc của người thường rồi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016, Lý Hồng Chí, 15 tháng Năm, 2016, Brooklyn, New York).

Hay ông ta từng khảng khái: “Đệ tử  Đại Pháp là chư Thần hạ thế có trách nhiệm trợ Sư cứu chúng sinh, gánh vác trách nhiệm cứu độ chúng sinh ở hạ giới”. 

Như vậy Lý Hồng Chí khẳng định tất cả chúng sinh xuống thế gian này đều đã ký thệ ước với ông ta, chư thần cũng ký thệ ước với ông ta, và ông ta là một vị thần đã an bài cho tín đồ Pháp Luân Công xuống thế gian này để cứu độ chúng sinh, đệ tử Pháp Luân Công là chư thần?

Trong khi đó trả lời phỏng vấn trên Thời báo Time, Lý Hồng Chí lại nói ông ta chỉ là một người bình thường [7]. Điều đó chứng tỏ một mặt Lý Hồng Chí lợi dụng Pháp Luân Công thần thánh bản thân, tuyên truyền mê tín dị đoan cho tín đồ Pháp Luân Công?

Pháp Đăng – Hải Tuệ –

Vườn hoa Phật giáo 

—————————-

Tham khảo:

[1]-Lý Hồng Chí Pháp Luân Đại Pháp-Tinh Tấn Yếu Chỉ, xem tại đây
http://vi.falundafa.org/book/jjyz_html/jjyz.html#Heading__4163
[2]- http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/245/0/3049/Albert_Einstein_va_dao_Phat
[3]- http://tansinh.net/van-co-co-duyen/tuong-lai-se-biet-den-cau-chuyen-nay-nhu-la-mot-truyen-thuyet/
[4]- Giới Thiệu Kinh Phật Thuyết Như Vậy (Itivuttaka), Hòa thượng Thích Minh Châu, http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin105.htm
[5]-http://vi.falundafa.org/jw/kinh_van_19960000.html
[6]-http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html
[7]- “I am just a very ordinary man”. Time Magazine. 2 August 1999. During the Cultural Revolution, the government misprinted my birthdate. I just corrected it. During the Cultural Revolution, there were lots of misprints on identity. A man could become a woman, and a woman could become a man. It’s natural that when people want to smear you, they will dig out whatever they can to destroy you. What’s the big deal about having the same birthday as Sakyamuni? Many criminals were also born on that date. I have never said that I am Sakyamuni. I am just a very ordinary man.

Rate this post