Khí công sư Lý Hồng Chí

Khí công sư Lý Hồng Chí là ai?

Ông Lý Hồng Chí (tiếng Trung Quốc phồn thể là 李洪志, bính âm là Lǐ Hóngzhì) là người sáng lập ra Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công). Ngày 13/5/1992, ông đã giới thiệu Pháp Luân Công- một môn khí công của Phật gia cho người dân tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Trong các năm 1992 đến năm 1994, ông đã đi khắp Trung Quốc để giảng dạy Pháp Luân Công.

Ngày 13/3/1995, ông Lý mở khóa giảng ở Paris tại đại sứ quán Trung Quốc, theo lời mời của đại sứ Trung Quốc ở Pháp. Sau đó ông đến Thụy Điển, và các nước khác. Ngoài hình thức truyền công theo bài giảng, Pháp Luân Công chủ yếu được giới thiệu đến mọi người trên toàn thế giới phiên dịch qua sách, băng ghi hình và ghi âm.

Năm 1996, ông Lý Hồng Chí và gia đình tới định cư ở New York, Hoa Kỳ.

Theo ước tính đến đến nay, Pháp Luân Công đã được phổ biến ở hàng trăm quốc gia và vũng lãnh thổ với hàng trăm triệu học viên.

Giải thưởng và khen tặng

  • Từ ngày 10 đến 20/12/1993, ông Lý Hồng Chí (cũng gọi là sư phụ Lý Hồng Chí, sư phụ Lý) và một số đệ tử tham gia Triển lãm sức khỏe châu Á tại Trung tâm triển lãm quốc tế Sanyuanqiao và được trao nhiều giải thưởng: “Giải thưởng thúc đẩy Biên giới khoa học”, “Giải vàng đặc biệt”, “Giải thưởng khí công sư được hoan nghênh nhất”.
  • Ngày 27/12/1993, sư phụ Lý được nhận Bằng Danh Dự của Hội Kiến Nghĩa Dũng Vi Cơ Kim Trung Hoa là một tổ chức thành viên của Bộ Công An Trung Quốc.
  • Ngày 6/5/1994, ông Lý Hồng Chí được Hội nghiên cứu khoa học Khí công tỉnh Cát Lâm Trung Quốc công nhận là “Khí công sư lỗi lạc”.
  • Ngày 3/8/1994, thành Phố Houston bang Texas, Hoa Kỳ đã tuyên bố ông Lý là một “Đại sứ Thiện chí” và là một “Công dân đáng kính vì công tác công cộng vị tha vì lợi ích và hạnh phúc của nhân loại”.

Ngoài ra, thầy Lý Hồng Chí cùng Pháp Luân Công đã được rất nhiều giải thưởng, thư công nhận và ủng hộ từ các chính phủ cũng như các tổ chức khắp thế giới. Năm 2000 và năm 2001, ông đã được đề cử giải Nobel Hòa bình và được Quốc hội châu Âu đề cử giải thưởng Tự do tư tưởng Sakharov

Rate this post