Tìm hiểu tiểu sử nhà văn Lê Lựu và những tác phẩm nổi tiếng của ông

Tìm hiểu tiểu sử nhà văn Lê Lựu và những tác phẩm nổi tiếng của ông

Nếu bạn là người yêu thích truyện ngắn, tiểu thuyết thì chắc hẳn sẽ biết đến nhà văn Lê Lựu. Những tác phẩm của ông đã đi cùng năm tháng. Cùng tìm hiểu tiểu sử nhà văn Lê Lựu và những tác phẩm nổi tiếng của ông qua bài viết dưới đây.

Tiểu sử nhà văn Lê Lựu

Nhà văn Lê Lựu quê ở xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Ông là một nhà văn Việt Nam, thành viên của Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1974, chuyên viết về tiểu thuyết và truyện ngắn.

nha-van-le-luu

Xem ngay: nhà văn Nguyên Ngọc để biết thêm về nhà văn

Hiện nay, ông đang giữ chức vụ Giám đốc của Trung tâm Văn hóa Doanh nhân tại Hà Nội.

Ông thành lập Quỹ Văn học Lê Lựu vào ngày 25 tháng 2 năm 2014, đây được coi là Quỹ văn học đầu tiên mang tên một nhà văn còn sống, nhằm khích lệ sáng tác của thế hệ nhà văn trẻ.

Xuất thân từ người nông dân, cả đời nhà văn Lê Lựu dành trọn nghiệp văn cho đề tài nông nghiệp – nông thôn – nông dân.

Tiểu thuyết “Thời xa vắng” đã phác họa chính cuộc đời của nhà văn Lê Lựu. Cũng nhờ tiểu thuyết này mà tên tuổi nhà văn được đông đảo giới văn và công chúng các thế hệ biết tới.

Giải thưởng

  • Giải nhì báo Văn nghệ với truyện ngắn “Người cầm súng” năm 1968.
  • Giải A Hội nhà văn Việt Nam năm 1990 cho tiểu thuyết “Thời xa vắng”.

Tác phẩm

  • Người cầm súng (tập truyện ngắn, 1970)
  • Phía mặt trời (tập truyện ngắn, 1972)
  • Đánh trận núi con Chuột (truyện dài, 1976)
  • Mở rừng (tiểu thuyết, 1976)
  • Ranh giới (tiểu thuyết, 1977)
  • Campuchia một câu hỏi lớn (tập truyện ngắn, 1979)
  • Phía sau anh (tiểu thuyết, 1980)
  • Đồng bằng chiến sĩ (truyện ký, 1980)
  • Thời xa vắng (tiểu thuyết, 1986)
  • Mặt trận của người lính (tập truyện ngắn, 1986)
  • Một thời lầm lũi (tập bút ký, 1988)
  • Trở lại nước Mỹ (tập bút ký, 1989)
  • Đại tá không biết đùa (tiểu thuyết, 1990)
  • Chuyện làng Cuội (tiểu thuyết, 1991)
  • Sóng ở đáy sông (tiểu thuyết, 1994)
  • Hai nhà (tiểu thuyết, 2000)
  • Truyện ngắn Lê Lựu (2003)
  • Thời loạn
  • Ở quê ngày ấy
  • Gã dở hơi

Theo bước chân những đoàn quân, từ một vùng quê nghèo, Lê Lựu có dịp đến với nhiều miền đất khác nhau của tổ quốc, giúp ông mở rộng tầm nhìn, vốn sống. Lê Lựu tự bạch : “Toàn bộ những trang viết của tôi chỉ theo đuổi một nguyên tắc là Thật. Tôi không thể viết được nếu không bám vào sự thật. Tôi chỉ là người kể chuyện “có gì viết nấy”.

Nha-van-voi-nhieu-tac-pham-noi-tieng

Click ngay: nhà văn Nam Cao để biết thêm về tiểu sử tác giả

Tập truyện ngắn Người cầm súng (1970), đã thực sự đưa Lê Lựu gia nhập làng văn. Cho dù chưa hết những thô vụng “ban đầu”, song ngay trong tập truyện này đã xuất hiện những thế mạnh của một cây bút đậm chất “quê kiểng” : sự am hiểu đến mức kỹ lưỡng tâm lý, tính nết của những chàng lính có gốc gác nông dân.Lê Lựu viết khá đều. Nhưng phải đến tiểu thuyết Thời xư vắng (1986), ông mới thực sự trở thành cây bút được nhiều người chú ý. Không tiếp cận đời sống theo cái nhìn sử thi, mà soi ngắm sự vật hiện tượng từ góc nhìn đời tư, trong dòng chảy bề bộn của nó.

Đối với văn xuôi Việt Nam sau 1975 thì nhà văn đã góp văn làm nên sự mới mẻ. Nhân vật trung tâm vẫn là người lính. Nhưng đó không phải là người lính kiên cường anh dũng trong lửa khói chiến tranh mà là người lính trong đời sống thường nhật. Người lính đó không đại diện cho cộng đồng, mà đại diện cho chính bản thân mình. Trong cái môi trường đa diện nhiều bề ấy, thiếu một bản lĩnh cá nhân cần thiết, hèn yếu, không dám yêu cái mình yêu, sợ hãi dư luận, tự đánh mất mình, Giang Minh Sài đã để tuột mất cái hạnh phúc quý giá mà lẽ ra anh ta được hưởng.

Với phương châm “nói thẳng, nói thật”, Thời xa vắng thực sự trở thành một ( cái mốc trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của Lê Lựu, đồng thời là một đóng góp đáng ghi nhận của nhà văn vào tiến trình đổi mới văn học.

Trên đây là tiểu sử nhà văn Lê Lựu và những tác phẩm nổi tiếng của ông. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Rate this post