Tiểu sử tác giả Nguyễn Du: Đại thi hào của dân tộc Việt Nam
Đăng bởi: Hà Thu
Đại thi hào Nguyễn Du là một trong những nhà thơ, cây văn học lớn nhất của nước ta. Có lẽ bất kỳ người Việt Nam nào cũng biết đến ông cùng kiệt tác Truyện Kiều.
Bên cạnh đó, ông còn để lại cho nền văn học nước nhà một kho tàng nghệ thuật vô giá. Hôm nay, bạn đọc hãy cùng chuyên trang tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp thơ sáng tác cố tác giả qua bài viết dưới đây.
Cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du
Nguyễn Du(1766 – 1820) có tên tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Ông là nhà thơ duy nhất được người Việt kính trọng và tôn xưng là “Đại thi hào dân tộc”. Ngày nay, Nguyễn Du được UNESCO tôn vinh là “Danh nhân văn hóa thế giới”.
Tượng khắc Đại thi hào Nguyễn Du
Sinh ra trong gia đình quyền quý nên thuở nhỏ ông sống trong nhung lụa, giàu sang. Hơn nữa, Đại thi hào còn được thừa hưởng sự thông minh, sắc sảo từ người cha làm Tể tướng – Nguyễn Nghiễm.
Tuy nhiên, trong 3 năm sau đó, Nguyễn Du đã liên tiếp trải qua nỗi đau mất cha mẹ và anh trai. Vì vậy, năm 13 tuổi, ông chuyển đến ở cùng Nguyễn Khản – người anh cùng cha khác mẹ.
Nhưng bi kịch không vẫn chưa dừng lại, năm 1780 Nguyễn Khản bị bắt giam, nhà thơ được người quen của cha nuôi ăn học. Năm 1783, ông tham dự kỳ thi Hương và làm quan. Nhưng sau trận đánh của triều đình với quân Tây Sơn, Nguyễn Du bỏ đi và ngao du khắp thiên hạ.
Tiểu sử đại thi hào Nguyễn Du
Một thời gian sau, vương triều Tây Sơn sụp đổ vì cái chết của vua Quang Trung, Nguyễn Ánh lên ngôi(lấy hiệu là Gia Long) và thăng ông làm Đông các đại học sĩ.
Đại thi hào làm quan đến 1820 – vua Gia Long băng hà, Minh Mạng nối ngôi. Khi ấy, Nguyễn Du nhận nhiệm vụ làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong, nhưng không may mắc bệnh dịch tả và qua đời trong chính năm này, hưởng thọ 54 tuổi.
Phong cách văn chương và tác phẩm nổi tiếng
Nguyễn Du là một nhà thơ có học vấn uyên bác, thành thục nhiều thể thơ của Trung Quốc, vì vậy thế ông có thể sáng tác nhiều tác phẩm xuất sắc thuộc bất cứ thể loại nào.
Tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du
Thơ văn của cố tác giả luôn được trau chuốt kỹ lưỡng với màu sắc đặc biệt, đường nét phong phú. Những tác phẩm viết bằng chữ Hán rất nhiều, nhưng mãi đến 1959 sưu tầm và phiên dịch lại trong tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du của nhà xuất bản Văn hóa.
Khi nhắc đến Đại thi hào không thể bỏ qua kiệt tác Truyện Kiều được ra đời vào khoảng 1805 – 1809. Tác phẩm này có tên cũ là Đoạn trường tân thanh, dựa trên nội dung “Kim Vân Kiều Truyện” của Trung Quốc, gồm 3254 câu thơ lục bát.
Truyện Kiều có giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc khi lên án xã hội phong kiến thối nát, đồng thời tỏ lòng thương xót cho thân phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Ngoài ra, các biện pháp nghệ thuật cũng được Nguyễn Du sử dụng rất khéo léo, tài tình.
Kiệt tác Truyện Kiều(tên cũ Đoạn trường tân thanh)
Cho đến tận ngày nay tác phẩm này vẫn được lưu truyền qua nhiều thế hệ, thậm chí dịch ra nhiều thứ tiếng và vươn tầm quốc tế.
Trên đây là tiểu sử của Đại thi hào dân tộc – Nguyễn Du. Để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích và thú vị khác về nhiều chủ đề khác nhau, bạn đừng quên follow chuyên trang ngay nha.
Theo: freetuts.net và reader.com.vn
4.9/5 (12 votes)