Tác phẩm Rửa rau cầu ao ra đời trong hoàn cảnh nào

Ký họa, ghi chép, phác thảo của Nguyễn Phan Chánh thật sự là những tác phẩm cho dù chúng được vẽ vào những ngày khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Xem những ký họa mới thấy ông đã cẩn trọng tới mức nào.

Thật cảm động khi nhìn những mảnh giấy cũ, sậm màu tháng năm, những mảnh giấy chất lượng thật xấu, những mảnh lụa đầy vết gián nhấm… nhưng những gì được ghi trên ấy mới thật quý giá, cho thế hệ sau biết được công phu lao động nghệ thuật của cha đẻ nghệ thuật tranh lụa Việt Nam hiện đại, người đã được ca ngợi không chỉ tại quê nhà.

Phó giáo sư Remarchuk V. – chuyên gia về tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, hiện công tác tại Trung tâm Việt Nam học, Học viện Á Phi, thuộc Trường Đại học Lomonoxov ở Moskow – có một bài viết đáng chú ý về họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (tạp chí Tao Đàn của chi hội nhà văn Việt Nam tại Nga dịch và in lại).

Năm 1982, khi họa sĩ Nguyễn Phan Chánh tổ chức triển lãm tranh tại thủ đô Liên Xô (trước đây) ông đã chụp và lưu giữ được các bản chụp tranh Nguyễn Phan Chánh. Cũng chính từ đó, Remarchuk V. dành nhiều thời gian nghiên cứu về Nguyễn Phan Chánh.

Remarchuk V. đã cho biết nguyên nhân đưa đẩy cậu thiếu niên ở một vùng quê Hà Tĩnh đến với hội họa: “Họa sĩ Việt Nam lỗi lạc Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) xuất thân từ một gia đình trí thức nông thôn. Ông nội của ông thi đỗ tú tài xuất sắc và làm nghề dạy học trong làng… Bố ông làm nghề kế toán.

Nhưng người bố mất sớm và thế là gia đình rơi vào cảnh nghèo khổ. Cậu bé buộc phải bỏ học. Người mẹ đành phải cho con đi theo một họa sĩ lang thang, dù sao đi nữa thì nhà cũng đỡ được một miệng ăn…”.

Cũng nhờ giai đoạn đi học nghề và phụ việc vẽ tranh truyền thần ấy mà cậu thiếu niên Nguyễn Phan Chánh đã nắm được những kỹ thuật ban đầu hết sức bổ ích cho sự nghiệp dài lâu sau này.

  • Xem thêm: Tranh lụa của Lê Thúy

Remarchuk V. viết tiếp: “Khát vọng học tập đã đưa Chánh tới thành phố, nơi có những trường Pháp – Việt vừa được mở.

Tại đây, ông đã tích cực học tiếng Pháp và sau khi tốt nghiệp xuất sắc, ông được phân về một huyện làm phụ giảng. Thế nhưng lòng say mê hội họa của ông không hề suy giảm.

Năm 1925, khi Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được mở tại Hà Nội, người duy nhất trong số hàng trăm thí sinh miền Trung trúng tuyển là anh thanh niên 33 tuổi Nguyễn Phan Chánh.

Ở độ tuổi đã trưởng thành, không phải Chánh không do dự trước một bước ngoặt như vậy trong đời mình. Ông phải nuôi mẹ và vợ, mà hội họa lại không phải là nghề đem lại nhiều lợi nhuận vật chất”.

Năm đầu tiên khi vào học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, sinh viên Nguyễn Phan Chánh quan tâm nhiều đến sơn mài, đặc biệt từ góc độ kỹ thuật của chất liệu truyền thống này và đây là thời kỳ ông “say mê tìm tòi cách kết hợp giữa tranh dân gian và hội họa hiện đại”.

Sang năm thứ hai, Nguyễn Phan Chánh và bạn học của ông “được chuyển sang nghiên cứu kỹ thuật tranh sơn dầu. Sơn dầu đã thu hút được sự chú ý của các họa sĩ Việt Nam… Chánh đã thí nghiệm không mệt mỏi trong lĩnh vực này.

Ông có sáng kiến sử dụng bút lông viết chữ nho để vẽ sơn dầu, tạo ra những đường nét nhẹ nhàng mềm mại hơn trên nền vải”.

Nhưng Nguyễn Phan Chánh không dấn mình vào sơn dầu mà chọn tranh lụa để theo đuổi suốt đời mình, bởi như Remarchuk V. viết: “Là một trí thức nhà nòi kế thừa sâu sắc những truyền thống văn hóa dân tộc, Nguyễn Phan Chánh hiểu và yêu quý những bức họa cổ xưa vẽ trên lụa.

Đồng thời cũng là một họa sĩ có nền học vấn phương Tây được đào tạo chuyên nghiệp, ông đã nhận ra trong nền hội họa cổ truyền Việt Nam có những mặt cần thiết cho hội họa phương Tây…

Ở trường Mỹ thuật, người ta rất chú trọng đến kỹ thuật thể hiện hình khối. Nguyễn Phan Chánh cũng mô tả hình khối. Ở ông, hình khối đạt được một cách dễ dàng bằng những mảng màu, những đường viền tinh tế, nắn nót và tao nhã.

Với màu sắc cũng vậy. Ông không hề quên những bài học ở trường. Nhưng khác với tranh các họa sĩ phương Tây, màu sắc trong tranh của ông nhẹ nhàng, mềm mại, không hề sặc sỡ. Đó chính là phong cách độc đáo của ông”.

Chính phong cách vẽ tranh lụa thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Hoa, khai sinh một nghệ thuật tranh lụa thuần Việt đã khiến tên tuổi Nguyễn Phan Chánh được ghi đậm nét trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại, bên cạnh những Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lê Phổ… những họa sĩ khóa đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương.

Tranh lụa Nguyễn Phan Chánh vì thế đã được đưa ra phương Tây rất sớm. Những tác phẩm đầu tay của ông như Chơi ô ăn quan, Rửa rau cầu ao, Bé cho chim ăn được giới thiệu tại Triển lãm thuộc địa Paris năm 1931, sau đó năm 1932-1934 tranh của ông được triển lãm ở Roma, Milan, Napoli, và đến Mỹ năm 1937.

Tranh lụa Nguyễn Phan Chánh cũng đại diện cho hội họa Việt Nam đến với các nước Đông Âu vào đầu thập niên 1980.

Suốt đời mình, Nguyễn Phan Chánh chỉ vẽ những gì ông quan sát trong cuộc sống hằng ngày nhưng bằng tất cả tình yêu thương; đặc biệt là hình ảnh của người phụ nữ ở nông thôn Việt Nam.

Nói như nhà văn Nguyệt Tú, con gái họa sĩ: “Cuộc đời của cha tôi gắn liền với nông thôn. Cuộc sống ở nông thôn lúc nào cũng đầy ắp trong ký ức của cha tôi. Xem tranh của cha tôi, nhận ra ngay ông là họa sĩ của những phụ nữ ở nông thôn”.

  • Xem thêm: Thị trường tranh Việt đang khởi sắc

Bà Nguyệt Tú nói: “Ngay bức tranh lụa đẹp cũng không thể là cái đẹp vô hạn. Màu sắc tươi đẹp bao nhiêu cũng không thể sống mãi với thời gian. Những gì còn lại bất chấp sự phôi pha của thời gian là tình người. Tình người giúp cho cha tôi trải qua những sóng gió của cuộc đời…”.

Những ký họa của Nguyễn Phan Chánh nói lên đầy đủ điều ấy.

Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương khóa I (1925-1930), là người đầu tiên vẽ lụa ở Việt Nam từ những năm 1930.

Kỹ thuật rửa lụa sau một lần vẽ làm cho lụa mềm mại, màu sắc thấm nhuộm vào từng thớ lụa là một tìm tòi lớn của ông. Cũng vậy là cách hồ lụa trước khi vẽ phác hình rất nhẹ ở mặt trái, mờ nhạt các đường viền hình họa.

Tác phẩm chính: Chơi ô ăn quan (1930), Bé cho chim ăn (1930), Rửa rau cầu ao (1930), Bữa cơm vụ mùa thắng lợi (1960), Sau giờ trực chiến (1967) Trăng tỏ, trăng lu (1970)… Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

Nguyễn Phan Chánh (21 tháng 7 năm 1892 – 22 tháng 11 năm 1984) là một danh họa trong nghệ thuật tranh lụa; Đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1964-1970) khóa III. Ông là người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt Nam.

Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh

Thông tin cá nhânSinhNguyễn Phan Chánh
(1892-07-21)21 tháng 7, 1892
Hà TĩnhMất22 tháng 11, 1984(1984-11-22) (92 tuổi)
Hà NộiGiới tínhnamQuốc tịch

Thông tin cá nhânSinhNguyễn Phan Chánh(1892-07-21)21 tháng 7, 1892Hà TĩnhMất22 tháng 11, 1984(1984-11-22) (92 tuổi)Hà NộiGiới tínhnamQuốc tịch

Học vấnTrường Cao đẳng Sư phạm, Quốc học HuếLĩnh vựcHội họaKhen thưởng

Giải thưởng Hồ Chí Minh 1996
Văn học nghệ thuật

  • x
  • t
  • s

Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21 tháng 7 năm 1892 tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà nay là phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1922 ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm thuộc trường Quốc học Huế. Sau đó ở lại dạy học tại trường tiểu học Đông Ba Huế. Năm 1925, Nguyễn Phan Chánh là sinh viên khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng học với Lê Phổ, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Công Văn Trung, Georges Khánh (điêu khắc). Năm 1928, ông bắt đầu sáng tác các tranh sơn dầu: “Mẹ bầy cho con đan len”, “Hai vợ chồng người nông dân trục lúa” và cũng năm này ông bắt đầu học vẽ trên lụa Vân Nam và đã thành công. Ông tốt nghiệp năm 1930.

Năm 1931, Nguyễn Phan Chánh sáng tác tranh lụa “Chơi ô ăn quan” cùng một số họa phẩm khác như “Cô gái rửa rau”, “Em bé cho chim ăn”, “Lên đồng”. Cũng năm này tại triển lãm Paris, Pháp một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đã được Giám đốc Victor Tardieu mang về Pháp giới thiệu. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết tranh lụa Việt Nam qua bút pháp Nguyễn Phan Chánh. Họa báo L’Illustration xuất bản ở Paris số Noel 1932 đã giới thiệu 4 bức tranh này của họa sĩ. Một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đã được trưng bày ở Milan (Ý) năm 1934, ở San Francisco (Mỹ) năm 1937, ở Tokyo (Nhật Bản) năm 1940. Sau cuộc triển lãm ở Paris, họa sĩ Nguyễn Phan Chánh được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa hiện đại Việt Nam.

Năm 1933, ông tham gia bày tranh ở Địa ốc Ngân hàng Hà Nội và triển lãm cá nhân lần thứ nhất ở Hà Nội. Năm 1935, ông tham gia triển lãm do Hội Chấn hưng Mỹ thuật và Kỹ nghệ (SADEAI) tổ chức lần thứ nhất tại Hà Nội. Năm 1938, ông tham gia triển lãm do SADEAI tổ chức lần thứ 2 tại Hà Nội, cũng năm nay ông tổ chức triểm lãm cá nhân lần thứ 2 tại Hà Nội với các tác phẩm tiêu biểu: “Đôi chim bồ câu”, “Chăn trâu trong rừng”, “Đi chợ”, “Tắm cho trâu”, “Đi lễ chùa”. Năm 1939, tại quê ông đi vẽ ảnh “Đền làng”, “Cầu ao”, “Xóm Chài”, “Hui thuyền”, “Thuyền đánh cá”, và cũng trong năm đấy Nguyễn Phan Chánh gửi sang Pháp những tranh cỡ lớn “Mùa đông đi cấy”, “Chim sổ lồng”, “Chị em đùa cá”, “Công chúa hoa dâm bụt” cùng một số tác phẩm khác.

Sau Cách mạng tháng 8, Nguyễn Phan Chánh là Ủy viên Thường vụ Hội Văn hóa Cứu quốc của tỉnh. Trong thời gian này ông đã vẽ hình của rất nhiều các lãnh tụ và các chiến sĩ cộng sản: Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú. Trong chín năm tham gia kháng chiến, họa sĩ đã vẽ tranh tuyên truyền cổ động: “Em bé tẩm dầu”, (1946), “Phá kho bom giặc” (1947), “Lội suối”, (1949).

Năm 1955, Nguyễn Phan Chánh trở về Hà Nội, làm giảng viên hội họa Trường Đại học Mỹ thuật trong vài năm. Năm 1957, ông được bầu vào Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khoá I. Năm 1962, ông là Đại biểu Đại hội liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III.

Nguyễn Phan Chánh sáng tác tác phẩm đầu tiên về đề tài kháng chiến chống Mỹ, “Sau giờ trực chiến” (1967), tiếp đó là “Trăng tỏ” (1968), “Hạnh phúc” (lụa, 1968), “Chiều về tắm cho con” (1969), “Trăng lu” (lụa, 1970), “Tiên Dung và Chử Đồng Tử” (1973). Trong những ngày máy bay Mỹ ném bom Hà Nội, phòng tranh mừng họa sĩ 80 tuổi vẫn được mở tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, sau đó bày tại 10 Nguyễn Cảnh Chân, Hà Nội. Năm 1973, Nguyễn Phan Chánh sáng tác những tác phẩm cuối cùng về đề tài tắm: “Tiên Dung tắm”, “Tiên Dung và Chử Đồng Tử”, “Lội suối” và bức sau cùng là “Kiều tắm”. Năm 1974, ông dự triển lãm tranh tượng về đề tài lực lượng vũ trang với tác phẩm “Sau giờ trực chiến” (lụa).

Tháng 8 và tháng 9 năm 1982, mừng thọ họa sĩ 90 tuổi, Bộ Văn hoá Việt Nam cùng Bộ Văn hoá Tiệp Khắc, Bộ Văn hoá Hungary tổ chức triển lãm 47 tác phẩm của các thời kỳ sáng tác của Nguyễn Phan Chánh tại Praha, Bratislava, Budapest, Bucharest. Tháng 7 năm 1983, phòng tranh Nguyễn Phan Chánh được trưng bày tại Viện Bảo tàng Phương Đông ở Moskva.

Ông mất ngày 22 tháng 11 năm 1984 tại Hà Nội và được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Ông được coi là người chiết trung phương pháp tạo hình phương Tây và họa pháp tranh lụa phương Đông.

Trong cuộc Đấu xảo thuộc địa 1931 tại Paris những tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Phan Chánh đã gây được tiếng vang lớn. Ông được xem như một trong những họa sĩ tiêu biểu cho nền hội họa Đông Dương.

Với những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Phan Chánh được mời tham gia giảng dạy Mỹ thuật tại một số trường học, trong đó có Trường Bưởi và Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1955). Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam sau này.

Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Ông là người đang giữ kỷ lục về số tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Bức tranh Người bán gạo (tiếng Pháp: La marchand de riz) trong cuộc bán đấu giá
của Christie’s International tại Hồng Kông ngày 27 tháng 5 năm 2013 được bán với giá kỷ lục là 390.000 Mỹ kim. Vào thời điểm đó, đây là giá cao nhất trên thị trường mỹ thuật trả cho một bức tranh của họa sĩ người Việt.[1]

Bức tranh Em bé bên chú chim (tiếng Pháp: Enfant à l’oiseau) trong cuộc bán đấu giá của Christie’s International tại Hồng Kông ngày 27 tháng 5 năm 2018 được bán với giá kỷ lục là 853.921 Mỹ kim. Đây là giá cao nhất trả cho một bức tranh của họa sĩ Việt Nam tại thời điểm năm 2018.

Tại cuộc đấu giá “Thế kỷ 20 và nghệ thuật đương đại” ngày 29 tháng 5 năm 2019 của Nhà đấu giá Christie’s International tại Hồng Kông, bức tranh Chơi cờ (tiếng Pháp: Le Jeu des Cases Gagnantes đã được bán với giá 440.000 Mỹ kim.

  • Chơi ô ăn quan
  • Lên đồng
  • Em bé cho chim ăn
  • Rửa rau cầu ao
  • Đi cày
  • Đi cấy
  • Trốn tìm
  • Chim sổ lồng
  • Chị em đùa cá
  • Trăng tỏ
  • Trăng lu
  • Chiều về tắm cho con
  • Sau giờ trực chiến
  • Bát nước giải lao
  • Đi chống hạn
  • Đan mây
  • Bữa cơm mùa thắng lợi
  • Tiên Dung và Chử Đồng Tử
  • Người bán gạo
  • Hạnh phúc

Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng 3, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng nhất. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996.

Tháng 12-2020, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội quyết định gắn biển “Phố Nguyễn Phan Chánh” cho một con phố ở Quận Hoàng Mai.[2]

  • Con gái: Nguyễn Nguyệt Tú, Nguyễn Nguyệt Anh, Nguyễn Nguyệt Lệ; Con trai: Nguyễn Phan Quang, Nguyễn Phan Oánh, Nguyễn Phan Cảnh

  1. ^

    “Tranh của họa sĩ Việt Nam…” theo BBC

  2. ^

    Hà Nội đặt tên 27 đường, phố mới

  • Nguyễn Phan Chánh thấm đẫm hồn quê; Đại biểu Nhân dân. Lưu trữ 2010-08-29 tại Wayback Machine
  • Nguyễn Phan Chánh trong ký ức con gái: Đại biểu nhân dân.[1]
  • Nguyễn Phan Chánh – Người xây nền cho tranh lụa Việt Nam. Lưu trữ 2006-10-10 tại Wayback Machine
  • Triển lãm các họa phẩm của Nguyễn Phan Chánh.
  • Những kỷ niệm không quên với họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

    [

    liên kết hỏng

    ]

  • Nguyễn Phan Chánh – người mang vinh quang đầu tiên cho tranh lụa Việt Nam. Lưu trữ 2009-05-27 tại Wayback Machine
  • “Bữa cơm” – thêm một phát hiện mới về Nguyễn Phan Chánh.

Rate this post