Phan Văn Trị(1830 – 1910) – Nhân Vật Lịch Sử.
Thân thế và sự nghiệp của Phan Văn Trị
Quê làng Hưng Thạnh, tổng Bảo An, tỉnh Bến Tre (nay thuộc huyện Giồng Trôm, tinh Bến Tre) sau về cư ngụ ở làng Nhơn Ái, huyện Phong Điền, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc tỉnh Hậu Giang), là một nhà thơ Việt Nam trong thời kỳ đầu kháng Pháp của dân tộc Việt.
Nhà thơ chào đời đúng vào ngày thế kỷ sụp đổ của chế dộ phong kiến Việt Nam.
Năm Kỷ Dậu 1849 ông đỗ Cử nhân (20 tuỏi). Cảm thời cuộc rối ren ông không ra làm quan, sống đạm bạc ở làng Bình Cách (Tân An)
Khi giặc Pháp xâm chiếm Gia Định, ông cùng các sĩ phu yêu nước đã xướng phong trào “Tị Địa”, lui về vùng đồng bằng sông Cửu Long, tích cực cổ động nhân dân ủng hộ các nhóm kháng chiến. Thời gian ở Vĩnh Long ông tới lui hợp tác với Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Hồ Huấn Nghiệp… Đến lúc giặc Pháp chiếm miền Tây, ông dời về Phong Điền, Cần Thơ ở ẩn dạy học, giao du với Huỳnh Mẫn Đạt, Bùi Hữu Nghĩa, cảm hóa Cai tỏng Lê Quang Chiểu bỏ quan, giữ tiết tháo trong thời mất nước.
Nhà thơ đóng vai trò lớn trong dòng văn học yêu nước ở Nam Bộ nữa sau thế kỉ XIX.
Thơ văn ông nay còn lưu truyền rất nhiều, đầy tính chiến đấu, thanh cao, có khí tiết. Lòng yêu nước chan chứa trong bì phú “Thất Thủ Gia Định” và bài thơ “Thất Thủ Vĩnh Long”. Sôi nổi nhất là bài thơ họa với Tôn Thọ Tường nhằm lên án bọn người theo Pháp.
Phan Văn Trị đã lên tiếng cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc vùng dậy quật khởi.
Phan Văn Trị mất ngày 16 tháng 5 năm Canh Tuất (22 tháng 6 năm 1910) tại làng Nhơn Ái, tổng Định Bảo, quận Châu Thành, tỉnh Cần Thơ (ngày nay thuộc huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ), thọ 80 tuổi.– Thành phố Cần Thơ.