Tiểu sử nhà thơ Phan Văn Trị
1. Sơ lược vài nét về tiểu sử nhà thơ Phan văn Trị
Phan Văn Trị sinh năm 1830 tại thôn Hưng Thạnh, Huyện Bảo An, Phủ Hoàng An, Trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông, Huyện Giồng Trôm, Tỉnh Bến Tre) và mất ngày 22/06/1910 tại Phong Điền, Cần Thơ.
Cụ bà là Đinh Thị Thanh, cụ có bốn người con:
-
Phan Thị Đào
-
Phan Phước Tùng
-
Phan Văn Đường
-
Phan Thị Mai
Cụ đỗ cử nhân năm Kỷ Dậu (1849)
Phan Văn Trị là người cùng thời hoạt động yêu nước, hoạt động thơ văn và là bạn thân với nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Là một người tài hoa nhưng ông sống cuộc đời thanh bạch nghèo nàn và là một nhà thơ chiến sĩ. Bằng ngòi bút sắc bén, ông đã chống lại bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Cuộc đời cụ trải qua lắm nỗi đau thương trong cảnh nước mất nhà tan, trước sau như một, ông vẫn giữ khí phách kiên trung của một con người nặng lòng yêu nước, thương dân.
“ Đừng mượn hơi hùm rung nhát khỉ
Lòng ta sắt đá há lung lay”
-
Sự nghiệp văn chương
Thi đậu nhưng không ra làm quan, ông sống cuộc đời của người dân thường ở Gia Định. Phan Văn Trị là một trong những người lập ra nhóm Bạch Mai thi xã và thường hay cùng các bạn thơ hội họp xướng họa thơ ca, bàn luận thế thái nhân tình.
Phan Văn Trị làm thơ chống giặc và đặc biệt không chút dè dặt tên bán nước Tôn Thọ Tường với 10 bài thơ liên hoàn đả kích một cách sâu sắc. Ngoài ra ông còn có nhiều bài thơ trữ tình: Vịnh vật, tức cảnh và cảm hoài đậm đà tình yêu nước thương dân, đả kích bọn cường hào quan lại sâu dân mọt nước vô cùng gay gắt. Lời thơ của ông hùng dũng khí phách, dứt khoát, lập trường ta địch bạn thù.Tiếng nói trong thơ ông đậm chất trữ tình dân gian.
Hiện nay, thơ Phan Văn Trị sưu tầm được 54 bài thơ thất ngôn bát cú và một bài phú đều bằng chữ Nôm (trừ một vài câu đối bằng chữ Hán) bao gồm:
-
Thơ trữ tình vịnh vật và vịnh cảnh
-
Thơ bút chiến
-
Thơ tự sự (tiêu biểu là 10 bài thơ “Cảm hoài” mà ông viết lúc cuối đời
-
Tóm lại:
Cuộc đời của cụ Phan Văn Trị là cuộc đời tuyệt đẹp, không màng danh lợi, không mê bả danh hoa phú quý, không khuất phục trước uy vũ, cam sống thanh bần gắn bó với nhân dân. Ông đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung và hình thức nghệ thuật góp phần quý báu vào kho tàng văn học nước nhà những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2.Phần mộ nhà thơ PHAN VĂN TRỊ
Đến Cái Răng, xuôi Mỹ Khánh, tìm về khu mộ của nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị để hiểu thêm về một nhà thơ trọn đời trung trinh tiết liệt, dùng thơ văn của mình để góp phần đấu tranh với kẻ thù xâm lược. Mộ phần của vợ chồng cụ Phan Văn Trị nằm hướng ra rạch Cái Tắc (thuộc ấp Nhơn Lộc 1, Thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ). Năm 1991, khu mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đã có nhiều cuộc Hội thảo khoa học luận bàn về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn cụ Phan Văn Trị, giúp thế hệ hôm nay hiểu thêm về tư tưởng và công lao của cụ. Huyện Phong Điền có một trường THPT mang tên Phan Văn Trị và một trường tiểu học mang tên Thạnh Phú Đông – nơi chôn nhau cắt rốn của cụ Cử Trị.