Phạm Nhật Vượng Là Ai ? Tiểu Sử Người Giàu Nhất Việt Nam

Tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng nhờ bước đầu khởi nghiệp từ kinh doanh mỳ ăn liền tại Ukraina, sau đó là ông trùm đầu tư bất động sản ở Việt Nam. Hiện nay, ông là vị doanh nhân được hàng triệu người Việt Nam ngưỡng mộ với thành công trong việc xây dựng tập đoàn VinGroup.

Hồ sơ doanh nhân Phạm Nhật Vượng

Phạm Nhật Vượng là ai?

Phạm Nhật Vượng hiện là người giàu nhất Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn VinGroup.

Ông được tạp chí Forbes nêu tên lần đầu vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới. Với tổng tài sản là 1,5 tỷ USD; sau đó là 2,1 tỷ USD năm 2016; đến tháng 3/2014 là 1,6 tỷ USD. Ông cũng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách Forbes năm 2013. 

Tính tới tháng 7/2019, tài sản của Phạm Nhật Vượng đạt 8,3 tỷ USD, trở thành người giàu thứ 239 thế giới. Năm 2020, ông đã tạo ra sự chuyển biến trên bảng xếp hạng với vị trí thứ 286 trong số tỷ phú thế giới và trở thành người giàu nhất Việt Nam.

chu-tich-vingroup-pham-nhat-vuong

Phạm Nhật Vượng – chủ tịch tập đoàn Vingroup

Tóm tắt tiểu sử Phạm Nhật Vượng

Họ & tên: Phạm Nhật Vượng

Ngày sinh: 5 tháng 8, 1968

Quốc tịch: Việt Nam

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Hà Nội

Quê gốc: Hà Tĩnh

Nổi tiếng:  Doanh nhân, tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam

Cha mẹ: Phạm Nhật Quang (cha)

Vợ: Phạm Thu Hương

Các con: Phạm Nhật Minh Hoàng, Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Anh

Học vấn: Đại học Thăm dò Địa chất LB Nga (1992), Trường Đại học Mỏ – Địa chất

Tổng tài sản của Phạm Nhật Vượng: Giá trị tài sản: 7 tỷ USD, Giá trị thực tế: 9 tỷ USD (2019).

Sự nghiệp doanh nhân Phạm Nhật Vượng

  • Phạm Nhật Vượng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhờ những thành tích học tập xuất sắc, đã được chọn sang du học ở Moskva (Nga) tại Trường Mỏ địa chất và theo học ngành kinh tế địa chất.

  • Năm 1993: bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, đầu tiên ở chính thủ đô Nga rồi chuyển đến Ukraine, mở nhà hàng và thành lập Công ty Technocom tại cố đô Kharkov.

  • Từ năm 1993-1999, với vai trò là người đứng đầu công ty, ông đã đưa Technocom từ một công ty nhỏ trở thành 1 tập đoàn hùng mạnh với thương hiệu Mivina danh tiếng số 1 trên thị trường và nằm trong top 100 thương hiệu hàng đầu Ukraina.

  • Năm 2004, mì ăn liền hiệu “Mivina” đã chiếm tới 97% thị phần ở Ukraine. 

  • Năm 2007, doanh nghiệp của ông bắt đầu sản xuất thức ăn nhanh và sản xuất các loại súp đóng gói. Thành công vang dội, cái tên Phạm Nhật Vượng được xứng danh “ông vua thức ăn chế biến” tại thị trường Ukraina.
     

    pham-nhat-vuong

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng khởi nghiệp từ mì ăn liền

  • Sự nghiệp của ông rẽ sang trang mới khi Nestle mua lại Technocom với mức giá 150 triệu USD. Vào thời điểm đó, ông Vượng còn sở hữu 2 nhà máy ở Kharkov với doanh thu khoảng 100 triệu USD/năm. Công ty có khoảng 1.900 công nhân.

  • Năm 2003: Phạm Nhật Vượng quay về Việt Nam, biến một số đảo hoang sơ tại Nha Trang thành khu nghỉ dưỡng cao cấp. Kết quả Vinpearl Nha Trang ra đời đánh dấu sự có mặt đầu tiên của Vingroup trên thị trường BĐS Việt Nam.

  • Năm 2004: Khai trương Vincom Bà Triệu – tổ hợp trung tâm thương mại đầu tiên tại Hà Nội.

  • Năm 2007: Niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2007 và sáp nhập với khu nghỉ dưỡng cao cấp của Vinpearl Vượng. kinh doanh, thành lập Tập đoàn VinGroup.
    Từ 2007 đến nay, Phạm Nhật Vượng dốc toàn tâm toàn lực đầu tư cho Việt Nam với việc phát triển hàng loạt các dự án nhà ở, khu đô thị, nghỉ dưỡng mang thương hiệu của Vingroup (Royal city, Time city, Vinhomes Riverside, Vinpearl Nha Trang, Phú Quốc…), đưa các thương hiệu này lên một tầm cao mới.

  • Năm 2018: Vingroup cũng khiến giới kinh doanh xe hơi ngạc nhiên với thương hiệu Vinfast ra mắt tháng 10/2018. Dù là một doanh nghiệp xe hơi non trẻ nhưng Vinfast khiến giới thị trường ngạc nhiên tại Triển lãm Paris Motor Show tại Pháp.
    Vingroup đã công bố ra mắt 4 mẫu điện thoại thông minh thương hiệu V Smart và ra mắt nhiều mẫu điện thoại mới trong năm 2019. Theo thông tin từ Vingroup sản phẩm điện thoại được “ra lò” chỉ trong 6 tháng kể từ khi công bố thành lập Vsmart.

landmark-81

Landmark 81 tại Hồ Chí Minh cũng là công trình nổi tiếng của tập đoàn Vingroup

Năm 2020 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Sự kiện nổi bật năm 2020 của Phạm Nhật Vượng & tập đoàn VinGroup

  • Tập đoàn Vingroup với nền tảng khoa học kỹ thuật hiện đại của nhà máy sản xuất ô tô VinFast, nhà máy sản xuất thiết bị thông minh VinSmart và hệ thống y tế Vinmec, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các đối tác tin cậy trên toàn cầu để sản xuất 02 mẫu máy thở xâm nhập Vsmart VFS -410 và V Smart VFS – 510 nhằm chung tay cùng cả nước chống lại đại dịch COVID-19 nguy hiểm này.
    Theo Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cùng với quỹ từ thiện Thiện Tâm của Vingroup đã quyên góp 77 triệu USD trong năm nay cho các hoạt động cứu trợ COVID-19, cũng như cấp học bổng giáo dục và hỗ trợ các chương trình chăm sóc sức khỏe trên khắp đất nước.

  • Ký kết hợp đồng bản với hãng Medtronic để sử dụng thiết kế cho máy thở xâm nhập PB560, Vingroup cũng bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.

  • Quỹ WinFuture vừa được Tập đoàn Vingroup công bố thành lập để tổ chức giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế với sứ mệnh “tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên trái đất bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ”.
    Giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế đầu tiên do người Việt Nam khởi xướng với giải thưởng thường niên lên tới 4,5 triệu USD mang tên Quỹ WinFuture, vừa được ông Phạm Nhật Vượng – chủ tịch Tập đoàn Vingroup – và phu nhân Phạm Thu Hương sáng lập.

giai-thuong-cong-nghe-vingroup

Giải thưởng khoa học – công nghệ toàn cầu WinFuture lên đến 4,5 triệu USD

Tin đồn tỷ phú Phạm Nhật Vượng bay mất nghìn tỷ

Theo Forbes, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Việt Nam vừa báo cáo thu nhập giảm 60% trong nửa đầu năm 2020, sau khi giao quyền kiểm soát chuỗi bán lẻ chính của mình để tập trung hơn vào kinh doanh xe và điện thoại thông minh.

Các đơn vị sản xuất của Vingroup đã đạt doanh thu 266 triệu đôla trong nửa đầu năm 2020, gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái khi ô tô và điện thoại bắt đầu đến tay người tiêu dùng. Doanh số bán xe ô tô do công ty con của Vingroup là VinFast sản xuất tăng, sau khi bắt đầu bán xe từ tháng 6/2019. Doanh số đã đạt 5.000 trong quý đầu năm nay, cao thứ năm trong số các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam.

Cuộc khủng hoảng Covid-19, bao gồm một tháng phong tỏa toàn quốc đã ảnh hưởng tới hoạt động của Vinfast. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhưng vừa qua đã bị ảnh hưởng do lệnh phong tỏa vì virus corona vào quý hai năm nay. Nhu cầu mua hàng đang bị chùng xuống, việc giảm tài sản của Vingroup cũng như của Phạm Nhật Vượng giảm là chuyện không thể tránh.

Phạm Nhật Vượng -Thương hiệu VinGroup trên bản đồ Việt Nam

Vingroup đã trở thành một tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam. Khi tham gia bất cứ lĩnh vực nào, Vingroup đều chứng tỏ vai trò người tiên phong và dẫn dắt xu hướng khi đem đến cho thị trường những sản phẩm – dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. Với mục tiêu phát triển bền vững và chuyên nghiệp, Vingroup đã và đang tập trung xây dựng hệ sinh thái đa dạng xoay quanh 3 lĩnh vực lớn: Thương mại Dịch vụ; Công nghệ và Công nghiệp.

Phát triển mạnh, bền vững trong nước, Phạm Nhật Vượng còn mang thương VinGroup vươn tầm quốc tế. Trong danh sách 2000 công ty niêm yết lớn nhất toàn cầu năm 2019 do Forbes công bố: Vingroup, tập đoàn kinh tế tư nhân duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách với thành tích tăng 245 bậc, xếp thứ 1747 trong bảng xếp hạng toàn cầu với giá trị ước tính lên đến hơn 14,1 tỷ USD.

he-sinh-thai-vingroup

Thương hiệu VinGroup trên bản đồ Việt Nam

Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là tập đoàn đa ngành nổi tiếng nhất Việt Nam với những thương hiệu như:

  • Vinhomes: Hệ thống căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại cao cấp

  • Vincity: bất động sản đại chúng với hệ thống dịch vụ đồng bộ

  • Vincom: Chuỗi trung tâm thương mại

  • Vinpearl: Hệ thống nghỉ dưỡng, du lịch, giải trí cao cấp

  • Vinmec: Hệ thống bệnh viện đa khoa quốc tế

  • Vinschool: Hệ thống giáo dục liên cấp

  • VinDS bao gồm VinDS Fashion – Sport – Shoes – Beauty và Index Living Mall

  • Vineco: sản phẩm nông nghiệp sạch

  • Vinmart: hệ thống bán lẻ

  • Vinpro: Siêu thị điện máy & công nghệ

  • Adayroi: Hệ thống thương mại điện tử

  • Vinfast: Công nghiệp nặng, chế tạo ô tô, xe máy…

  • Vinsmart: thiết bị điện tử, điện thoại thông minh

  • Vinuni: Trường đại học đẳng cấp

  • VinKC: bán lẻ ngành hàng trẻ em

  • Vincharm: chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe

  • Vintata: hãng phim hoạt hình

  • Vinfa: Nghiên cứu, sản xuất, phân phối thuốc, sinh phẩm y tế, dược mỹ phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng

  • Vinpearl Air: Hãng hàng không của Vingroup

  • Quỹ Thiện Tâm (Kind Heart Foundation): tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì mục đích nhân đạo, từ thiện…

Phạm Nhật Vượng đã và đang góp vào hành trình “cắm cờ Việt Nam” trên bàn cờ kinh tế thế giới đang biến chuyển không ngừng như hiện nay với những thành tích đáng tự hào.
Nguồn: Wikipedia

Rate this post