Tất tần tật về tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Công Ty Trần Anh

Tất tần tật về tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Công Ty Trần Anh

Tóm tắt tiểu sử

Trước khi trở thành tỷ phú thế giới như hiện nay, Phạm Nhật Vượng đã có khoảng thời gian khởi nghiệp từ công ty mỳ ăn liền tại Ukraine. Sau này ông trở thành “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. Với thương hiệu VinGroup ông gầy dựng bao nhiêu năm nay cũng đã khiến rất nhiều người ngưỡng mộ sự thành công của ông.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Ông Phạm Nhật Vượng là ai?

Phạm Nhật Vượng sinh ngày 05/8/1968 tại Hà Nội, nguyên quán Hà Tĩnh. Ông là tỷ phú đô la đầu tiên tại Việt Nam và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị của VinGroup. Năm 2020, ông đứng ở vị trí 286 trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới do tạp chí Forbes bầu chọn và nghiễm nhiên trở thành người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản kếch sù. Trước khi trở thành tỷ phú như hiện nay, ông từng kinh doanh nhiều thứ nhỏ lẻ và hoàn toàn làm nên cơ đồ từ hai bàn tay trắng.

Xem thêm:

Cuộc đời và sự nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng

Phạm Nhật Vượng sinh ra trong một gia đình có ba anh em mà ông là anh cả, ba ông là một quân nhân, mẹ ông làm nghề bán nước chè dạo. Trong những năm 1969 – 1970, kinh tế Việt Nam nói chung và những gia đình ở vùng nông thôn nói riêng rất khó khăn. Do đó, nhiều thanh niên mong muốn cố gắng học thật giỏi để được thoát ly, kiếm tiền lo cho gia đình và ông Vượng cũng không ngoại lệ.

Năm 1987, nhờ thành tích học Toán vượt trội, Phạm Nhật Vượng đã thi đỗ vào trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội. Và từ đây, ông được Chính phủ cử đi du học ở Moskva (Nga) với chuyên ngành “Kinh tế địa chất”.

Năm 1993, Liên bang Xô Viết tan rã, Phạm Nhật Vượng sau khi tốt nghiệp đại học đã kết hôn với bà Phạm Thu Hương và rẽ hướng sang kinh doanh tại thủ đô Nga. Sau đó, ông chuyển đến Ukraine  để mở nhà hàng và vay mượn người thân, bạn bè 10.000 USD để thành lập Công ty Technocom chuyên sản xuất mỳ gói tại cố đô Kharkov.

Vinpearl Land Nha Trang

Với ưu thế nguyên liệu tươi ngon được trực tiếp nhập từ Việt Nam, thương hiệu mỳ ăn liền Mivina được đông đảo người dân ưa chuộng và chiếm tới 97% thị trường tại đây vào năm 2004.

Năm 2007 thừa thắng xông lên, Phạm Nhật Vượng đã mở rộng hoạt động sản xuất sang các sản phẩm khác như các loại súp đóng gói và thức ăn nhanh…Liên tục gặt hái được những thành công, ông được người dân tại Ukraine nhìn nhận với danh xưng “ông vua của thức ăn chế biến”.

Năm 2010, ông quyết định bán lại Technocom cho Công ty Nestle Thụy Sĩ với giá 150 triệu USD để tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Trước đó vào năm 2001, ông đã thành lập Công ty Cổ phần Vinpearl đầu tư vào phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Năm 2003, ông tận dụng một số hòn đảo hoang sơ tại Nha Trang, biến chúng thành khi nghỉ dưỡng cao cấp có tên là Vinpearl Resort Nha Trang. Một năm sau, Vincom Bà Triệu – tổ hợp trung tâm thương mại đầu tiên được khai trương tại Hà Nội.

Tháng 1/2012, Công ty Cổ phần Vinpearl sáp nhập và Công ty Cổ phần Vincom vào thành Tập đoàn VinGroup. Một tháng sau, cổ phiếu Vingroup (mã: VIC) chính thức có mặt trên sàn giao dịch đã minh chứng cho sự lớn mạnh của Tập đoàn này.

Dòng xe Vinfast

Các thương hiệu của tập đoàn Vingroup

Hiện nay, VinGroup là tập đoàn đa ngành và mở rộng hệ sinh thái kinh doanh ở những lĩnh vực sau:

– Vinschool: Hệ thống giáo dục liên cấp

– Vineco: Sản phẩm nông nghiệp sạch

– Vinmart: Hệ thống bán lẻ

– Vinpro: Siêu thị điện máy & công nghệ

– Vinfast: Công nghiệp nặng, chế tạo ô tô, xe máy…

– Vinfa: Nghiên cứu, sản xuất, phân phối thuốc, sinh phẩm y tế, dược mỹ phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.

– Vinhomes: Hệ thống căn hộ, biệt thự và nhà phố thương mại cao cấp

– Vincity: Bất động sản đại chúng với hệ thống dịch vụ đồng bộ

– Vincom: Chuỗi trung tâm thương mại

– Vinpearl: Hệ thống nghỉ dưỡng, du lịch, giải trí cao cấp

– Vinmec: Hệ thống bệnh viện đa khoa quốc tế

Và một số lĩnh vực khác.

Xem thêm:

Bởi: Định Phạm

Rate this post