Hooligan là gì mà khiến nhiều người lo lắng đến thế?

Hooligan là gì mà khiến nhiều người lo lắng đến thế?

Hooligan là gì?

Hooligan là một thuật ngữ ám chỉ những người hay nhóm người thường xuyên có các hành động côn đồ phá hoại các trận đấu bóng đá. Những hành động bạo lực có thể tồn tại dưới nhiều dạng như ném pháo sáng xuống sân, tấn công cổ động viên đội khác hay ẩu đả với cả cầu thủ, huấn luyện viên,…

Hooligan là gì

Nhiều tài liệu cho rằng thuật ngữ hooligan bắt đầu xuất hiện vào những năm 1960 tại Anh. Cột mốc này được đánh dấu khi các hành vi bạo lực bắt đầu dịch chuyển từ tính nghi thức sang tính chất có tổ chức.

Đây cũng là thời điểm các nhà nghiên cứu xã hội Tây Âu bắt đầu dành sự tập trung cho vấn đề này. Sau quá trình nghiên cứu, một kết luận đã được ra: Không phải cổ động viên nào cũng là hooligan nhưng chắc chắn tất cả hooligan đều là cổ động viên bóng đá.

náo loạn

Các tài liệu cũ hơn lại chứng minh khái niệm hooligan thậm chí còn đã xuất hiện vào cuối những năm 90 của thế kỷ 19 bởi các tay chơi lang thang trên đường phố. Lúc đó, khái niệm này không được nhiều người biết đến. Nó bắt đầu được phổ biến vào năm 1898 khi cảnh sát thành phố London (Anh) đề cập trong một bản báo cáo.

Cũng có ý kiến cho rằng hooligan có nguồn gốc từ các tay chơi Hooley vốn xuất hiện tại đường phố Islington, London. Islington (có gốc từ Ailen) nghĩa là hoang dại, mang ý nghĩa hoang dại như tinh thần của các lễ hội tại vùng này.

Hooligan thường có hành động gì?

Những hành động do hooligan gây ra có thể được biểu hiện ở nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Thậm chí, thời gian gần đây cho thấy các hành động này có dấu hiệu ngày càng tinh vi, khó phát hiện.

Những hành vi bạo lực như ẩu đả, ném pháo sáng, tấn công cầu thủ hay cổ động viên đội khách là hành vi dễ nhận ra nhất của hooligan. Những cổ động viên Anh có lẽ thấm thía điều này nhất khi vừa là nơi phát sinh ra khái niệm này vừa là nơi diễn ra nhức nối nhất của nạn hooligan.

Thảm họa Heysel (một SVĐ tại Brussels – Bỉ) trong trận chung kết UEFA Cup giữa Liverpool và Juventus trong năm 1985 tới nay vẫn là một trong những thảm họa bóng đá kinh khủng nhất trong lịch sử. 39 người đã bị thiệt hại cùng với 600 người đã bị thương trong trận đấu này.

Hệ quả của nó để lại rất nặng nề khi 14 CĐV Liverpool đã phải ra hầu tòa còn các CLB tại Anh bị cấm tham dự cúp châu Âu tới 5 mùa, riêng Liverpool phải chịu án phạt này tới 6 mùa. Án phạt này như một đòn đau khiến người Anh phải mất rất nhiều thời gian để gượng lại.

Không chỉ gói gọn trong các sân vận động, hooligan có thể diễn ra ở mọi thời gian, mọi địa điểm. Cuộc đụng độ giữa hai nhóm hooligan của Nga và Anh tại Euro 2016 vẫn là một kỉ niệm kinh hãi với nhiều người. Khi đó, tại ngay giữa trung tâm đông người tại TP. Lens, nhóm hooligan của hai đội đã không ngần ngại giao tranh khốc liệt với nhau trước sự sợ hãi của các khách du lịch xung quanh.

Bắt người

Để giúp cho đội bóng thân yêu của mình giành lợi thế, hooligan không ngại ngần tấn công trực tiếp vào cầu thủ đối phương. Tại tứ kết Champions League mùa giải 2017/2018, CĐV Liverpool đã ném chai thủy tinh, lon kim loại và pháo khói vào xe của Manchester City.

Dù rất may không ai bị thương sau vụ việc đấy nhưng không thể loại trừ ảnh hưởng sang chấn tâm lý gây ra cho các cầu thủ. Trong trận đấu giữa hai đội sau đó, thầy trò HLV Pep Guardiola đã thủng lưới 3 bàn trong vòng chưa tới 20 phút.

Không dừng lại ở hành vi thể chất, hooligan hiện nay đang có dấu hiệu biến tướng tác động tới tinh thần của người bị tấn công. Nổi bật nhất là hành vi phân biệt chủng tộc. Đối tượng bị nhắm tới nhiều nhất là các cầu thủ có gốc gác châu Phi, châu Mỹ La tinh hay châu Á. Những cầu thủ này khi bị nhắm tới sẽ phải hứng chịu rất nhiều lời lẽ miệt thị, coi thường nhằm mục đích triệt tiêu tinh thần thi đấu.

Hành động ăn mừng bàn thắng hướng tới các CĐV phân biệt chủng tộc của Lukaku

Rất nhiều cầu thủ đã phải hứng chịu nặng nề nạn phân biệt chủng tộc như Sterling, Lukaku, Demba Ba,… Thậm chí, Malcom (một cầu thủ từng chơi cho Barcelona) đã phải rời khỏi Zenit chỉ sau 3 ngày cập bến CLB vì bị chính các CĐV đội bóng chủ quản miệt thị màu da của mình.

Biện pháp đối phó với Hooligan

Nhằm đối phó với nạn hooligan, nhiều biện pháp đã được những người làm bóng đá xây dựng và thực hiện trong thời gian qua.

Một trong những phương thức giảm thiệu nạn hooligan là thiết kế các sân vận động hiện đại có khả năng phân chia CĐV đội nhà và đội khách. Người Anh đã làm rất tốt điều này. Thay vì phải xây khán đài cách xa sân thi đấu và được bao quanh bởi tấm hàng rào sắt, việc hiện đại hóa SVĐ sẽ giúp ngăn chặn từ xa ý đồ gây rối của các CĐV.

Nếu CĐV vẫn cố tình gây rối, họ sẽ phải đối mặt với lực lượng cảnh sát tinh nhuệ được huấn luyện riêng cho các đối tượng này. Lực lượng này sẽ rất thân thiện khi bình thường nhưng sẽ phải rất khẩn trương, quyết đoán xử lý đối tượng có ý đồ phá rối.

Cảnh sát Pháp xử lý các thành phần hooligan

Luật pháp xử lý hooligan cũng cần phải nghiêm minh và cập nhật liên tục để theo kịp phát triển chung của xã hội. Thực tế đã chứng minh, quốc gia nào có luật phát răn đe thì sẽ kiềm chế được hooligan. Italia là ví dụ tiêu biểu cho một nền luật pháp thất bại trong việc này khi nhiều thành phần hooligan không bị xử lý hoặc xử lý quá nhẹ.

Nhiều hooligan còn liên tục gây rối mà không bị trừng phạt nghiêm khắc. Sau một thời gian chịu án phạt, họ lại ngay lập tức gây rối, đe dọa nhiều cầu thủ và HLV tại Serie A.

Vừa rồi là bài viết chia sẻ về khái niệm hooligan là gì? Hy vọng các bạn đã hiểu và luôn ủng hộ chúng mình nhé.

Xem thêm: Liverpool vs Chelsea – sắc xanh phai tàn

Rate this post