Hooligan bóng đá là gì?

Hooligan bóng đá là gì? Bài viết dưới đây của U-League.vn sẽ cho các bạn câu trả lời.

Hooligan bóng đá là gì?

Hooligan thực tế là một từ tiếng Anh mô tả một nhóm cổ động viên quá khích, những người thường xuyên có những hành động gây rối, phá hoại trước, trong và sau các trận đấu.

Những hành động của Hooligan bao gồm đốt pháo sáng, ném chai lọ, đánh nhau với các cổ động viên khác, phá hoại tài sản, tấn công trọng tài…

Hooligan xuất hiện ở rất nhiều giải đấu và hậu quả để lại là vô cùng nặng nề. “Nổi tiếng” nhất có lẽ là các Hooligan của Anh khi nhóm cổ động viên này đi đến đâu là gây ra sợ hãi tới đó.

Hooligan bóng đá là gì?

Lịch sử hình thành Hooligan

Trong lịch sử bóng đá, những hành động quá khích đầu tiên diễn ra tại Anh từ thế kỷ XIV. Tới thập kỷ 80 thuộc thế kỷ XIX, thế giới ghi nhận những trường hợp Hooligan đầu tiên của bóng đá hiện đại.

Thời điểm ấy, các nhóm Hooligan ở Anh táo tợn tới mức đe dọa những người dân vô tội, tấn công trọng tài và cầu thủ vì tình yêu với đội bóng mình yêu thích.

Tình trạng bạo lực này lên tới đỉnh điểm năm 1985 với thảm kịch Heysel.

Hooligan bóng đá là gì?

Cụ thể, ở trận cầu giữa Liverpool và Juventus diễn ra vào ngày 29/5/1985 trên sân Heysel, khi các khán giả đang ngồi kín sân thì tại khán đài Z – nơi dành cho các cổ động viên trung lập của Bỉ – đã xuất hiện nhiều nhóm cổ động viên đối lập của Juventus.

Trước giờ bóng lăn thì, các Hooligan của Anh đã phá hàng rào và tấn công những cổ động viên Italia này bằng gậy, dao…, thậm chí họ khiến một bức tường tại khán đài Z đổ sập.

Cảnh sát không kịp ngăn chặn bởi số lượng quá đông, và hệ quả là khiến 39 người thiệt mạng và 376 người bị thương. Dù vậy, trận đấu không bị hủy mà vẫn tiếp tục sau khi bị hoãn 1 tiếng. Các cầu thủ Juventus tuy trải qua phen bàng hoàng song vẫn cố gắng giành chiến thắng.

Ngày 15/4/1989, thảm họa Hillsborough xảy ra và vẫn do Hooligan cầm đầu. Thảm họa năm ấy đã khiến 96 người mất mạng và tất cả đều là fan của Liverpool.

Vì sao lại có Hooligan?

Dưới góc nhìn khách quan, những hành động quá khích thường do sự khác biệt về văn hóa, tập quán và trình độ dân trí của nhóm cổ động viên. Đặc biệt là sự kì thị về sắc tộc, màu da, từ đó dẫn đến những hành vi gây mất kiểm soát và để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Nạn phân biệt chủng tộc vẫn là một vấn đề đang bị lên án rất sâu sắc trên thế giới, điển hình là trong bóng đá. Khi xem bóng đá sẽ tạo ra nhiều sự kích thích về mặt tinh thần, và đối với những người có xu hướng tiêu cực và không kiểm soát được bản thân thì sẽ dẫn đến những hành động nguy hiểm.

Rate this post