Giải mã “hành động bạo lực” của các cổ động viên bóng đá
Vậy đâu là lời giải thích thỏa đáng cho các hành động quá khích? Hãy cùng giải mã tâm lý “hooligan” để có được câu trả lời chính xác nhất.
Hành động trên nhận phải rất nhiều lời chỉ trích, lên án về tính phi thể thao của các CĐV quá khích. Nhắc đến chuyện này, chúng ta có thể liên tưởng đến ngay hành động của các “ hooligan ” trong bóng đá.Vậy đâu là lời giải thích thỏa đáng cho các hành động quá khích? Hãy cùng giải mã tâm lý “hooligan” để có được câu trả lời chính xác nhất.
Những câu chuyện lịch sử về “hooligan”
“Hooligan” là thuật ngữ tiếng Anh ám chỉ những người hay nhóm người thường xuyên có các hành động côn đồ và phá hoại xung quanh các trận thi đấu bóng đá.
Những hành động bạo lực này tồn tại ở rất nhiều dạng: ném đá, pháo sáng… xuống sân, tấn công cầu thủ hay các cổ động viên khác.
Trong lịch sử bóng đá, những hành động quá khích đầu tiên diễn ra tại Anh từ thế kỷ XIV. Khi đó, vua Edward II lo sợ việc các cổ động viên đánh nhau có thể gây nên bạo loạn xã hội nên thậm chí đã phải cấm bóng đá.
Tới thập kỷ 80 thuộc thế kỷ XIX, thế giới ghi nhận những trường hợp “hooligan” đầu tiên của bóng đá hiện đại. Khi ấy, các nhóm côn đồ ở Anh táo tợn tới mức đe dọa những người dân vô tội, tấn công trọng tài và cầu thủ vì tình yêu với đội bóng mình yêu thích.
Tình trạng bạo lực này lên tới đỉnh điểm năm 1985 với thảm kịch Heysel. Ngày 29/05 năm ấy, tại sân vận động Heysel, một nhóm “hooligan” Anh đã phá hàng rào vào sân trước trận đấu giữa Juventus và Liverpool.
Nhóm “hooligan” này sau đó đã gây ra ẩu đả khiến các bức tường ở sân vận động sụp đổ. Thảm họa này khiến 39 người hâm mộ (chủ yếu là cổ động viên Juventus) thiệt mạng và khoảng 600 người khác bị thương.
Sau thảm họa Heysel, công tác an ninh trên sân bóng ngày càng được thắt chặt
Theo thời gian, những hành động quá khích như trên dần được kiểm soát chặt chẽ hơn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mới đây, trong khuôn khổ AFF Suzuki Cup, trận đấu giữa Việt Nam và Malaysia đã kết thúc không được suôn sẻ khi một nhóm “hooligan” Malaysia đã tấn công cổ động viên Việt Nam.
Câu chuyện khiến nhiều người thêm lo ngại về một làn sóng bạo lực trên khán đài tại nhiều giải bóng đá trong và ngoài nước.
“Hooligan” trong con mắt giới khoa học
Vậy đâu là nguyên nhân khiến các cổ động viên hành động và cư xử bạo lực tới vậy? Có rất nhiều cách lý giải khác nhau về những hành vi quá khích của không ít cổ động viên trên sân bóng.
Dưới góc nhìn xã hội học,
hành động bạo lực của các “hooligan” xuất phát từ sự khác biệt văn hóa, tập quán, trình độ dân trí giữa những nhóm cổ động viên.
Sự cố về các “hooligan” Malaysia đang “sốt xình xịch” trên cộng đồng mạng xã hội.
Theo đó, sự kì thị giữa các chủng tộc, màu da hay tôn giáo sẽ dẫn tới những hành vi kích động và thiếu kiểm soát của con người, đặc biệt khi có sự mâu thuẫn và đối đầu về lợi ích.
Điều này xảy ra rất phổ biến trong môn thể thao vua khi nạn phân biệt chủng tộc vẫn luôn là cái gai nhức nhối của bóng đá.
Dưới góc nhìn thần kinh học, câu chuyện này được lý giải một cách kĩ càng hơn.
Cụ thể,
con người có xu hướng phản ứng giống như những gì chúng ta được chứng kiến.
Khi xem đá bóng, hormone testosterone được giải phóng nhiều và gây nên sự kích thích ở các vận động viên. Hệ quả là tình trạng tương tự diễn ra ở các cổ động viên.
Vì vậy, nếu các cầu thủ trên sân có hành vi bạo lực thì rất có thể, nhiều “hooligan” sẽ xuất hiện ngay trên khán đài và… bắt chước.
Mặt khác, lúc xem đá bóng, con người trải qua rất nhiều các cung bậc cảm xúc khác nhau. Khi đội bóng yêu thích thất bại, các cổ động viên cũng trở nên buồn bã, lo âu.
Tâm trạng này khiến trung ương thần kinh nhầm tưởng cơ thể đang đối mặt với tình trạng nguy hiểm. Vì vậy, tất cả các cơ bắp được huy động sẵn sàng ở tư thế chiến đấu.
Đồng thời, não bộ giải phóng nhiều hormone dopamine và serotonin để ngăn chặn tình trạng stress diễn ra. Theo các nghiên cứu của Đại học Pennsylvania, các hormone trên đều có liên quan trực tiếp tới việc kích thích các hành động bạo lực, hung hăng ở con người.
Rõ ràng, hành vi bạo lực bên ngoài sân cỏ của các “hooligan” đáng bị lên án và cần những biện pháp trừng phạt hay răn đe đích đáng. Tuy nhiên, đáp lại những hành động xấu ấy, các cổ động viên bóng đá chân chính cần có thái độ bình tĩnh và ứng xử văn hóa.
Bởi trên hết, mục đích tới sân bóng của chúng ta là cổ vũ đội bóng quê nhà, là thưởng thức những điều đẹp đẽ nhất của môn thể thao vua.
Nguồn: CEPSR, Timeshighereducation, IRS, Wikipedia, Psychology Today