Gia đình nhà văn Vũ Ngọc Phan – BaoHaiDuong
Nhà văn Vũ Ngọc Phan thuộc dòng dõi Vũ Hồn, người giữ chức Giao Châu đô hộ phủ đời nhà Đường, năm 618 trước Công nguyên, đến định cư tại làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Cụ sáu đời của Vũ Ngọc Phan rời Mộ Trạch lên lập nghiệp ở làng Đông Cao, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh và những thế hệ kế tiếp về sinh sống tại Hà Nội. Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8-9-1902. Chi họ Vũ này có nhiều người đỗ đại khoa và làm quan đại thần từ triều Lê đến nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống nho học lâu đời, thuở nhỏ, Vũ Ngọc Phan học chữ Hán, rồi chuyển sang học chữ Pháp tại Hà Nội. Năm 1929, Vũ Ngọc Phan đỗ tú tài toàn phần và là một trong những người có bằng tú tài Tây sớm nhất nước ta. Toàn quyền Pháp tại Đông Dương bổ Vũ Ngọc Phan làm quan với mức lương cao nhưng ông không nhận mà chọn nghề viết văn, làm báo, dạy học. Vợ ông là nữ sĩ Hằng Phương, nguyên quán Quảng Nam, cháu ngoại cụ Hoàng Diệu, đã cùng chồng gánh vác một đại gia đình gần 20 người gồm mẹ già, ba người em cùng các con và các cháu. Sống thanh bạch nhưng mọi người trong gia đình đều nhất mực thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, hết lòng với con cái, chân tình với bạn bè.
Để gia đình bớt khó khăn, Vũ Ngọc Phan vừa phải viết bài gửi đăng trên các báo, vừa nhận dạy học thêm tiếng Pháp và nhận giảng về một số tác giả cùng những tác phẩm tiêu biểu của Pháp cho những người muốn thi vào các trường cao đẳng của Đông Dương. Rồi ông chuyển sang dạy trường Chấn Hưng. Nhưng chỉ được ba tháng, sợ lớp học tuyên truyền cách mạng, trường bị chính quyền thực dân đóng cửa. Thế là, Vũ Ngọc Phan chuyển hẳn sang viết báo, làm văn từ đầu những năm 1930.
Thời bấy giờ, các chủ báo và chủ các nhà xuất bản đều là những nhà tư sản cỡ lớn. Nhưng các nhà nho nghèo, chân chính như Nguyễn Trọng Thuật, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, vv… làm trợ bút cho họ thì đều muốn mang tri thức của mình phục vụ người đọc chứ không theo chủ trương kinh doanh của chủ nhân. Vũ Ngọc Phan rất trân trọng những nhà văn này. Trong tập hồi ký “Những năm tháng ấy “, Vũ Ngọc Phan đã viết: Điều quan trọng mà nhà văn có thể làm được là dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, mình phải giữ gìn và phát huy nền văn hóa ưu tú của dân tộc, trong đó có ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật. Làm việc trên địa hạt của mình, theo khả năng của mình và giữ cho trong trắng thì thế nào cũng thành công và có ích cho Tổ quốc dù đó là phần đóng góp bé nhỏ. Với tư tưởng ấy, Vũ Ngọc Phan đã viết hàng loạt bài gửi đăng các báo mang tính chất thông tin văn học, xã hội, dịch khá nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của các tác giả phương tây sang tiếng Việt, biên khảo về văn học, lịch sử, địa lý nước nhà. Vũ Ngọc Phan là người đi đầu trong việc xác định thể loại văn học với những bài viết phân tích một cách khoa học, khách quan, sâu sắc đăng trên các báo, tạp chí mà sau này được tập hợp lại thành tập “Trên đường nghệ thuật” của ông.
Đầu năm 1939, Vũ Ngọc Phan được Vũ Đình Di mời ra phụ trách tờ báo “Hà Nội sân văn”, chuyên về văn học. Những cộng tác viên của tờ báo là những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Ngô Tất Tố, Đỗ Đức Thu, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Thanh Tịnh, Bùi Hiển, Mạnh Phú Tư, Trọng Lang… Đây là điều kiện để ông nắm chắc tình hình văn học đương thời, hoàn thành nhanh bộ sách phê bình “Nhà văn hiện đại” vào năm 1942 gồm 4 tập 5 quyển (tập 4 chia làm 2 quyển) dày gần 1.500 trang viết về 79 nhà văn tiêu biểu đầu thế kỷ XX.
Nếu trước Cách mạng Tháng Tám, Vũ Ngọc Phan đã nổi tiếng về lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học hiện đại thì từ sau năm 1945, nhà văn lại có công đầu về sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ và thơ ca dân gian. Chỉ trong 4 năm từ 1963 đến 1967, với cương vị Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian, ông đã cùng các cộng sự cho ra đời 4 tập sách đồ sộ: “Truyện cổ dân gian Việt Nam” (2 tập) và “Truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam” (2 tập). Đây là những sưu tập vô cùng quý giá của đất nước.
Có lẽ tác phẩm nổi bật nhất của Vũ Ngọc Phan không chỉ xuất bản ở trong nước mà ở cả nước ngoài là tập “Tục ngữ, ca dao và dân ca Việt Nam” dày gần 1.000 trang, xuất bản năm 1956, đến nay đã tái bản tới 14 lần và được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài. Ở đây, ông là người đầu tiên dùng thuật ngữ “Văn học dân gian” thay thế cho các thuật ngữ “Văn chương bình dân”, “Văn chương truyền khẩu” được dùng từ trước đó. Trong công trình này, Vũ Ngọc Phan không chỉ có công lớn về sưu tầm, biên soạn, tập hợp được nhiều tinh hoa thơ ca dân gian mà ông còn nghiên cứu hết sức công phu, đưa ra những nhận định xác đáng về tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc. Trong những bài nghiên cứu, Vũ Ngọc Phan đã nêu cặn kẽ về nội dung và hình thức của từng thể loại, chỉ ra những mặt hạn chế về tư tưởng của người nông dân trong ca dao, tục ngữ, giới thiệu nguồn gốc, mô tả hình thức diễn xướng của nhiều loại dân ca với cách viết giản dị, dễ hiểu.
Với những cống hiến to lớn vào nền văn học nước nhà, nhà văn Vũ Ngọc Phan đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996. Ngày nay, Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có đường phố mang tên Vũ Ngọc Phan.
Nhà văn Vũ Ngọc Phan và nữ sĩ Hằng Phương còn cống hiến cho xã hội những người con thành đạt. Đó là: Phó giáo sư Họa sĩ Vũ Giáng Hương, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học – nghệ thuật Việt Nam, Giải thưởng Nhà nước về văn học – nghệ thuật; Liệt sĩ Vũ Hoài Tuân, chuyên gia kỹ thuật cao cấp Bộ Quốc phòng; cố Giáo sư – Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật; kỹ sư Vũ Huyền Giao, nguyên phó phân viện trưởng Phân viện động lực, giảng viên chính; Vũ Phi Hồng, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm khoa Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Giáo sư – Tiến sĩ Vũ Triệu Mân, Nhà giáo ưu tú, Chủ tịch Hội Sinh học phân tử bệnh lý thực vật Việt Nam; Vũ Ngọc Phương, Tổng giám đốc Trung tâm Kiến trúc – Đầu tư – Xây dựng – Thương mại, Phó chủ tịch Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam.
Kỷ niệm 105 ngày sinh nhà văn Vũ Ngọc Phan (8-9-1902 – 8-9-2007), gia đình đã rước tượng đồng của ông về tựu vị tại nhà truyền thống các danh nhân họ Vũ trong khu miếu thờ Đức thần tổ Vũ Hồn tại làng Mộ Trạch. Tại lễ kỷ niệm, nhiều nhà nghiên cứu văn học, sử học và đại diện dòng họ Vũ đã ca ngợi thân thế, sự nghiệp và gia đình nhà văn Vũ Ngọc Phan. Ông Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch danh dự Hội đồng dòng tộc Vũ (Võ) trao tặng danh hiệu “Vũ tộc tinh hoa” cho gia đình nhà văn Vũ Ngọc Phan.
THANH GIANG
Nhà văn Vũ Ngọc Phan thuộc dòng dõi Vũ Hồn, người giữ chức Giao Châu đô hộ phủ đời nhà Đường, năm 618 trước Công nguyên, đến định cư tại làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang. Cụ sáu đời của Vũ Ngọc Phan rời Mộ Trạch lên lập nghiệp ở làng Đông Cao, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh và những thế hệ kế tiếp về sinh sống tại Hà Nội. Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8-9-1902. Chi họ Vũ này có nhiều người đỗ đại khoa và làm quan đại thần từ triều Lê đến nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn.Sinh ra trong gia đình có truyền thống nho học lâu đời, thuở nhỏ, Vũ Ngọc Phan học chữ Hán, rồi chuyển sang học chữ Pháp tại Hà Nội. Năm 1929, Vũ Ngọc Phan đỗ tú tài toàn phần và là một trong những người có bằng tú tài Tây sớm nhất nước ta. Toàn quyền Pháp tại Đông Dương bổ Vũ Ngọc Phan làm quan với mức lương cao nhưng ông không nhận mà chọn nghề viết văn, làm báo, dạy học. Vợ ông là nữ sĩ Hằng Phương, nguyên quán Quảng Nam, cháu ngoại cụ Hoàng Diệu, đã cùng chồng gánh vác một đại gia đình gần 20 người gồm mẹ già, ba người em cùng các con và các cháu. Sống thanh bạch nhưng mọi người trong gia đình đều nhất mực thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, hết lòng với con cái, chân tình với bạn bè.Để gia đình bớt khó khăn, Vũ Ngọc Phan vừa phải viết bài gửi đăng trên các báo, vừa nhận dạy học thêm tiếng Pháp và nhận giảng về một số tác giả cùng những tác phẩm tiêu biểu của Pháp cho những người muốn thi vào các trường cao đẳng của Đông Dương. Rồi ông chuyển sang dạy trường Chấn Hưng. Nhưng chỉ được ba tháng, sợ lớp học tuyên truyền cách mạng, trường bị chính quyền thực dân đóng cửa. Thế là, Vũ Ngọc Phan chuyển hẳn sang viết báo, làm văn từ đầu những năm 1930.Thời bấy giờ, các chủ báo và chủ các nhà xuất bản đều là những nhà tư sản cỡ lớn. Nhưng các nhà nho nghèo, chân chính như Nguyễn Trọng Thuật, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, vv… làm trợ bút cho họ thì đều muốn mang tri thức của mình phục vụ người đọc chứ không theo chủ trương kinh doanh của chủ nhân. Vũ Ngọc Phan rất trân trọng những nhà văn này. Trong tập hồi ký “Những năm tháng ấy “, Vũ Ngọc Phan đã viết: Điều quan trọng mà nhà văn có thể làm được là dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, mình phải giữ gìn và phát huy nền văn hóa ưu tú của dân tộc, trong đó có ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật. Làm việc trên địa hạt của mình, theo khả năng của mình và giữ cho trong trắng thì thế nào cũng thành công và có ích cho Tổ quốc dù đó là phần đóng góp bé nhỏ. Với tư tưởng ấy, Vũ Ngọc Phan đã viết hàng loạt bài gửi đăng các báo mang tính chất thông tin văn học, xã hội, dịch khá nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của các tác giả phương tây sang tiếng Việt, biên khảo về văn học, lịch sử, địa lý nước nhà. Vũ Ngọc Phan là người đi đầu trong việc xác định thể loại văn học với những bài viết phân tích một cách khoa học, khách quan, sâu sắc đăng trên các báo, tạp chí mà sau này được tập hợp lại thành tập “Trên đường nghệ thuật” của ông.Đầu năm 1939, Vũ Ngọc Phan được Vũ Đình Di mời ra phụ trách tờ báo “Hà Nội sân văn”, chuyên về văn học. Những cộng tác viên của tờ báo là những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Ngô Tất Tố, Đỗ Đức Thu, Nguyễn Tuân, Lưu Trọng Lư, Thanh Tịnh, Bùi Hiển, Mạnh Phú Tư, Trọng Lang… Đây là điều kiện để ông nắm chắc tình hình văn học đương thời, hoàn thành nhanh bộ sách phê bình “Nhà văn hiện đại” vào năm 1942 gồm 4 tập 5 quyển (tập 4 chia làm 2 quyển) dày gần 1.500 trang viết về 79 nhà văn tiêu biểu đầu thế kỷ XX.Nếu trước Cách mạng Tháng Tám, Vũ Ngọc Phan đã nổi tiếng về lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học hiện đại thì từ sau năm 1945, nhà văn lại có công đầu về sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ và thơ ca dân gian. Chỉ trong 4 năm từ 1963 đến 1967, với cương vị Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian, ông đã cùng các cộng sự cho ra đời 4 tập sách đồ sộ: “Truyện cổ dân gian Việt Nam” (2 tập) và “Truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam” (2 tập). Đây là những sưu tập vô cùng quý giá của đất nước.Có lẽ tác phẩm nổi bật nhất của Vũ Ngọc Phan không chỉ xuất bản ở trong nước mà ở cả nước ngoài là tập “Tục ngữ, ca dao và dân ca Việt Nam” dày gần 1.000 trang, xuất bản năm 1956, đến nay đã tái bản tới 14 lần và được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài. Ở đây, ông là người đầu tiên dùng thuật ngữ “Văn học dân gian” thay thế cho các thuật ngữ “Văn chương bình dân”, “Văn chương truyền khẩu” được dùng từ trước đó. Trong công trình này, Vũ Ngọc Phan không chỉ có công lớn về sưu tầm, biên soạn, tập hợp được nhiều tinh hoa thơ ca dân gian mà ông còn nghiên cứu hết sức công phu, đưa ra những nhận định xác đáng về tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc. Trong những bài nghiên cứu, Vũ Ngọc Phan đã nêu cặn kẽ về nội dung và hình thức của từng thể loại, chỉ ra những mặt hạn chế về tư tưởng của người nông dân trong ca dao, tục ngữ, giới thiệu nguồn gốc, mô tả hình thức diễn xướng của nhiều loại dân ca với cách viết giản dị, dễ hiểu.Với những cống hiến to lớn vào nền văn học nước nhà, nhà văn Vũ Ngọc Phan đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996. Ngày nay, Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có đường phố mang tên Vũ Ngọc Phan.Nhà văn Vũ Ngọc Phan và nữ sĩ Hằng Phương còn cống hiến cho xã hội những người con thành đạt. Đó là: Phó giáo sư Họa sĩ Vũ Giáng Hương, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học – nghệ thuật Việt Nam, Giải thưởng Nhà nước về văn học – nghệ thuật; Liệt sĩ Vũ Hoài Tuân, chuyên gia kỹ thuật cao cấp Bộ Quốc phòng; cố Giáo sư – Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật; kỹ sư Vũ Huyền Giao, nguyên phó phân viện trưởng Phân viện động lực, giảng viên chính; Vũ Phi Hồng, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm khoa Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Giáo sư – Tiến sĩ Vũ Triệu Mân, Nhà giáo ưu tú, Chủ tịch Hội Sinh học phân tử bệnh lý thực vật Việt Nam; Vũ Ngọc Phương, Tổng giám đốc Trung tâm Kiến trúc – Đầu tư – Xây dựng – Thương mại, Phó chủ tịch Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài Việt Nam.Kỷ niệm 105 ngày sinh nhà văn Vũ Ngọc Phan (8-9-1902 – 8-9-2007), gia đình đã rước tượng đồng của ông về tựu vị tại nhà truyền thống các danh nhân họ Vũ trong khu miếu thờ Đức thần tổ Vũ Hồn tại làng Mộ Trạch. Tại lễ kỷ niệm, nhiều nhà nghiên cứu văn học, sử học và đại diện dòng họ Vũ đã ca ngợi thân thế, sự nghiệp và gia đình nhà văn Vũ Ngọc Phan. Ông Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch danh dự Hội đồng dòng tộc Vũ (Võ) trao tặng danh hiệu “Vũ tộc tinh hoa” cho gia đình nhà văn Vũ Ngọc Phan.