Phố Vũ Ngọc Phan, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Quận Đống Đa –

Phố có chiều dài khoảng 400m, rộng 10 – 11m.

Một số địa điểm nổi bật trên phố Vũ Ngọc Phan:

  • Trà Sữa Ding Tea

  • Nhà Hàng Thai Deli Vũ Ngọc Phan
  • Viện Công nghệ Xạ Hiếm

  • VIỆN CÔNG NGHỆ VÀ ĐÀO TẠO DEVMASTER

  • Viện Công nghệ Bộ Công Thương

  • Nghĩa trang Láng Hạ

Phố Vũ Ngọc Phan nằm trong khu trung tâm của phường Láng Hạ, là khu vực đông dân cư với nhiều khu tập thể.

Phố Vũ Ngọc Phan nằm trong khu trung tâm của phường Láng Hạ, là khu vực đông dân cư với nhiều khu tập thể.

Với mặt đường thông thoáng, trồng nhiều cây xanh, trên đường nhiều nhà hàng, quán ăn ngon, những quán cà phê, quán nước, có không gian rộng, yên tĩnh, là một nơi ăn uống, nghỉ ngơi tốt cho người dân.

Một số cơ quan lớn trực thuộc các ban ngành trung ương cũng được đặt tại đây. Ngoài ra hoạt động kinh doanh thời trang và khách sạn, trên phố khá phát triển.

Tiếp giáp với các tuyến đường như; Vành Đai 2, Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Nguyên Hồng.

Vũ Ngọc Phan là ai?

Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán tại làng Đông Lão, tỉnh Bắc Ninh.

sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán tại làng Đông Lão, xã Đông Cửu , huyện Gia Lương

Năm 1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám (1945) thắng lợi, Vũ Ngọc Phan làm việc với tạp chí Tiên phong của Hội Văn hóa cứu quốc. Liên tiếp, ông trải qua các chức vụ sau: Phó chủ tịch Đoàn văn nghệ Bắc bộ Việt Nam (tháng 12 năm 1945); Tổng thư ký Ủy ban vận động Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 11 năm 1946); Ủy viên thường trực Đoàn văn hóa kháng chiến liên khu IV (1947-1951); Ủy viên Ban nghiên cứu Văn Sử Địa (1951-1953).

Sau kháng chiến chống Pháp (1946-1954), Vũ Ngọc Phan tiếp tục làm việc ở Ban Văn Sử Địa. Từ năm 1957, Vũ Ngọc Phan là một hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.

Năm 1959, Vũ Ngọc Phan được bầu làm Tổng thư ký, đảm nhiệm cơ quan Hội Văn nghệ dân gian tại Đại hội Văn nghệ dân gian lần thứ nhất năm 1966.

ông mất ngày 14 tháng 6 năm 1987 tại Hà Nội, hưởng thọ 85 tuổi.

Trước 1945, Vũ Ngọc Phan được nhiều nhiều người biết tiếng qua bộ sách Nhà văn hiện đại. Trong đó, nhiều nhận định của ông cho tới nay vẫn còn giá trị. Sau đó, nổi bật hơn cả là cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam. Sách có giá trị nhiều mặt, được tái bản nhiều lần.

Ghi nhận đóng góp và sự nghiệp của Vũ Ngọc Phan, năm 1996, ông được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 cho những cụm công trình về văn nghệ dân gian

Đường phố cùng tên Vũ Ngọc Phan:

Phố Vũ Ngọc Phan thuộc địa phận phường Láng Hạ Hà Nội , kéo dài từ đường Láng Hạ , chạy qua nghĩa trang Láng Hạ tới đoạn nối với đường Nguyên Hồng

Rate this post