Gặp “con nuôi” của anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót

Gặp “con nuôi” của anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót

Với ông Phan Văn Thi (SN 1934) ở xã Kỳ Sơn, Kỳ Anh – Hà Tĩnh, khoảng thời gian 2 năm 2 tháng 13 ngày chiến đấu bên cạnh người cha nuôi Phan Đình Giót là thời gian ý nghĩa nhất trong cuộc đời.

Gặp “con nuôi” của anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót

Gặp “con nuôi” của anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót

Gặp “con nuôi” của anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót

Gặp “con nuôi” của anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo miền sơn cước, ở tuổi 17, Phan Văn Thi đã khai thêm tuổi để được đi bộ đội. Ông Thi nhớ như in cái ngày 05/01/1952 – ngày ông gia nhập tổ của anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót, thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Sư đoàn 312. Cùng là người họ Phan, lại là đồng hương nên khi mới gia nhập tiểu đội, ông Phan Văn Thi nhanh chóng làm quen với người đồng đội tiền bối quê ở Cẩm Xuyên.

Ông Thi nhớ lại: “Khi mới vào tiểu đội, tôi chưa được cấp phát tư trang nên thường được ông ấy cho mượn quần áo. Trong tiểu đội, ông Giót chăm sóc tôi như một người cha. Và sự thật, trong 2 năm 2 tháng 13 ngày sống và chiến đấu bên cạnh ông, tôi đã coi ông là người cha nuôi vĩ đại của mình”.

Gặp “con nuôi” của anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót

Với ông Thi, ký ức về ngày 13/03/1954 vẫn còn như những thước phim quay chậm: “Chiều 13/03, Đại đội 58 họp bàn mở màn trận đánh chiến dịch Điện Biên Phủ tại cứ điểm Him Lam. Trong cuộc họp, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 4 Phan Đình Giót đứng trước tập thể tuyên thệ: “Nếu trận chiến rơi vào khó khăn thì tôi nguyện hi sinh để giúp đơn vị hoàn thành nhiệm vụ”.

Bước vào trận chiến ác liệt, không cân sức, bộ đội ta bị thương vong rất nhiều. Những trận “bão lửa” của quân Pháp từ lỗ châu mai bắn ra xối xả khiến quân ta liên tục hi sinh. Để đánh chiếm những cứ điểm quan trọng, bộ đội ta đã chuyển sang dùng bộc phá đánh lô cốt địch. Cuộc “giằng co” kéo dài đến hơn 22h đêm, khi ông Phan Đình Giót ôm quả bộc phá thứ 10 để nổ tung lô cốt địch thì bị thương vào đùi.

Lúc đó, bộ đội ta bị thương nhiều vô kể. Bản thân ông Thi cũng bị thương phải lùi về tuyến sau. Vết thương của ông Phan Đình Giót khá nặng. Mặc dù vậy, sau khi băng bó vết thương, ông Giót tiếp tục ôm hai quả bộc phá lao lên. Ông Giót cầm theo tiểu liên xung phong mở đường cho đồng đội tiến lên đánh lô cốt đầu cầu và lô cốt số 2.

Gặp “con nuôi” của anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót

Phan Đình Giót lấy thân mình bịt lỗ châu mai (Minh họa từ internet)

Sau lần lâm trận thứ 2 này, ông Phan Đình Giót bị thương ở bả vai và được đồng đội dìu về tuyến sau. Hỏa lực từ lô cốt số 3 “dội” liên tiếp vào quân ta. Nhiều chiến sỹ xung phong lao lên đều hi sinh trước họng súng của kẻ thù. Bất ngờ, Phan Đình Giót vùng dậy, ôm bộc phá lao lên bịt kín lỗ châu mai của quân địch.

Gặp “con nuôi” của anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót

7 hiện vật cuối cùng của liệt sỹ Phan Đình Giót. (Ảnh: Quang Diện)

“Ông Giót ôm bộc phá lao lên với khí thế hừng hực. Lúc ấy, tiếng súng đạn bỗng im bặt, nhưng Phan Đình Giót đã hi sinh, toàn thân ông bị bom đạn kẻ thù bắn nát. Khi lỗ châu mai được ông bịt lại, hỏa điểm của quân Pháp bị dập tắt, bộ đội ta đã nhanh chóng xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam trong ngày 13/03. Đây là trận đánh mở màn thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ” – ông Thi lặng người nhớ về khoảnh khắc lịch sử.

Gặp “con nuôi” của anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót

Sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, năm 1954, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập đơn vị bảo vệ Trung ương Đảng, ông Thi cùng hàng trăm chiến sỹ được bổ sung vào lực lượng vũ trang thuộc Trung đoàn 600 có nhiệm vụ bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vậy nên, tâm nguyện trở về quê hương, tìm về gia đình người cha nuôi Phan Đình Giót của ông Phan Văn Thi tạm gác lại. Mãi đến sau này, khi hòa bình lập lại, ông Thi mới có cơ hội tìm về quê hương anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót.

Thời gian được đứng trong hàng ngũ những người lính bảo vệ cơ quan đầu não của trung ương, ông Thi đã may mắn được gần Bác. “Gần 10 năm được tham gia bảo vệ an toàn tuyệt đối cho Người là niềm vinh dự và tự hào của tôi. Còn nhớ lần đầu tiên nhận nhiệm vụ, anh em bàn bạc với nhau mỗi người nhìn một bộ phận trên cơ thể Bác để về kể cho nhau nghe vì lúc ấy không ai dám nhìn trực diện cả” – ông Thi dí dỏm kể.

Gặp “con nuôi” của anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót

Sau gần 10 năm làm nhiệm vụ bảo vệ Bác, năm 1962, ông Phan Văn Thi được cử đi học cơ yếu ở Hải Phòng và chuyển vào công tác tại đồn Biên phòng tỉnh Quảng Bình, sau đó đi B ở vùng an ninh giải phóng tỉnh Khánh Hòa. Trải qua bao năm tháng chiến đấu gian khổ, ông bị thương và được về nghỉ dưỡng ở quê nhà năm 1978.

Gặp “con nuôi” của anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót

Trở về quê, ông Thi tiếp tục tham gia công tác ở địa phương và đảm đương nhiều chức vụ như: chủ tịch UBMTTQ xã, đội trưởng sản xuất, hội trưởng hội người cao tuổi… Ở cương vị nào, ông Thi cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ngày 13/03/2018, nhằm ngày giỗ anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót, ông Thi lại một lần nữa tìm về quê hương của người cha nuôi trong chiến trận năm xưa. Bên bàn thờ nghi ngút khói, ông Thi xúc động ôn lại những ký ức Điện Biên hào hùng năm xưa với người thân cùng hàng xóm láng giềng của anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót.

Gặp “con nuôi” của anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót

Bài: Phan Trâm

Ảnh: phan trâm – Quang diện

và từ nguồn internet

Thiết kế: huy tùng

Rate this post