“trần khâm” là gì? Nghĩa của từ trần khâm trong tiếng Việt. Từ điển Việt-Việt

– (Mậu ngọ 1258 – Mậu thân 1308)

– Còn gọi là Trần Sâm, Vua thứ ba nhà Trần, miếu hiệu Nhân tông, cũng là nhà Phật học đứng đầu trúc lâm tam tổ, phái Thiền tông Yên Tử. Sinh ngày 11-10 Mậu ngọ (7-2-1258), con trưởng Thánh tông

– Năm Mậu Dần 1278 ông lên ngôi, cùng với cha và các đại thần Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải chấn chỉnh việc nước, vượt khó khăn, hai lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược (1285-1287)

– Triều đại ông nổi bật tinh thần quân dân đại đoàn kết, nổi tiếng qua hai cuộc Hội nghị Diên Hồng và Bình Than

– Năm Quí tị 1293 ông nhường ngôi cho con là Trần Thuyên (tức Anh Tông) làm Thái Thượng hoàng, cùng con coi sóc việc chính trị. Đến năm 1299 ông hoàn toàn phủi sách trần tục, lên núi Yên Tử ẩn tu, pháp hiệu là Hương Vân đại đầu đa, khai sáng Thiền tông phái Yên Tử, cũng gọi là phái Trúc Lâm. Do đấy, nhân dân cũng gọi ông là Trúc Lâm Đại Đầu Đà hoặc Điều ngự giác hoàng (Ông là vị tổ thứ I Trúc Lâm Yên Tử, vị tổ thứ II là Pháp Loa Đồng Kiên Cương, vị tổ thứ III là Huyền Quang Lí Đạo Tái, được đời tôn xưng là Trúc Lâm tam tô)

– Ngày 3-10 Mậu thân (16-11-1308) ông mất tại Yên Tử, hưởng dương 50 tuổi. Ông có soạn các sách:

– – Thiền lâm thuyết chung ngư lục

– – Tăng già toái sự

– – Thạch thất mị ngữ

– – Đại lương hải ấn thi tập

– – Trung hưng thực lục

– – Trần Nhân tông thi tập

– – Khóa hư tập

– Một số tác phẩm trên đã thất lạc, nay chỉ còn 25 bài thơ chữ Hán và 1 bài phú Nôm Cư trần lạc đạo chép trong Việt âm thi tập và Thiền tông ban hạnh

Rate this post