Minh họa thời trang là gì
Bạn đã từng nghe qua công việc của một Họa sĩ minh họa thời trang? Liệu bản vẽ được tạo ra từ họ có sự khác biệt gì so với bản vẽ của một Nhà thiết kế? Hãy cùng theo chân Dosiin tìm hiểu thông qua những chia sẻ từ “người trong cuộc” nhé!
Minh họa thời trang là gì?
Sản phẩm cuối cùng của một Họa sĩ minh họa thời trang là Bản vẽ thời trang.Khác với Nhà thiết kế, một họa sĩ minh họa thời trang sẽ tạo ra bản vẽ sau khi một thiết kế, hay một BST đã được hoàn thành. Họ sẽ vẽ lại những thiết kế đó theo cảm nhận và phong cách riêng của mình. Theo đó,bản vẽ minh họa thườngmang tính nghệ thuật, bay bổng và hấp dẫn hơn chứ không đặt nặng tính kỹ thuật.
Khác với bản vẽ phác thảo của Nhà thiết kế, bản vẽ minh họa thời trang thường bay bổng, hấp dẫn và đậm tính nghệ thuật hơn là kỹ thuật.
Trước khi có sự ra đời củamáy ảnh, những bản vẽ này thường được dùng nhiều với mục đích minh họa trang phục trên các trang tạp chí. Ngày nay, minh họa thời trang không chỉ gói gọn trong việc vẽ trang phục, mà cả mỹ phẩm, phụ kiện và được phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau từ thương mại đến quảng cáo. Sản phẩm của những họa sĩ lớn còn được ưu ái dùng để quảng bá cho các chiến dịch thời trang chủ chốt của các Nhà mốt lớn trên thế giới.
Bản vẽ minh họa thường vẽ lại một mẫu thiết kế, hay bộ sưu tập đã được ra mắt. Bản vẽ này dùng cho nhiều mục đích như quảng bá, thương mại…
Để trở thành một Họa sĩ minh họa thời trang, bạn cần gì?
Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có một trường học hay trung tâm đào tạo chính quy nào về Minh họa thời trang. Phần lớn những người theo đuổi công việc này đều xuất phát từ niệm đam mê vẽ và yêu thích thời trang. “Do đó, nếu muốn dấn thân vào công việc này, bạn nên tự học, thường xuyên rèn dũa bản thân về kỹ thuật vẽ, cũng như liên tục cập nhật xu hướng thời trang để có thêm cảm hứng” Kiquy chia sẻ. Nhưng về cơ bản, bạn cần có những tố chất sau để trở thành một Họa sĩ minh họa thời trang trong tương lai: Khả năng phác họa, đặc biệt là con người; Khả năng thể hiện chi tiết trang phục bằng các chất liệu màu sắc; Sự am hiểu và niềm yêu thích với thời trang; Cuối cùng làrất nhiều sự kiên trì.
Kiquy Phạm (tên thật là Phạm Thị Kim Quyên) là một họa sĩ minh họa thời trang tự do hiện đang giảng dạy tại Vietnam Fashion Academy. Cô đồng thời cũng là mộtblogger với những bản vẽ đầy cảm hứng.
Kiquy Phạm và câu chuyện bén duyên với Minh họa thời trang nhờ…”bệnh thập tử nhất sinh”
Về Kiquy Phạm (Phạm Thị Kim Quyên), cô nàng hiện đang là một Họa sĩ minh họa thời trang tự do, đã và đang cộng tác với rất nhiều thương hiệu lớn cả trong lẫn ngoài nước nhưCharles&Keith, Viktor&Rolf, Sebastian Gunawan, Bui Ross,Mujosh. Kiquy vốn xuất thân là mộtsinh viên Khoa Thiết kế Thời trang thuộc Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian làm việc cho một thương hiệu Việt, Kiquy bắt đầu có cảm hứng trong việc thể hiện lại những bộ trang phục trên giấy và màu nước với nhiều chi tiết hơn một bản phác thảo đơn thuần. “Khi nhận được sự chú ý trên Instagram, mình mới bắt đầu tìm hiểu đến khái niệm minh họa trong thời trang” nữ họa sĩ chia sẻ.
“Lúc đấy, mình vẫn nuôi nấng việc vẽ minh họa như một sở thích cá nhân. Mình nhận những lời mời vẽ tự do và tranh thủ tập vẽ sau giờ làm việc hoặc vào những dịp cuối tuần.Sau một trận ốm thập tử nhất sinh, mình nhận ra công việc văn phòng không còn phù hợp, và thứ duy nhất mình muốn theo đuổi chính là nghề minh họa. Thế là mình xin nghỉ việc, và chính thức làm nghề lạ này được hơn một năm nay” Kiquy chia sẻ với tạp chí Vietcetera về bước ngoặt quan trọng đưa cô đến và gắn bó với công việc mà Kiquy mong muốn sẽ được gắn bó cả cuộc đời này.Cũng trong lần chia sẻ này, Kiquy cho biết sau một trận ốm thập tử nhất sinh, cô nhận ra công việc văn phòng không còn phù hợp, và Minh họa thời trang chính là thứ cô thực sự mong muốn theo đuổi.”Thế là mình xin nghỉ việc, và chính thức làm công việc này”Kiquy kể lại.
Một góc làm việc hàng ngày của Kiquy.
Nói về phong cách minh họa của mình, cô nàng cho biết thường đánh cho xương gò má nổi rõ hơn như cách các nghệ sĩ makeup. “Khi mọi người thấy nét gò má này, họ nhận ra tác phẩm của mình” Kiquy nói thêm. Ngoài ra, điều làm nên đặc trưng của Kiquy còn nằm ở kỹ thuật vẽ môi cong, mắt hơi xếch, và chân mày mỏng đi một chút để mang dáng vẻ châu Á.Nữ họa sĩ cho biết, nếu chỉ chép lại hình ảnh trang phục của người mẫu từ sàn diễn lên giấy sẽ rất nhàm chán. Do đó, khi vẽ cô thường thay đổi dáng đứng khác nhau để người mẫu trông có sức sống hơn. Và chính điều này đã tạo nên không chỉ sự sống động cho bản vẽ, mà bật lên được chất riêng cho chủ nhân.
Cùng Dosiin chiêm ngưỡng những tác phẩm minh họa do chính Kiquy thực hiện nhé!
Nguồn ảnh: Instagram nhân vật
Tham khảo: Vietcetera