Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun | Võ Tòng đả hổ ()

 

Võ Tòng là một nhân vật trong “Thủy Hử truyện”, võ nghệ cao cường, xếp thứ 14 trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

Một lần, khi đi qua một ngôi làng nhỏ ở huyện Dương Cốc (nay là huyện Dương Cốc thuộc Liêu Thành), Võ Tòng nhìn thấy bên ngoài quán rượu có ghi dòng chữ “Tam oản bất quá cương” (Uống ba chén rượu đừng qua đồi), ý nói rượu rất nặng, bình thường uống ba chén là say, không đủ sức đi qua đồi Cảnh Dương.

Võ Tòng không tin, uống liền một lúc 15 chén rượu, rồi vẫn đi tiếp qua đồi Cảnh Dương, mặc cho chủ quán ngăn cản và cảnh báo rằng trên đồi có hổ ác chuyên hại người.

Sau khi lên đồi, ở trong rừng, rượu bắt đầu phát tác, Võ Tòng liền nằm xuống nghỉ, quả thực gặp con hổ đang đi tìm mồi. Võ Tòng lập tức tỉnh dậy, lấy hết sức bình sinh, sau cùng với tay không tấc sắt đã đánh chết con mãnh hổ. Nhờ vậy, Võ Tòng đã được huyện lệnh Dương Cốc bổ nhiệm làm đô đầu.

Chị dâu của Võ Tòng là Phan Kim Liên thông gian cùng Tây Môn Khánh và còn hạ độc hại chết Võ Đại Lang, anh trai của Võ Tòng. Võ Tòng vì trả thù cho anh, đã giết chết Phan Kim Liên và Tây Môn Khánh, sau đó bị đày đi Mạnh Châu.

Tại Mạnh Châu, Võ Tòng nhận được sự giúp đỡ của Thi Ân, con trai của tổng chưởng lý. Thi Ân có mở một quán rượu tên là Khoái Hoạt Lâm, nhưng lại bị một người tên là Tưởng Môn Thần đoạt mất. Để báo ơn, Võ Tòng đã đánh bại Tưởng Môn Thần, giúp Thi Ân lấy lại quán rượu. Tuy nhiên sau đó Võ Tòng lại bị Tưởng Môn Thần và Trương Đô Giám hãm hại, bị buộc phải đại khai sát giới.

Trên đường chạy trốn, Võ Tòng được vợ chồng Trương Thanh, Tôn Nhị Nương giúp đỡ. Họ đã giúp Võ Tòng cải trang thành hành giả, lên núi Nhị Long nhập hội làm thảo khấu, sau đó quy thuận Lương Sơn.

Trong chuyến chinh phạt đánh quân Phương Tịch, Võ Tòng bị Bao Đạo Ất chặt đứt cánh tay trái. Sau đó đến khi chuẩn bị hồi kinh thì Võ Tòng nhất định không quay trở về, quyết định xuất gia ở chùa Lục Hòa, sống đến năm 80 tuổi thì qua đời.

Trong lịch sử quả thực Võ Tòng có tồn tại. Theo ghi chép của sách sử, trong phủ của tri phủ Hàng Châu Cao Quyền quả thực có một vị đề hạt tên là Võ Tòng. Cao Quyền bị gian thần Sái Kinh hãm hại mất chức quan, người kế nhiệm Cao Quyền chính là Sái Hổ, con trai của Sái Kinh. Sái Hổ lộng quyền ngược đãi dân chúng, nên Võ Tòng đã vì dân trừ ác, giết chết Sái Hổ.

Tiết mục vũ kịch “Võ Tòng đả hổ” lấy tư liệu từ câu chuyện này.

Căm hận vì bị đánh bại, tên côn đồ đã lập mưu vu cho ông tội ăn cắp. Trên đường đi đày hai tên nha sai có âm mưu hại ông, Võ Tòng đã giết bọn chúng. Là một tội phạm bị kết án, ông chỉ có thể sống như một kẻ lưu vong. Trên đường hành tẩu, Võ Tòng đã gặp một cặp vợ chồng bằng hữu (mặc dù ban đầu người vợ đã cố biến Võ Tòng thành món thịt viên). Để giúp ông trốn, họ cải trang cho ông thành một hoà thượng, sau đó cuối cùng Võ Tòng đã gia nhập Lương Sơn Bạc.

Điều thú vị là, Võ Tòng là một nhân vật lịch sử có thật được nhắc đến trong nhiều tài liệu cổ và biên niên sử địa phương. Một tài liệu từ thời Bắc Tống đã ghi lại câu chuyện Võ Tòng giết một viên quan bạo ngược để bảo vệ dân chúng.

Võ Tòng là một nhân vật trong “Thủy Hử truyện”, võ nghệ cao cường, xếp thứ 14 trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

Một lần, khi đi qua một ngôi làng nhỏ ở huyện Dương Cốc (nay là huyện Dương Cốc thuộc Liêu Thành), Võ Tòng nhìn thấy bên ngoài quán rượu có ghi dòng chữ “Tam oản bất quá cương” (Uống ba chén rượu đừng qua đồi), ý nói rượu rất nặng, bình thường uống ba chén là say, không đủ sức đi qua đồi Cảnh Dương.

Võ Tòng không tin, uống liền một lúc 15 chén rượu, rồi vẫn đi tiếp qua đồi Cảnh Dương, mặc cho chủ quán ngăn cản và cảnh báo rằng trên đồi có hổ ác chuyên hại người.

Sau khi lên đồi, ở trong rừng, rượu bắt đầu phát tác, Võ Tòng liền nằm xuống nghỉ, quả thực gặp con hổ đang đi tìm mồi. Võ Tòng lập tức tỉnh dậy, lấy hết sức bình sinh, sau cùng với tay không tấc sắt đã đánh chết con mãnh hổ. Nhờ vậy, Võ Tòng đã được huyện lệnh Dương Cốc bổ nhiệm làm đô đầu.

Chị dâu của Võ Tòng là Phan Kim Liên thông gian cùng Tây Môn Khánh và còn hạ độc hại chết Võ Đại Lang, anh trai của Võ Tòng. Võ Tòng vì trả thù cho anh, đã giết chết Phan Kim Liên và Tây Môn Khánh, sau đó bị đày đi Mạnh Châu.

Tại Mạnh Châu, Võ Tòng nhận được sự giúp đỡ của Thi Ân, con trai của tổng chưởng lý. Thi Ân có mở một quán rượu tên là Khoái Hoạt Lâm, nhưng lại bị một người tên là Tưởng Môn Thần đoạt mất. Để báo ơn, Võ Tòng đã đánh bại Tưởng Môn Thần, giúp Thi Ân lấy lại quán rượu. Tuy nhiên sau đó Võ Tòng lại bị Tưởng Môn Thần và Trương Đô Giám hãm hại, bị buộc phải đại khai sát giới.

Trên đường chạy trốn, Võ Tòng được vợ chồng Trương Thanh, Tôn Nhị Nương giúp đỡ. Họ đã giúp Võ Tòng cải trang thành hành giả, lên núi Nhị Long nhập hội làm thảo khấu, sau đó quy thuận Lương Sơn.

Trong chuyến chinh phạt đánh quân Phương Tịch, Võ Tòng bị Bao Đạo Ất chặt đứt cánh tay trái. Sau đó đến khi chuẩn bị hồi kinh thì Võ Tòng nhất định không quay trở về, quyết định xuất gia ở chùa Lục Hòa, sống đến năm 80 tuổi thì qua đời.

Trong lịch sử quả thực Võ Tòng có tồn tại. Theo ghi chép của sách sử, trong phủ của tri phủ Hàng Châu Cao Quyền quả thực có một vị đề hạt tên là Võ Tòng. Cao Quyền bị gian thần Sái Kinh hãm hại mất chức quan, người kế nhiệm Cao Quyền chính là Sái Hổ, con trai của Sái Kinh. Sái Hổ lộng quyền ngược đãi dân chúng, nên Võ Tòng đã vì dân trừ ác, giết chết Sái Hổ.

Tiết mục vũ kịch “Võ Tòng đả hổ” lấy tư liệu từ câu chuyện này.

Căm hận vì bị đánh bại, tên côn đồ đã lập mưu vu cho ông tội ăn cắp. Trên đường đi đày hai tên nha sai có âm mưu hại ông, Võ Tòng đã giết bọn chúng. Là một tội phạm bị kết án, ông chỉ có thể sống như một kẻ lưu vong. Trên đường hành tẩu, Võ Tòng đã gặp một cặp vợ chồng bằng hữu (mặc dù ban đầu người vợ đã cố biến Võ Tòng thành món thịt viên). Để giúp ông trốn, họ cải trang cho ông thành một hoà thượng, sau đó cuối cùng Võ Tòng đã gia nhập Lương Sơn Bạc.

Điều thú vị là, Võ Tòng là một nhân vật lịch sử có thật được nhắc đến trong nhiều tài liệu cổ và biên niên sử địa phương. Một tài liệu từ thời Bắc Tống đã ghi lại câu chuyện Võ Tòng giết một viên quan bạo ngược để bảo vệ dân chúng.

 

Rate this post