Đúng, Trạng Bùng là Phùng Khắc Khoan
Phùng Khắc Khoan, tự là Hoằng Phu, hiệu là Nghị Trai. Ông sinh năm 1528 tại làng Phùng Xá (hay làng Bùng), huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Được cha rèn cặp từ nhỏ, sau lại theo học Nguyễn Bỉnh Khiêm nên Phùng Khắc Khoan sớm nổi tiếng với tài văn chương và tinh thông thuật số. Mặc dù vậy, ông không tham gia các khoa thi dưới triều nhà Mạc.
Năm 1557, nhà Lê mở khoa thi Hương tại xã Đa Lộc, huyện Yên Định (Thanh Hóa), Phùng Khắc Khoan 29 tuổi lều chõng đi thi và đỗ thủ khoa. 23 năm sau (năm 1580), dưới đời vua Lê Thế Tông, triều đình mở thi Hội ở Vạn Lại (Thanh Hóa), ông xin dự thi và đỗ Hoàng giáp (sau Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa). Lúc này ông 53 tuổi, trải qua nhiều chức vụ quan trọng dưới triều Lê – Trịnh.
Phạm Đình Hổ viết trong Vũ trung tùy bút: “Đầu đời Trung Hưng có Phùng Khắc Khoan đã là bậc công thần, tham mưu chốn cơ mật, từng giữ trọng chức ở các bộ, các tự, mà còn hạ mình xuống chốn trường thi, cầu lấy đỗ đại khoa mới cho là vinh”.
Nhà thơ Hữu Thỉnh viết trong cuốn Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, thân thế – cuộc đời và sự nghiệp: “Trong lịch sử thi cử các triều đại phong kiến Việt Nam, hiếm có một ông quan tuổi ngoài 50 lều chõng đi thi và đỗ cao như Phùng Khắc Khoan”.
Như vậy, Phùng Khắc Khoan đỗ Hoàng giáp chứ không đỗ Trạng nguyên. Tuy nhiên, dân gian phục tài, gọi ông là Trạng Bùng với hàm ý coi ông là trạng nguyên của làng Bùng.
Câu 2: Phùng Khắc Khoan được giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều. Chức vụ cuối cùng của ông là gì?
a. Thượng thư bộ Hộ
b. Thượng thư bộ Lại
c. Thượng thư bộ Công
Dương Tâm