TOP 10 BỨC TƯỢNG CAO NHẤT THẾ GIỚI CẬP NHẬT MỚI NHẤT NĂM 2021
Chắc chắn rằng, khi các bạn đi du lịch tại các nước khách nhau trên Thế Giới thì chắc hẳn rằng các Bức Tượng bức tượng Phật nổi tiếng thế giới là nơi mà các bạn chụp ảnh lưu niệm nhiều nhất. Những bức tượng hay tượng đài được tạo ra nhằm tưởng nhớ các nhân vật lịch sử, hay các vị thành, các vị thần trong các tôn giáo khác nhau.
Cũng giống như Các tòa nhà cao tầng trên thế giới thì chiều cao của các Bức Tượng ngày càng được nên lên đến nỗi nó đã vượt qua giới hạn tưởng tượng của các bạn. Cuộc sống ngày càng thay đổi theo mỗi s trôi qua, chỉ mấy năm trước thôi thì bức tượng cao nhất thế giới là Tượng Phật ở Myanmar nhưng nếu hôm nay bạn nói với mọi người như vậy thì bạn đã quá sai & cần phải cập nhật lại thông tin “Top 10 bức tượng cao nhất thế giới mới nhất” được cập nhật cho đến đầu năm 2021 các bạn nhé.
SAU ĐÂY LÀ TOP 10 BỨC TƯỢNG CAO NHẤT THẾ GIỚI MỚI NHẤT 2021
Hôm nay, là những ngày đầu năm 2021 chúng tôi DanhKhoiReal.VN sẽ cập nhật cho bạn Top 10 Bức Tượng cao lớn nhất Thế Giới mới nhất tính cho tới thời điểm hiện tại. Có thể mất ít nhất vài năm nữa thì thứ tự Chiều cao các bức tượng cao nhất Thế Giới mới có sự thay đổi.
- Đứng Thứ 1: Bức Tượng Sardar Vallabhbhai Patel ở Ấn Độ cao 240m
- Đứng Thứ 2: Bức Tượng Trung Nguyên Đại Phật hay Đại Phật Mùa Xuân ở Hà Nam Trung Quốc cao 208m
- Đứng Thứ 3: Bức Tượng Phật Laykyun Sekkya ở Monywa Myanmar cao 129m
- Đứng Thứ 4: Bức tượng Đại Tượng Phật A Di Đà Ushiku Daibutsu ở Ibaraki Nhật Bản cao 120m
- Đứng Thứ 5: Bức tượng Đại Phật Quan Âm ở Sendai Nhật Bản cao 99m
- Đứng Thứ 6: Tượng Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt ở Trung Quốc cao 99m
- Đứng Thứ 7: Tượng Đại Phật Vàng Phra Buddha Maha Nawamin ở Thái Lan cao 92m
- Đứng Thứ 8: Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Dai Kannon ở Nhật cao 88m
- Đứng Thứ 9: Tượng đài Mẹ Tổ Quốc Kêu Gọi hay Tượng đài Mamayev ở Nga cao 85m
- Đứng Thứ 10: Tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Brasil cao 38m
Đứng Thứ 10: Tượng Chúa Kitô Cứu Thế ở Brasil cao 38m
Chúa Kitô Cứu Thế (tiếng Bồ Đào Nha: Cristo Redentor, phát âm tiếng Bồ Đào Nha: [ˈkɾistu ʁedẽˈtoʁ], phương ngôn địa phương: [ˈkɾiʃtu ɦedẽjˈtoɦ]) là một bức tượng Chúa Giêsu tại Rio de Janeiro, Brasil. Tượng tạc theo trường phái Art Deco là 1 trong 7 kỳ quan thế giới.
- Chiều cao: 38m, trong đó tượng cao 30 m & Bệ đế đá cao 8 m
- Sải tay của tượng dài: 28 m
- Tượng nặng: 635 tấn
- Đầu tượng nặng: 35,6 tấn , cao 3,7m
- Mỗi cánh tay nặng: 9,1 tấn
- Khánh thành năm: 1931
Tượng Chúa Kitô Cứu Thế nằm trên đỉnh của núi Corcovado cao 700 mét (2.300 ft), thuộc công viên quốc gia rừng Tijuca hướng về phía thành phố.Tượng là một biểu tượng của Kitô giáo ở Brasil, trở thành một hình tượng văn hóa của cả thành phố Rio de Janeiro và quốc gia Brasil. Tượng được làm từ bê tông cốt thép và đá biến chất steatit, và được xây dựng từ năm 1922 đến năm 1931.
Đây là Tượng Chúa Kitô lớn nhất nhất thế giới với vòng tay giang rộng như muốn ôm trọn thành phố Rio de Janeiro, bức tượng đã trở thành 1 biểu tượng hòa bình cũng như lòng hiếu khách của người dân Brasil.
Đứng Thứ 9: Tượng đài Mẹ Tổ Quốc Kêu Gọi hay Tượng đài Mamayev ở Nga cao 85m
Tượng đài Mẹ Tổ Quốc Kêu Gọi (tiếng Nga: Родина-мать зовёт!, Rodina-Mat’ zovyot!), còn gọi là Tượng đài Mẹ Tổ quốc hay Tượng đài Mamayev, là một tượng đài được xây trên đồi Mamayev Kurgan ở Volgograd, Nga nhằm tưởng niệm cuộc kháng cự anh hùng và chiến thắng quyết định của quân đội Liên Xô trong trận Stalingrad. Công tác thiết kế và chủ trì việc xây dựng tượng đài được thực hiện bởi nhà điêu khắc Ye. V. Vuchetich và kỹ sư kiến trúc N. V. Nikitin. Khi tượng đài được khánh thành vào năm 1967, nó là bức tượng cao nhất thế giới lúc bây giờ và cho đến nay nó vẫn là bức tượng với chủ đề phi tôn giáo lớn nhất thế giới. So với các bức tượng khác lớn hơn về sau này, tượng đài Mẹ Tố quốc kêu gọi có cấu trúc phức tạp hơn cả nếu xét về mặt kỹ thuật và công nghệ xây dựng; nguyên do nằm ở hình dáng đặc trưng của tượng với thanh kiếm giơ cao ở tay phải và tay trái đưa ra sau lưng. Công nghệ áp dụng trong việc dựng tượng dựa trên sự kết hợp của việc sử dụng kết cấu bê tông ứng suất trước với các dây cáp thép, một loại công nghệ mà cũng thường áp dụng trong một số công trình khác của N. V. Nikitin tỉ như Tháp truyền hình Ostankino tại Moskva.
Tượng đài Mẹ Tổ Quốc Kêu Gọi có Chiều cao tổng cộng của tượng đài là 85 mét với phần thanh kiếm cao 33 mét và phần thân người mẹ cao 52 mét. Tượng Mẹ Tổ quốc được đặt trên một bệ nhỏ cao 2 mét, chiếc bệ nhỏ này lại nằm trên một bệ lớn hơn cao 16 mét được chôn chìm trong lòng đất. Bức tượng không được “dán” vào bệ mà nó đứng vững chỉ nhờ vào trọng lượng lớn cùng ma sát giữa tượng với thân bệ. Khối lượng của bức tượng lên đến khoảng 8.000 tấn. Từ chân đồi lên bức tượng, người tham quan phải đi 200 bậc thang tượng trưng cho 200 ngày chiến đấu bảo vệ và giải phóng thành phố Stalingrad.
Đứng Thứ 8: Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Dai Kannon ở Nhật cao 88m
Quán Thế Âm (Tiếng Phạn: अवलोकितेश्वर nghĩa là “Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian”) là một vị Bồ-tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, cả thân nam lẫn thân nữ, Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ-tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa, cũng như không chính thức trong Phật giáo Nguyên thủy.
Tên nguyên bản tiếng Phạn của vị Bồ-tát này là Avalokiteśvara. Tên tiếng Hán Quán Thế Âm Bồ-tát (觀世音菩薩) được phiên dịch từ tên tiếng Phạn này, “Avalokiteśvara Bodhisattva“. Bồ-tát này thường được mô tả dưới nhiều dạng thân nam hay nữ. Trong Phật giáo Trung Quốc được biết đến với tên gọi đơn giản là Quan Âm (Guan Yin). Tại Cam-pu-chia, ngài được gọi là Lokesvarak (អវលោកិតេស្វរៈ , អវលោកេស្វរៈ , លោកេស្វរៈ); ở Nhật Bản, ngài được gọi là Kanzeon hay Kannon.
Dai Kannon là tên Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát ở Công viên Kita no Miyako, Hokkaido, Nhật Bản. Người ta hoàn thành bức tượng năm 1989 với chiều cao 88 m. Du khách có thể lên đỉnh bức tượng để chiêm ngưỡng toàn cảnh hoặc ngồi cầu nguyện ở 8 khu vực đặc biệt bên trong tượng.
Đứng Thứ 7: Tượng Đại Phật Vàng Phra Buddha Maha Nawamin ở Thái Lan cao 92m
Tượng Phật Đại Phật Vàng Phra Buddha Maha Nawamin là bức tượng Phật lớn nhất ở Thái Lan & cao thứ 2 Đông Nam Á. Đây là một trong những bức tượng Phật lớn nhất thế giới mà còn được gọi là “Tượng Phật vĩ đại của Thái Lan” . Tượng Phật bằng vàng to lớn này cao 92 mét và rộng 63 mét có thể được tìm thấy tại Tu viện Wat Muang ở tỉnh Ang Thong.
Đứng Thứ 6: Tượng Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt ở Trung Quốc cao 99m
Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc là bức tượng đồng mạ vàng có chiều cao 99 mét.
Đứng Thứ 5: Bức tượng Đại Phật Quan Âm ở Sendai Nhật Bản cao 99m
Tượng Đại Phật Quan Âm ở Sendai là một trong mười bức tượng cao nhất Nhật Bản & cũng là thế giới lúc bức tượng khánh thành. Nằm bên cạnh khách sạn Best Western Hotel ở Sendai, bức tượng là một địa điểm du lịch độc đáo. Đừng chỉ nhìn vào nó, hãy bước vào bên trong. Hãy cầu nguyện tại một trong 33 bức tượng Kannon ở tầng trệt, hoặc cố gắng loại bỏ năng lượng tiêu cực của bạn tại một trong 108 bức tượng Phật giáo trải rộng trên mười hai câu chuyện của nó. Tầng trên cùng có cửa sổ nhìn ra quang cảnh hấp dẫn của vùng ngoại ô thành phố và khu vực xung quanh gần đó. Mang theo máy ảnh của bạn cho kỳ quan lớn này và bước trở lại để phù hợp với nó trong trong hệ thống đó.
Đứng Thứ 4: Bức tượng Đại Tượng Phật A Di Đà Ushiku Daibutsu ở Ibaraki Nhật Bản cao 120m
Là tượng Phật lớn bằng đồng nằm ở thành phố Ushiku, tỉnh Ibaraki. Năm 1992, nó được xây dựng trong khu vực Ushiku là một nghĩa trang của phái Jodo Shinshu Higashi Honganjiha, nên phản ánh hình ảnh tượng Đức Phật A Di Đà Như Lai của phái này. Thân tượng cao 120m, tự hào là tượng đồng đúc cao nhất thế giới, năm 1995 được ghi tên vào sách kỷ lục Guiness là tượng Phật có kích thước khổng lồ gấp 3 lần so với tượng Nữ thần Tự do của Mỹ, đến độ tượng Phật lớn nổi tiếng ở Nara cũng như nằm trong lòng bàn tay của tượng Phật này.
Bên trong bụng tượng Phật chia làm 5 tầng, ngoài việc có thể trải nghiệm chụp hình và nghe các câu chuyện Phật pháp, còn có trưng bày mô hình ngón tay cái của Phật và bảng hướng dẫn thông tin từ khi xây dựng cho đến lúc hoàn thành bức tượng. Ngoài ra, tại vị trí cách mặt đất 85m còn có đài viễn vọng quan sát, có thể ngắm quang cảnh từ khu vực ngang tầm ngực tượng Phật. Nếu thời tiết tốt còn có thể nhìn thấy tháp Sky Tree và núi Phú Sĩ.
Đứng Thứ 3: Bức Tượng Phật Laykyun Sekkya ở Monywa Myanmar cao 129m
Tượng Phật Laykyun Sekkya nằm trên đỉnh đồi Po Kaung, Myanmar là bức tượng cao thứ 3 trên thế giới, với chiều cao 129 mét bao gồm cả khối đế. Dưới chân bức tượng này còn có một bức tượng khác là ‘Phật Monywa’, tượng Phật nằm lớn nhất thế giới.
Đứng Thứ 2:
Bức Tượng Trung Nguyên Đại Phật hay Đại Phật Mùa Xuân ở Hà Nam Trung Quốc cao 208m
Là một bức tượng Đại Nhật Như Lai được xây dựng tại chân Nghiêu Sơn thuộc huyện Lỗ Sơn tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Kể từ khi hoàn thành năm 2002, bức tượng này đang giữ kỷ lục bức tượng cao nhất thế giới. Trung Nguyên Đại Phật được xây dựng trong quần thể kiến trúc ở chân Nghiêu Sơn thuộc hương Triệu Thôn, huyện Lỗ Sơn, Hà Nam, Trung Quốc.
Được hoàn thành năm 2002, bức tượng có chiều cao 208 m, bao gồm cả tòa sen cao 20 m (66 ft), và trở thành bức tượng cao nhất thế giới, vượt qua bức tượng Ushiku Daibutsu tại Nhật Bản. Nếu tính thêm cả phần lối lên và tòa nhà ở chân đế thì tổng chiều cao của bức tượng lên tới 153 m. Kể từ tháng 10 năm 2008, phần đồi ở chân bức tượng được xây dựng thành hai đường lên mới với chiều cao phần trên là 15 m, vì vậy chiều cao tổng cộng hiện tại của bức tượng là khoảng 208 m.
Tổng kinh phí của dự án Trung Nguyên Đại Phật là khoảng 55 triệu đô la Mỹ trong đó riêng bức tượng tiêu tốn khoảng 18 triệu. Theo ước tính ban đầu thì tổng trọng lượng đồng dùng để đúc tượng lên tới 1.000 tấn. Kế hoạch xây dựng bức tượng được công bố không lâu sau khi lực lượng Taliban ở Afghanistan ra lệnh phá hủy Các tượng Phật tại Bamiyan.
Đứng Thứ 1:
Bức Tượng Sardar Vallabhbhai Patel ở Ấn Độ cao 240m
Bức Tượng Sardar Vallabhbhai Patel – “Tượng Thống nhất” cao gần 50 tầng, cùng với độ cao của các cơ sở hạ tầng trong phạm vi 240 mét, đã biến nó trở thành bức tượng cao nhất thế giới. Công trình điêu khắc cao chót vót này khắc họa chân dung cha đẻ của Cộng hòa Ấn Độ, Sardar Vallabhbhai Patel.
Công trình mất bốn năm để hoàn tất việc xây dựng, với tổng cộng 210.000 mét khối xi măng, 25.000 tấn thép và 1.700 tấn đồng với chi phí ước tính 29,8 tỷ rupee (314 triệu Bảng Anh).
Thang máy đi tới độ cao 153 mét có thể vận chuyển lên đến 15.000 khách du lịch mỗi ngày và sẽ mở cửa vào ngày 3 tháng 11 năm 2018.
5/5 – (2 bình chọn)