2 điều ‘bí mật’ của nhạc sĩ Ngọc Châu

2 điều ‘bí mật’ của nhạc sĩ Ngọc Châu

‘Điều không thể mất’ ở nhạc sĩ Ngọc Châu‘Điều không thể mất’ ở nhạc sĩ Ngọc Châu

SKĐS – Nhạc sĩ Ngọc Châu đã về miền xa thẳm nhưng có “Điều không thể mất” luôn ở lại với đồng nghiệp, khán giả hôm nay và mai sau…

Nhạc sĩ Ngọc Châu có phiên bản Nếu điều đó xảy ra không thể quên cùng thành viên ban nhạc Hoa Sữa

Nhạc sĩ Tạ Ngọc Hưng, Phó Trưởng ban Âm nhạc, Đài Tiếng nói Việt Nam – tay trống kỳ cựu của ban nhạc Hoa Sữa nổi tiếng thập niên 1980 – 1990, kể về một kỷ niệm với người bạn thân thiết hơn 30 năm, nhạc sĩ Ngọc Châu.

2 ‘bí mật’ của nhạc sĩ Ngọc Châu được lật mở ngày rời cõi tạm - Ảnh 2.

Nhạc sĩ Ngọc Châu qua đời ngày 17/3, hưởng thọ 55 tuổi. Tang lễ nhạc sĩ diễn ra lúc 12 – 13h ngày 19/3 tại Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội). Thi hài nhạc sĩ được an táng tại thôn Ngọc Lâu, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Theo nhạc sĩ Tạ Ngọc Hưng, ca khúc Nếu điều đó xảy ra của Ngọc Châu, ngày nay chỉ còn thấy các phiên bản do Hồng Thúy (nhóm Tik Tik Tak), NSƯT Thanh Lam, ca sĩ Tuấn Hưng…thể hiện. Nhưng có một phiên bản đặc biệt, một phiên bản để đời cho thấy được toàn bộ cá tính của ban nhạc Hoa Sữa cũng như cái hồn của tác giả gửi vào tác phẩm. Đó là lần Ngọc Châu tham gia thi Giọng hát hay Hà Nội với tư cách là ca sĩ.

Khi tập lần đầu ca khúc Nếu điều đó xảy ra, Ngọc Châu đưa ra ý kiến, muốn tạo điểm nhấn cho phần điệp khúc sao cho ấn tượng với khán giả và Ban giám khảo. Nhạc sĩ Ngọc Châu đã đề nghị các thành viên ban nhạc Hoa Sữa gồm: Tạ Ngọc Hưng, Lương Minh, Dao Minh, Vũ Quang Trung hát canon (hát đuổi) yểm trợ phần điệp khúc để tạo ấn tượng mạnh. Khi tập, các thành viên trong nhóm bè tỏ ra rất nghiêm túc và cũng rất suy nghĩ lời đề nghị của Ngọc Châu: “Làm sao gây được ấn tượng mạnh mẽ?”.

Nếu điều đó xảy ra (sáng tác Ngọc Châu qua tiếng hát Thanh Lam.

Và đêm chung kết Giọng hát hay Hà Nội định mệnh đã diễn ra ở sân khấu hoành tráng Nhà hát Lớn Hà Nội. Ngọc Châu rất tự tin với phần thể hiện của mình vì đã được tập với ban nhạc ruột trong một thời gian dài, vô cùng nghiêm túc. Nhưng không ai học được chữ “ngờ” khi đồng đội đã âm thầm tập phiên bản 2.

Điều gì đến sẽ đến, đúng cái đêm định mệnh đó, khi Ngọc Châu đang hát phần điệp khúc: “Không, anh sẽ như bình minh” thì các thành viên ở đằng sau đã đúng kịch bản, khoác vai nhau nhảy điệu Hồ thiên nga với khuôn mặt nhăn nhó, quằn quại, lồng lộn như thiên nga sắp bị cắt tiết. Khán giả và Ban giám khảo được một phen cười nghiêng ngả không “nhặt được hàm”…

2 ‘bí mật’ của nhạc sĩ Ngọc Châu được lật mở ngày rời cõi tạm - Ảnh 4.

Ban nhạc Hoa Sữa nổi tiếng một thời. (Nhạc sĩ Ngọc Châu ở giữa, hàng đứng).

Cứ thế, cứ thế có lẽ suôn sẻ cho đến hết bài, tiết mục của Ngọc Châu sẽ thành công “ngoài ý muốn lịch sử”. Nhưng dường như linh cảm được điều gì đó bất thường đang diễn ra sau màn biểu diễn tâm huyết của mình, Ngọc Châu đã ngoảnh lại thì cả một bầu trời sụp đổ. “Cảm giác bị bán đứng… Ê chề, xấu hổ”, nhạc sĩ Tạ Ngọc Hưng kể lại.

Đêm đó, sau buổi biểu diễn, Ngọc Châu đã khóc như mưa, trách móc cả ngàn lời, giận hờn cả thế giới, cảm giác như cả dải Thiên hà bỏ rơi mình. Các thành viên Hoa Sữa dường như cũng nhận ra việc đùa ác ý của mình, nhưng hối hận không kịp nữa.

“Nhưng đến mãi về sau, các thành viên Hoa Sữa cũng không hề hối hận vì những gì họ đã làm, bởi chính họ đã níu giữ Ngọc Châu ở lại với Hoa Sữa với tư cách là một nhạc công, một nhạc sĩ sáng tác, phối khí. Chỉ cần giản dị, khiêm nhường đứng đằng sau, làm những người âm thầm nâng đỡ các giọng hát bước đến chân trời mới”, nhạc sĩ Tạ Ngọc Hưng hoài niệm.

“Bước chân nhẹ nhàng sang một thế giới khác nhé Châu, giờ không còn phải âu lo, trăn trở những nỗi lo trần thế! Mọi người nhớ Châu, bạn yêu nhạc nhớ Châu!”, nhạc sĩ Tạ Ngọc Hưng ngậm ngùi.

Nhờ tài thẩm âm, nhạc sĩ Ngọc Châu được xóa điểm… 2

Trong ký ức nhạc sĩ Quỳnh Hợp, đàn em Ngọc Châu là người có khả năng thẩm âm rất tốt. Nhạc sĩ Quỳnh Hợp kể, năm nhất Nhạc viện Hà Nội (1988 – 1989), trong giờ ký âm của thầy Thực, sau khi cả lớp nghe nốt la trên đàn piano làm thanh mẫu, thầy đánh bài cho cả lớp ký âm. Trong khi cả lớp ghi bài ở giọng la trưởng, riêng Ngọc Châu ghi ở giọng la giáng trưởng. Vì thế, bài ký âm của Ngọc Châu được… 2 điểm.

2 ‘bí mật’ của nhạc sĩ Ngọc Châu được lật mở ngày rời cõi tạm - Ảnh 5.

Nhạc sĩ tài hoa Ngọc Châu sẽ còn được nhớ mãi bởi nụ cười hiền hậu, lối sống giản dị, khép kín và nhất là nhiều bài hát nổi tiếng anh để lại.

“Khi thầy giáo hỏi, em từ tốn trả lời, đàn piano bị tụt nửa cung thầy ạ. Thầy Thực lặng lẽ về nhà lấy thanh mẫu so lại với nốt la trên đàn piano ở phòng học thì đúng là đàn bị tụt nửa cung. Thầy Thực đã xóa bài điểm 2 của em”, nhạc sĩ Quỳnh Hợp kể về bí mật, cũng là kỷ niệm với tác giả ca khúc Cô Tấm ngày nay khi còn ngồi trên ghế giảng đường nhạc viện. “Em nghe chuẩn thanh âm quốc tế do năng khiếu bẩm sinh và được học piano từ nhỏ”, nhạc sĩ Quỳnh Hợp đánh giá.

Thông tin thêm, nhạc sĩ Quỳnh Hợp cho biết, Ngọc Châu chơi organ và là ca sĩ chính của ban nhạc Hoa Sữa tại Hà Nội những năm 80 – 90 thế kỷ trước. Hoa Sữa gồm các sinh viên là nhạc sĩ tương lai nhưng lại tham gia rất nhiều liên hoan âm nhạc trong và ngoài nước với tư cách một ban nhạc độc lập.

Thành viên của ban nhạc Hoa Sữa, ngoài nhạc sĩ Đức Trịnh (lớn tuổi nhất, trưởng nhóm, hiện là chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam), còn lại toàn con “nhà nòi”. Ngọc Châu (con trai nghệ sĩ Ngọc Hướng và Vũ Dậu), Vũ Quang Trung (con trai nhạc sĩ Vũ Thanh), Lương Minh (con trai nhạc sĩ Lương Vĩnh) và Phạm Ngọc Khôi (hiện đang là Phó chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam, con trai nhạc sĩ Phạm Đình Sáu), Tạ Ngọc Hưng…

2 ‘bí mật’ của nhạc sĩ Ngọc Châu được lật mở ngày rời cõi tạm - Ảnh 6.

2 cựu thành viên ban nhạc Hoa Sữa đến viếng nhạc sĩ Ngọc Châu tại nhà riêng ngày 18/3. (Từ trái sang: NSND Phạm Ngọc Khôi – Phó Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam; nhạc sĩ Đức Trịnh – Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam và mẹ nhạc sĩ Ngọc Châu – NSƯT Vũ Dậu). Ảnh: FB nhạc sĩ Đức Trịnh.

Hoa Sữa hoạt động hiệu quả vì hầu hết các thành viên đều có khả năng sáng tác và chơi nhạc cụ tốt, đủ biên chế “rủng rỉnh” một ban nhạc nhẹ. Ban nhạc Hoa Sữa lúc đó không chỉ hoạt động trong lĩnh vực thu thanh, chơi nhạc mà còn là một câu lạc bộ sáng tác tập hợp những nhạc sĩ trẻ.

Những sáng tác của các thành viên trong nhóm đều “trình làng” để các thành viên cùng đóng góp chỉnh sửa. “Em sáng tác không nhiều nhưng ở từng bài đã thể hiện được sự đa dạng, tính chuyên nghiệp, khả năng biến hóa ở từng thể loại âm nhạc, đương đại mà vẫn dân gian”, nhạc sĩ Quỳnh Hợp nhận định.

Trước thềm chung kết Miss World 2021: 3 sự kiện lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử vì COVID-19Trước thềm chung kết Miss World 2021: 3 sự kiện lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử vì COVID-19

SKĐS – Giới hâm mộ sắc đẹp khắp thế giới đang hướng về đêm chung kết Miss World 2021, diễn ra tối 16/3 (giờ địa phương) tại Puerto Rico.

Rate this post