Ý Nghĩa Hình Ảnh GIA CÁT LƯỢNG Trong Phong Thủy

Ý Nghĩa Hình Ảnh GIA CÁT LƯỢNG Trong Phong Thủy

     Trong truyện tam quốc, Gia Cát Lượng được mô tả là một người có trí tuệ uyên bác, kiệt xuất nhất thời bấy giờ. Ngoài trí thông minh ông còn nổi tiếng và được mọi người tôn thờ bởi sự trung thành tuyệt đối với nhà Hán, mong muốn khôi phục nhà Hán cùng với minh chủ Lưu Bị. 

Hình ảnh Gia Cát Lượng

1. Ý Nghĩa Lịch Sử. Gia Cát Lượng (Trung: 诸葛亮 <諸葛亮> (Gia Cát Lượng)/ Zhūge Liàng) tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là nhà ngoại giao và thừa tướng của nước Thục Hán thời Tam Quốc. Gia Cát Lượng được biết đến chủ yếu qua tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa. Trong tác phẩm này, ông được nhà văn La Quán Trung ca ngợi là một quân sư có khả năng “liệu việc như thần”, một nhà ngoại giao cự phách và cũng là một nhà phát minh tài năng. Đóng góp lớn nhất của Gia Cát Lượng chính là việc giúp hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục – Ngô chống Tào. Ông được công nhận là chiến lược gia vĩ đại nhất và xuất sắc nhất của thời đại của ông, và được so sánh với một chiến lược gia tài ba khác của Trung Quốc là Tôn Tử.

Tượng sứ Gia Cát Lượng

     Theo nhiều tác giả, trong cuộc chiến diệt Tào Ngụy, Gia Cát Lượng không đeo đuổi danh lợi, chỉ một ý chí đánh giặc diệt Ngụy, phục hưng nhà Hán, đặt sự hưng vong của quốc gia lên trên danh lợi và vinh nhục của cá nhân với tấm lòng tha thiết. Ông từng tuyên bố rằng: “Nếu như diệt được nước Ngụy, chém đầu Tào Duệ, đưa hoàng thượng về cố đô Lạc Dương thì đến lúc đó tôi cùng chư vị đồng liêu được thăng quan tấn tước, cho dù được thưởng mười loại báu vật tôi cũng xin nhận huống chi là cửu tích”. Nhà thơ Đỗ Phủ có bài thơ ca ngợi lòng trung thành của Gia Cát Lượng khi đến thăm đền thờ ông:

Miếu thờ thừa tướng là đây

Cấm thành rừng bách phủ đầy trước sau

Nắng xuân cỏ biếc một màu

Tiếng oanh trong lá toả vào không gian

Ba lần cầu kiến cao nhân

Hai triều đã tỏ lão thần tận tâm

Kỳ sơn giữa trận từ trần

Khách anh hùng để tần ngần lệ rơi. 

     Dù không thành công trong mục tiêu cuối cùng là thống nhất Trung Nguyên, khôi phục nhà Hán, nhưng sau hai nghìn năm, người dân Tứ Xuyên vẫn còn nhắc đến những thành tích trị quốc ở đất Thục của ông. Những danh nhân như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Lý Thương Ẩn đều sùng bái ông, viên danh tướng là Nhạc Phi đã lừng danh “tận trung báo quốc”, đều đã đọc kỹ bản viết Xuất sư biểu nổi tiếng của Gia Cát Lượng và cùng bày tỏ sự tôn sùng vô hạn đối với tài năng và lòng trung thành của ông. Nhận xét về bài hậu Xuất sư biểu của Gia Cát Lượng, Tạ Phương Đắc thời Nam Tống trong tác phẩm Văn chương quỹ phạm đã viết: “Đọc Xuất sư biểu, ai không khóc là bất trung, đọc Trần tình biểu ai không khóc là bất hiếu, đọc Tế thập nhị lang văn ai không khóc là bất từ”.

2. Hướng dẫn sử dụng tranh hay tượng Gia Cát Lượng. nên bày trong nhà hay trên bàn học, bàn làm việc sẽ rất tốt cho những người làm công việc tham mưu cho lãnh đạo, làm nghề luật sư, làm kinh tế. Riêng tượng Khổng Minh thích hợp cho các doanh nghiệp, nhà giáo, cố vấn, chuyên gia, quân sự, thể hiện trí thông minh uyên bác, có lợi cho học hành thi cử và công danh sự nghiệp.

Rate this post