Vincent Van Gogh – Những điều chưa biết
Khi còn sống, ông bị người ta gọi như “kẻ điên” và “thất bại” nhưng nghệ thuật trong hội họa cũng như các tác phẩm của ông lại có ý nghĩa rất lớn đối với thế giới. Sau khi ông mất, những giá trị thật sự trong tranh của vị họa sĩ đã được các nhà phê bình công nhận.
Thế hệ chúng ta sau này luôn muốn khám phá về cuộc đời bất hạnh và cô độc của ông. Vị họa sĩ mà khi được nhắc đến luôn là người hiện lên trong trí tưởng tượng công chúng như một thiên tài vĩ đại bị hiểu lầm. Nghệ thuật trong tranh của ông thể hiện sự điên cuồng và sáng tạo giao nhau.
Những bức tranh của Van Gogh được dựng lại như một bộ phim
7 điều có thể bạn chưa biết về cuộc đời của họa sĩ Van Gogh
1.Van Gogh từng thất bại ở nhiều công việc trước khi trở thành một họa sĩ
Năm 16 tuổi, Van Gogh làm thực tập sinh cho một cửa hàng nghệ thuật có tên The Hague.Sau đó, ông tiếp tục làm công việc tại các văn phòng ở London và Paris của công ty trước khi bị sa thải vào năm 1876. Ông có một khoảng thời gian ngắn làm việc với tư cách là giáo viên ở Anh và một hiệu sách ở Hà Lan.
Vincent Van Gogh hồi trẻ những năm 1876
2. Ông đã từng muốn trở thành một mục sư
Sau khi bị đuổi việc khỏi phòng tranh của Goupil & Cie, Van Gogh quay về nước Anh và bắt đầu gắn mình với quá trình trải nghiệm tâm linh nghiêm túc.
Van Gogh từng muốn trở thành một mục sư trước khi chuyển hướng làm nghệ thuật
Đầu tiên, ông trở thành giáo sư ở trường nội trú trong một thời gian ngắn, sau đó đăng ký làm việc ở nhà thờ Methodist ở vị trí thư ký. Giữa năm 1877 và 1878, ông theo bộ môn thần học tại Amsterdam và Brussels, nhưng việc trượt kỳ thi đã khiến ông không trở thành một nhà truyền đạo.
Thất bại ấy khiến Van Gogh chán nản vô cùng nhưng thật may, vì bước ngoặt này mà ông quyết định chọn theo hội họa suốt cuộc đời mình.
3. Sự nghiệp nghệ thuật của Van Gogh tương đối ngắn ngủi
Sau những nỗ lực để trở thành mục sư những không thành, Van Gogh giành thời gian của mình nhiều hơn cho nghệ thuật hội họa.
Năm 1890, ông đến Bỉ để làm nghệ thuật, những tác phẩm của ông trong thời gian này chủ yếu được lấy cảm hứng từ những người thợ mỏ và nông dân. Năm 1891, ông trở về Hà Lan quê nhà để dành hết tâm trí cho hội họa và nghệ thuật. Trong thời gian này, ông là một nghệ sĩ tự do. Trong những năm làm nghệ thuật, em trai ông – Theo Van Gogh luôn là người ủng hộ ông bán những bức tranh của mình, giúp đỡ Van Gogh về tài chính và tình cảm.
Là một nghệ sĩ thiên tài, nhưng chặng đường nghệ thuật của Van Gogh tương đối ngắn ngủi
Năm 1886, Van Gogh theo em trai về Paris, nơi đây ông được tiếp xúc với các tác phẩm của các nghệ sĩ theo trường phái Ấn tượng và Tân ấn tượng. Ông bắt đầu học sử dụng các bảng màu sáng hơn và kỹ thuật sử dụng cọ vẽ. Năm 1888, ông giành hai năm cuối đời của mình ở miền Nam nước Pháp trong trại tâm thần. Và chính ở nơi đây, ông đã cho ra đời những bức tranh nổi tiếng nhất trong sự nghiệp nghệ thuật của mình: Đêm đầy sao (1889), Hoa Diên Vĩ (1889),…
Vậy, sự nghiệp nghệ thuật của Vincent van Gogh chỉ kéo dài trong khoảng 10 năm ngắn ngủi.
4. Van Gogh chỉ bán duy nhất một bức tranh khi còn sống
Theo Van Gogh, người em trai của Van Gogh, đã bán bức La vigne rouge (Vườn nho đỏ) vào năm 1890 với giá 400 francs (tương tương 400USD). Đó cũng là bức tranh duy nhất được bán đi khi hai anh em còn sống.
Bức tranh La Vigne rouge, được Van Gogh vẽ năm 1888
Vài năm sau đó, khi cả hai anh em Van Gogh qua đời, góa phụ của Theo (cũng là người kế thừa tất cả mọi bức tranh) và Père Tanguy (một trong những nhà sưu tập và thương nhân đầu tiên của dòng tranh theo trường phái ấn tượng) bắt đầu rao bán những bức tranh của Van Gogh.
Edgar Degas là một trong những người đầu tiên mua tranh Van Gogh. Và một trong những tác phẩm hội họa đắt nhất trong lịch sử chính là bức L’Autoportrait au visage glabre (sáng tác vào năm 1889) của Van Gogh, được bán với giá 71.5 triệu USD vào năm 1998.
5. Van Gogh đã vẽ bức tranh nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của mình trong trại tâm thần
Vào tháng 5 năm 1889, Van Gogh được chẩn đoán là mắc chứng động kinh và ông đã phải chuyển tới trại tâm thần và sống ở đây trong một năm cuối cùng của cuộc đời. Tại trại tâm thần, ông đã vẽ hơn 100 bức tranh lấy cảm hứng từ những thứ ông nhìn thấy và vùng nông thôn quanh nơi ông sống. Trong hơn 100 bức tranh đó, có những bức tranh nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của ông chẳng hạn như “Đêm đầy sao” – Được Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Thành phố New York mua lại vào năm 1941.
Tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của Van Gogh – Đêm đầy sao
Và ” Irises “- Được một nhà thương nhân người Úc mua vào năm 1987 với số tiền kỷ lục khi đó là 53,9 triệu đô la. Kể từ năm 1990, bức tranh thuộc sở hữu của Bảo tàng J. Paul Getty, nơi đã mua nó với số tiền không được tiết lộ.
Tác phẩm Irises – Hoa Diên Vĩ (1889)
6. Một trong những bức tranh cuối cùng của Van Gogh miêu tả cánh đồng nơi ông tự sát
Ngày 27 tháng 7 năm 1890, Van Gogh tìm đường đến những cánh đồng lúa mì ở phía Bắc nơi cư trú của mình tại một quán trọ ở Auvers-Sur-Oise.
Bức tranh Đồng lúa mì quạ bay là bức tranh cuối cùng của Van Gogh
Ông đã mượn một khẩu súng lục từ chủ nhà trọ, lấy cớ dọa lũ quạ khi ông đang vẽ nhưng thực ra là để tự sát. Thật trùng hợp, một trong những bức tranh cuối cùng của Van Gogh là Cánh đồng lúa mì và bầy quạ – một tác phẩm trừu tượng chứa đầy những con quạ đen, những lối đi dẫn đến hư không và bầu trời đầy điềm gở. Ông đã tự bắn vào ngực mình và cố gắng quay về nhà trọ trong lao lực. Van Gogh mất 30 giờ sau đó.
7. Em dâu của Van Gogh đóng một vai trò quan trọng trong việc nổi tiếng của ông.
Vào tháng 1 năm 1891, sáu tháng sau cái chết của Van Gogh. Em trai của ông, Theo đã qua đời ở tuổi 34 tại Hà Lan. Người vợ góa của Theo, Jo van Gogh-Bonger, là người thừa hưởng một bộ sưu tập lớn các bức tranh, bản vẽ và thư của Vincent. Cô ấy thực hiện sứ mệnh của mình là giúp quảng bá tác phẩm của Van Gogh, bằng cách cho mượn các tác phẩm hội họa để tham gia các cuộc triển lãm khác nhau. Ngoài ra, vào năm 1914, bà đã xuất bản một bộ sưu tập các bức thư do van Gogh viết, với nỗ lực kể lại câu chuyện cuộc đời của ông. Cùng năm đó, di hài của Theo được chuyển từ Hà Lan về và an táng tại Auvers-sur-Oise, Pháp, nơi chôn cất Vincent. Và cuối cùng thành lập Bảo tàng Van Gogh, mở cửa tại Amsterdam vào năm 1973.
Jo van Gogh-Bonger, người góp phần giúp cho những tác phẩm của Van Gogh được nổi tiếng
Cuối cùng ánh sáng công lý đã thuộc về Van Gogh. Sau khi ông chết, dù muộn màng nhưng các tác phẩm và cuộc đời ông đã trở thành nguồn cảm hứng bất diệt.
Hành trình an toàn – bảo vệ bạn và những người yêu thương