Viettel Money nhiệt liệt mừng ngày Quốc tế Hoà bình 21/9
Viettel Money nhiệt liệt mừng ngày Quốc tế Hoà bình 21/9
Ngày Quốc tế Hòa bình diễn ra vào ngày 21/9 hằng năm nhằm giúp nâng cao nhận thức về gìn giữ hòa bình, kêu gọi chấm dứt bạo lực, chiến tranh trên toàn Thế giới.
Ngày Quốc tế Hòa bình ra đời với ý nghĩa vô cùng cao cả nhằm mục đích tôn vinh nền hòa bình của toàn thế giới. Sự kiện này góp phần kết nối giữa các đất nước, khu vực với nhau để ngăn chặn chiến tranh xảy ra.
Vậy ngày Quốc tế Hòa bình được diễn ra vào ngày nào? Ý nghĩa và các hoạt động diễn ra trong ngày Quốc tế Hòa bình? Hãy cùng Viettel Money tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Ngày Quốc tế Hòa bình là ngày gì?
Kỷ niệm ngày Quốc tế Hòa bình còn được gọi với những cái tên như ngày Hòa bình của thế giới, ngày Quốc tế vì Hòa bình hoặc ngày Quốc tế phòng chống chiến tranh. Sự kiện này được diễn ra vào ngày 21 tháng 9 hàng năm. Đây là ngày để tôn vinh hòa bình, kêu gọi người dân trên toàn thế giới chấm dứt chiến tranh, bạo lực, bất công.
Nguồn gốc của ngày Hòa bình thế giới
Ngày Quốc tế Hòa bình được hội đồng Liên hợp quốc quyết định khởi xướng vào năm 1981 theo Nghị quyết 36/67 và lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 9/1982.
Đến năm 2002, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức tuyên bố lấy ngày chính thức là ngày 21/9 hằng năm để kỷ niệm ngày Quốc tế Hòa bình. Cho tới nay, việc thi hành ngày Quốc tế Hòa bình luôn do Liên hợp quốc chịu trách nhiệm tổ chức.
Các sự kiện và chủ đề ngày Quốc tế Hòa bình 21/9
Ngày Quốc tế Hòa bình được đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố là ngày kỷ niệm để đề cao những lý tưởng hòa bình vào tháng 9/1981.
Từ đó, đây được coi là ngày cố định để cử hành ngày quốc tế Hòa bình và tuyên bố đó là ngày đình chiến toàn cầu (Không một quốc gia nào được phép xảy ra xung đột dưới mọi hình thức).
Chủ đề Quốc tế Hòa bình 2022
Hiện nay, tuy thế giới đã phát triển vượt bậc về mặt công nghệ cũng như con người. Nhưng tình trạng phân biệt chủng tộc vẫn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả là một Quốc gia hùng mạnh đứng đầu như Mỹ.
Do đó, chủ đề của năm 2022 được Liên hợp quốc đưa ra chính là “Chấm dứt tình trạng phân biệt chủng tộc. Xây dựng hòa bình – End Racism. Build Peace”.
Chủ đề và sự kiện trong ngày Quốc tế Hòa bình các năm trước
Năm 2004, đã xảy ra một sự kiện ngoại giao liên quan đến một cuộc thi chọn một bộ tranh áp phích dùng cho các thư kỷ niệm do UNA (United Nations of America) phát hành. Sự kiện xảy ra trong quá trình tuyển chọn bộ tranh áp phích về chủ đề hoà bình của một học sinh 13 tuổi người Đài Loan có tên là Yang Chih-Yuan.
Tuy nhiên, ngay sau đó chính phủ Đài Loan đã từ chối sử dụng tranh của Yang do áp lực từ phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chính vụ việc này đã khiến nhiều người trên khắp thế giới bắt đầu chỉ trích những hành động đi ngược lại toàn bộ lý tưởng của Ngày Quốc tế Hòa bình do từ chối bức tranh của cậu học sinh dựa trên cơ sở chính trị.
Năm 2006, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã đánh Chuông Hòa Bình lần cuối trong nhiệm kỳ của ông để khuyến khích mọi người truyền đạt các tư tưởng và hoạt động về cách làm thế nào để có được hòa bình.
Năm 2007, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đánh Chuông Hòa bình tại trụ sở Liên Hợp Quốc tọa lạc tại thành phố New York, mục đích là để kêu gọi việc ngừng các hành động thù địch giữa các quốc gia trong 24 giờ ngày 21 tháng 9.
Năm 2011, vào ngày kỷ niệm ngày Quốc tế Hòa bình lần thứ 30, chủ đề Ngày quốc tế Hòa bình của Liên Hợp Quốc đề ra là: “Peace and Democracy: make your voice heard” (Hòa bình và Dân chủ: hãy làm cho tiếng nói của bạn được lắng nghe).
Năm 2013, Ngày quốc tế hòa bình được Liên hợp quốc tổ chức kỷ niệm với chủ đề “Giáo dục vì hòa bình”. Mục đích của chủ đề này là nhằm nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong việc đào tạo và giáo dục con người, đặc biệt là để trẻ em trên toàn thế giới có thể không quên công lao của những người đã ngã xuống để bảo vệ nền hòa bình trên toàn thế giới.
Năm 2015, thông qua chủ đề “Hợp tác vì Hòa bình – Nhân phẩm cho tất cả mọi người” Liên hợp quốc kêu gọi 24 giờ ngừng bắn kỷ niệm Ngày quốc tế Hòa bình.
Năm 2016, thông qua chủ đề “Cùng nhau vì hòa bình: Tôn trọng, an toàn và phẩm giá cho tất cả mọi người” Liên hợp quốc muốn tôn vinh tinh thần của TOGETHER.
TOGETHER là hệ thống Liên hợp quốc, gồm 193 nước thành viên Liên Hợp Quốc, khu vực tự trị,… Trong một quan hệ đối tác toàn cầu nhằm hỗ trợ, không phân biệt đối xử và chấp nhận những người tị nạn và di cư.
Chủ đề của ngày này được thay đổi hàng năm nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về những vấn đề mang tính thời đại. Chủ đề của năm 2018 là “Quyền được hòa bình”. Chủ đề của năm 2019 là “Hành động Khí hậu vì hòa bình”.
Năm 2020, là chương trình “Cùng nhau định hình hòa bình – Shaping Peace Together” ngày này bằng cách lan toả lòng trắc ẩn, sự đồng cảm, cảm thông và niềm hi vọng của mỗi người để bảo vệ, che chở lẫn nhau, cùng chung tay chống lại đại dịch COVID-19.
Năm 2021, liên hợp quốc đã tổ chức với chủ đề “Phục hồi vì một thế giới bình đẳng và bền vững hơn nữa – Recovering better for an equitable and sustainable world”.
Ý nghĩa ngày Quốc tế Hòa bình
Thông qua ngày Quốc tế Hòa bình cũng như các chủ đề được đề ra, Liên hợp quốc mong muốn khuyến khích toàn nhân loại cùng bắt tay vào hành động và hợp tác vì mục tiêu hòa bình cho mọi quốc gia, mọi dân tộc. Đây là dịp để Liên Hợp Quốc kêu gọi các bên tham chiến trên toàn thế giới cùng từ bỏ vũ khí và đưa ra một cơ hội hòa bình.
Ngày Quốc tế Hòa bình còn được dành để kỷ niệm và củng cố cho các lý tưởng hòa bình đã được cam kết trước đó của tất cả các quốc gia và các dân tộc trên thế giới.
Ngày kỷ niệm này cũng là lời nhắn nhủ tới tất cả nhân dân và chính phủ trên toàn thế giới về vai trò của Liên hợp quốc trong nỗ lực xây dựng hòa bình thế giới, đồng thời cũng là tiếng chuông nhắc nhở tổ chức này về nghĩa vụ thực hiện các cam kết lâu dài để giành lấy và gìn giữ hòa bình cho nhân loại.
Hòa bình luôn là khao khát của tất cả các giống loài đang sinh sống dưới một ngôi nhà chung được mang tên Trái Đất. Chính nhằm mục đích kêu gọi tất cả mọi người cùng chung tay xây dựng một thế giới không chiến tranh, bạo lực nên ngày Quốc tế hòa bình ra đời.
Xây dựng một thế giới hòa bình, phát triển phồn vinh chính là mục tiêu của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Có thể nói, chỉ khi trên thế giới không còn chiến tranh, không có hình bóng bạo lực thì con người mới có được hạnh phúc.
Tạm kết
Vậy qua bài viết này các bạn đã cùng với Viettel Money đi tìm hiểu về ngày Quốc tế Hòa bình cũng như ý nghĩa và Viettel Money mong rằng các bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình.
Bởi vì đó không phải là trách nhiệm của riêng bất kỳ ai, mà đó là trách nhiệm của tất cả chúng ta, tất cả mọi người trên khắp các châu lục.