Vì sao Efren Reyes là huyền thoại vĩ đại nhất thế giới Billiards ?

Vì sao Efren Reyes là huyền thoại vĩ đại nhất thế giới Billiards ?

Vì sao Efren Reyes là huyền thoại vĩ đại nhất thế giới Billiards ?

Efren Reyes là một trong những tay đánh Billiards khét tiếng nhất mọi thời đại, tay cơ huyền thoại người Philippines từng có hơn 100 chức vô địch quốc tế và 4 lần vô địch thế giới.

Efren Reyes đang tham dự Sea Games 31 tại Việt Nam, và đây là Sea Games cuối cùng của ông. Vì sao ông lại vĩ đại như vậy trong giới Billiards ?

 

XUẤT THÂN CỦA TAY CHƠI BILLIARD VĨ ĐẠI

 Ông sinh ra tại một thị trấn có tên là Mexico, thuộc tỉnh Pampanga của Philippines, cách thủ đô Manila khoảng 40 km. Khi anh còn nhỏ, gia đình chuyển đến thủ đô Manila.

Ở đó, Efren có một người chú điều hành quán bi-a tên là Lucky 13. Efren bắt đầu quanh quẩn ở quán bi-a, quan sát người lớn chơi, trong khi làm công việc bưng bê thu dọn tại quán.

 

Did you know that Efren Bata Reyes used the name... - Miguel Ambrosio

 

 

Có một Efren khác cũng chơi tại Lucky 13, vì vậy người ta bắt đầu gọi người trẻ hơn là Efren Bata — Efren the Kid (Efren bé) theo tiếng Philippines.

Không mất nhiều thời gian để Efren bé vượt qua Efren lớn và những cơ thủ khác ở Lucky 13. Có điều gì đó đặc biệt về cậu bé ấy. Cậu bé là thiên tài trong tư duy về bi-a. Cậu bé có thể nhìn thấy những thứ đang diễn ra trên bàn mà người khác không thể. Cậu ấy giành thời gian luyện tập hàng giờ liền, trước giờ quán mở cửa, sau giờ đóng cửa. Vì không đủ chiều cao nên phải đứng trên thùng carton đựng sữa để đánh viên bi giữa bàn.

 

Phù thủy Efren Reyes dự SEA Games 31: Tất tần tật về cơ thủ vĩ đại nhất  hành tinh

 

CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN NGÔI ĐỀN CỦA NHỮNG HUYỀN THOẠI

 

Efren Bata bắt đầu đánh độ ở tuổi 12. Gia đình Reyes cần tiền và Bata biết mình có thể giúp đỡ gia đình. Cậu ấy đã bỏ học. Nhưng vào những năm 1970, các sới bi-a ở Manila vẫn còn rất nhỏ, không có đủ sới độ để một thiếu niên kiếm sống, ngay cả khi cậu ấy sải cánh vượt ra ngoài giới hạn thành phố

Efren còn “chăn dắt” cả các binh sĩ Mỹ tại Căn cứ Không quân Clark.

Đây là một vấn đề thường xuyên xảy ra với Bata: không có đối thủ, không có người dám đánh độ với Bata.

Bata thi đấu giải chuyên nghiệp đầu tiên ở Philippines khi gần 30 tuổi và liên tiếp giành chiến thắng trong các giải sau đó.

 

Efren 'Bata' Reyes' victory at the 1999 World 9-Ball Championship

 

Nhưng điều khiến Bata trở nên đặc biệt, hấp dẫn là cách mà ông ấy giành chiến thắng: Tư duy hơn hẳn đối thủ của mình, thực hiện những cú đánh kỳ lạ mà không ai dám thử, không bao giờ mất bình tĩnh. Mọi người bắt đầu gọi anh ấy là The Magician – Ảo thuật gia – Phù thuỷ.

 

THE MAGICIAN – ẢO THUẬT TRÊN TỪNG ĐƯỜNG CƠ

 

Bạn phải xem tận mắt đường cơ của anh ấy để hiểu tại sao họ lại gọi anh ấy là Phù thuỷ. Quan sát cách quả bóng di chuyển. Xem phản ứng trên khuôn mặt đối thủ của anh ấy.

 

Efren Reyes làm mọi người rung động khi xem anh ấy chơi. Nó không chỉ tuyệt vời vì trận đấu được phát trên TV hoặc độ nổi tiếng của anh ấy hoặc vì anh ấy là một anh hùng ở Philippines; đó là kiểu tuyệt vời mà tất cả các vận động viên vĩ đại đều có, sự hiện diện vượt thời gian và không gian.

 

Efren Reyes vs Hao-Ping Chang | 1999 World Pool Championship Final - YouTube

 

 Tuy nhiên, anh ấy cũng rất dễ gần: những bộ quần áo anh mặc trông xuề xoà, giản dị, không cầu kỳ. Efren không tắm trong các giải đấu vì sợ xui. Anh ấy dường như hiểu rằng mọi thứ bên ngoài bàn bi-a, bên ngoài trận đấu đều là nhảm nhí. Đó là sự giả tạo. Anh ấy đã sống rất thật !

 

“TÔI CHƠI VÌ TIỀN”

 

Tại trận Derby City Classic khai mạc năm 1999, anh đã giành được giải thưởng “Master of the Table” cho cơ thủ xuất sắc nhất. Tại buổi lễ, anh đã từ chối nhận chiếc cúp của mình. “Tôi chơi vì tiền,” anh ta nói khi nhận tấm séc trị giá 25.000 đô la dành cho mình.

 

Vintage Efren pics! | AzBilliards Forums

 

Đây là vẻ đẹp của Efren Reyes. Anh ấy không mơ về việc giành chức vô địch thế giới hay vô địch trong giải Derby City Classic – anh ấy mơ về việc giành được tiền. Nhưng cũng đúng là Efren Reyes chưa bao giờ thực sự quan tâm nhiều đến tiền bạc hay địa vị. Tiền là thứ để giành lấy; để đưa ra cọc cho những trận độ. Tiền là thứ bạn cần để sống.

Nhưng ngay cả đến bây giờ, anh ấy cũng không sống phù phiếm. Cách đây vài năm khi bị mất chiếc răng cửa, anh ấy không bận tâm đến việc thay thế chúng.

CHO ĐI LÀ CÒN MÃI

 

EFREN “BATA” REYES cho đi cũng rất hào phóng. Sau khi giành chức vô địch World Pool Championship vào năm 1999, Anh nói với các bình luận viên rằng anh sẽ dùng số tiền thưởng để mua một chiếc Honda CR-V cho vợ. Trong suốt sự nghiệp của mình, anh ấy đã mở một số CLB Bi-a, nhiều CLB trong số đó cuối cùng thuộc sở hữu và quản lý của một trong những người anh em ruột của mình.

 

Phù thủy" Billiards thế giới: Cơ thủ dị đánh đâu thắng đó, 68 tuổi vẫn gây  sốt ở SEA Games

 

Bạn của anh – Ruben cho biết Reyes đôi khi đưa toàn bộ số tiền thắng cược của mình kiếm được trong ngày cho con trai, người đã chở anh ấy đi chơi bi-a gần như mỗi ngày.

 

SỰ KHÁC BIỆT NHƯNG KHÔNG DỊ BIỆT

 

Có một sự khác biệt giữa muốn giàu có và không muốn chết đói. Reyes không muốn giàu – hoặc ít nhất, anh ấy chỉ muốn giàu trong điều kiện bản thân có thể.

 

EFREN BATA REYES (Best Shots from 1988-2019) - Billiard Today

 

Điện thoại của anh ấy là một chiếc Nokia cũ nát. Nó luôn luôn tìm thấy đường về với chủ, anh ấy nói. Không ai muốn lấy trộm nó. Anh ấy không mặc gì đắt tiền.

Các món ăn yêu thích của anh ấy là sinigang (Món canh chua sốt me) kết hợp với vị ngọt từ thịt ba chỉ và pritong bangus (cá măng sữa chiên).

Có một lý do giải thích tại sao anh ấy có lẽ là vận động viên Philippines được yêu thích nhất. Bata ấy tự mình tạo ra điều đó.

 

Efren Reyes đã vươn lên từ sự mù mịt trên đường phố Manila để trở thành vận động viên bi-a vĩ đại nhất thế giới: vượt qua các nhà vô địch, giành các danh hiệu, nhận được sự tôn kính và nể phục của các đồng nghiệp.

 

 

 

Rate this post