Vén màn tiểu sử danh họa Van Gogh và cái chết trong vô danh

Hết lòng cống hiến cho nghệ thuật đến tận hơi thở cuối cùng và tự mình sáng tạo ra một trường phái nghệ thuật nổi tiếng, thế nhưng cuộc đời của danh họa người Hà Lan Van Gogh là chuỗi tháng ngày đau khổ, cay đắng thậm chí là bị thế giới quay lưng ngay từ những sáng tác buổi đầu cầm cọ đến cuối đời. Mãi đến khoảng hơn một thế kỷ trôi qua, người ta mới nhận ra, ngưỡng mộ tài năng của Van Gogh và những tác phẩm của ông mới tôn vinh là chạm đến tầm cao của nghệ thuật. Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều tác phẩm nghệ thuật của Van Gogh làm rung động trái tim yêu nghệ thuật với công chúng và trở thành những biểu tượng của mỹ thuật bày trí trong các viện bảo tàng. Có lẽ rằng, không phải tất cả chúng ta đều biết rõ về tấn bi kịch cuộc đời của danh họa nổi tiếng này. Chúng hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về tiểu sử danh họa Van Gogh ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1.Tiểu sử, gia đình danh họa Van Gogh

Danh họa Van Gogh tên đầy đủ là Vincent Willem Van Gogh. Ông sinh ngày 30 tháng 3 năm 1853 và mất ngày 29 tháng 7 năm 1890. Van Gogh được biết đến là một trong những danh họa nổi tiếng nhất của Hà Lan, cũng đồng thời là tên tuổi lớn đại biểu cho trường phái nghệ thuật hậu ấn tượng có ảnh hưởng rất lớn đến phong cách mỹ thuật hiện đại, đặc biệt như trường phái nghệ thuật dã thú hay trường phái hội hội nổi tiếng tại Đức như biểu hiện.

Cuộc đời của thiên tài hội họa Van Gogh Cuộc đời của thiên tài hội họa Van Gogh 

Van Gogh được sinh ra tại  Groot-Zundert – một ngôi làng nhỏ nằm gần thành phố Breda, tọa lạc ở phía Nam Hà Lan trong gia đình cấp tiến. Ông là con trai của ông bà Anna Cornelia Carbentus và ông Theodorus van Gogh, vốn là một giáo sĩ cải cách khá nổi tiếng của Hà Lan trong giai đoạn này. Cái tên Vincent Van Gogh được cha mẹ ông đặt tên theo tên của một người anh ruột đã ra đi khi còn rất nhỏ, cũng đồng thời là tên của ông nội. Mang tên của hai người đã thân đã lìa bỏ cõi đời, cho nên không ít tín đồ của trường phái nghệ thuật hậu ấn tượng cho rằng, điều này tác động rất nhiều đến phong cách sáng tác cũng như tâm lý của người họa sĩ trẻ tuổi. 

Dù không sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, song việc có những người bác ruột làm nghề buôn bán tranh, cho nên ngay từ nhỏ Van Gogh đã được tiếp xúc nhiều tác phẩm hội họa. Đây cũng chính là nguồn động lực quan trọng giúp cho cậu bé ươm tủ tình yêu to lớn với bộ môn nghệ thuật này. Thuở thiếu thời, VanGogh cũng từng mua bán tranh ảnh, có có cơ hội chu du qua nhiều vùng đất mới. Thế nhưng chính sự trầm tính, ít nói của mình, gần như giai đoạn này Van Gogh chỉ tập trung vào việc bán tranh sau đó chuyển sang truyền giáo và lãng quên niềm say mê với hội họa của mình, cho đến tận năm 1981, khi ông tròn 27 tuổi.

Cuộc đời của danh họa Van Gogh Cuộc đời của danh họa Van Gogh

2. Những chuỗi bi kịch diễn ra với danh họa Van Gogh

Có thể nói, dù là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất thế giới và là ngọn cờ của mỹ thuật hiện đại, nhưng những trang đời của Van Gogh là những câu chuyện buồn xoay quanh tình trạng sức khỏe ốm yếu và luôn luôn cô độc. Ông từng mắc bệnh trầm cảm và hứng chịu nhiều tổn thương sâu sắc về tinh thần. Nhiều tài liệu nghiên cứu về Van Gogh đã nói rằng, cuộc đời của ông không nhiều thành công chỉ có thất bại, thậm chí bị chế nhạo là một gã điên. 

Đã có giai đoạn ông lâm vào tình trạng sức khỏe tinh thần cạn kiệt và phải lạm dụng rượu để sáng tác và duy trì sự sống. Đỉnh điểm của những cuộc vật lộn về mặt tinh thần của Van Gogh đó chính là ông đã tự cắt một bên tai của mình khi xung đột một người bạn cùng thân từng là tâm giao của ông – họa sĩ  Paul Gauguin. 

Chính điều này đã bắt buộc người nhà phải đưa ông vào nhà thương điên để điều trị. Dưới sự giám sát và chăm sóc tận tình bởi Paul Gachet – một bác sĩ vi lượng đồng căn Saint-Rémy nằm ở miền nam nước Pháp, thể trạng của Van Gogh dần dần được hồi phục, tuy nhiên quá trình này hết sức chậm chạp và họa sĩ thiên tài của chúng ta vẫn phải hứng chịu những cơn suy nhược thần kinh hành hạ hằng đêm. 

Những chuỗi bi kịch diễn ra với danh họa Van Gogh Những chuỗi bi kịch diễn ra với danh họa Van Gogh

Để đưa bản thân mình chiến thắng con quỷ vô hình, không cách nào khác Van Gogh đã tự kết liễu đời mình. Ngày định mệnh 29/7/1890, danh họa của chúng ta đã dùng một khẩu súng ngắn để tự tử. Dù được sự hỗ trợ đắc lực của người thân, nhất là cậu em trai Theodorus van Gogh, nhưng Vincent Van Gogh đã không qua khỏi vì vết thương bị nhiễm trùng nặng khi mới 37 tuổi. 

Nhưng điều đáng nói là danh tiếng của Van Gogh thực sự trở thành tâm điểm của dư luận khi ông đã chết. Nói chính xác hơn, nhờ cái chết của mình, mà những bức hoạ của ông mới dần được công chúng tiếp cận và đón nhận nồng hậu.

3. Hành trình trưởng thành của gã buôn bán tranh và truyền giáo nghiệp dư

Dù là tín đồ của hội họa và được vinh danh trong danh sách những họa sĩ nổi tiếng nhất thế giới, thế nhưng trên thực tế, khác với Beethoven hay Mozart, những dấu ấn của thiên tài ở lĩnh vực nghệ thuật của Van Gogh không hề được bộc lộ suốt cả thuở thiếu thời đến trước 27 tuổi. 

Từ năm 16 tuổi, nhờ truyền thống buôn bán tranh của gia đình, ông đã xin vào công việc dễ dàng vào một công ty chuyên buôn bán tranh tên là  Goupil & Cie ở thành phố Den Haag nước Pháp. Sau đó 4 năm, ông chuyển sang đến thủ đô London để làm việc. Theo những người thân thiết của Van Gogh kể lại, đây đích thị là giai đoạn hạnh phúc nhất trong cuộc đời ông. Dù không cầm cọ, song thời gian này mang lại cho Vincent được vô số những tiền bạc. 

Hành trình trưởng thành của gã buôn bán tranh và truyền giáo nghiệp dư Hành trình trưởng thành của gã buôn bán tranh và truyền giáo nghiệp dư

Thậm chí ông còn kiếm được nhiều hơn cả cha của mình nhờ công việc kinh doanh thuận lợi. Trong cái độ tuổi thanh xuân phơi phơi đó, con tim yêu của Van Gogh đã thổn thức khi ông chợt nhận ra rằng, mình có tình cảm thực sự với Eugénie Loyer – con gái của bà chủ ngôi anh đang thuê trọ tại số 87 đường Hackford, Brixton. Van Gogh đã thổ lộ nỗi lòng với nàng. Thế nhưng, ngược lại với những tia hy vọng đã nhen nhóm, cô gái ấy đã không đáp lại tình của ông. Có lẽ, sự từ chối phũ phàng của người yêu đầu trở thành vết thương lòng của Van Gogh và tác động sâu sắc đến tính cách của ông sau này. Vốn đã ít nói và thiếu hoạt bát, từ thời gian này trở đi Van Gogh trở nên trầm tính và cô độc hơn. Ông mượn tôn giáo để cứu rỗi linh hồn của mình.

Cũng trong thời gian này, để giúp con trai có thêm những trải nghiệm mới ở những vùng đất khác nhau, từ London, Vincent đã được bố và chú của mình gửi đến Paris. Một phần để quên đi câu chuyện tình cảm buồn, một mặt để phát triển tư duy kinh doanh của anh chàng tại thủ đô họa lệ của nước Pháp. Đó là vào khoảng những năm 70 của thế kỷ XX. Thế nhưng, Van Gogh bấy giờ đã khác. Ông bắt đầu thấy hứng thú với những bức tranh thay vì muốn khai thác nghệ thuật như một món hàng như trước đó.

Trải qua nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, cuối cùng vào một ngày đẹp trời ngày 1/4/1876, Van Gogh đã quyết định dừng hẳn công việc kinh doanh tranh của mình. Cũng từ đây, sợi dây gắn kết vô hình giữa Van Gogh và tôn giáo trở nên khăng khít hơn bao giờ hết. Đã có thời điểm ông nghĩ rằng, tôn giáo chính là thần hứng cho tâm hồn khô cằn của mình. Lúc đó, Paris, thủ đô hoa lệ của châu Âu không còn là địa điểm phù hợp cho mình, chàng thanh niên Van Gogh đã quay trở lại nước Anh làm những công việc từ thiện. Trong đó, công việc mà ông yêu thích nhất chính là làm giáo viên trong một ngôi trường nội trú, có thể dễ dàng nhìn ra cảng Ramsgate thơ mộng. 

Những khát vọng đầu đời của danh họa Van Gogh Những khát vọng đầu đời của danh họa Van Gogh

Trải qua một vài lần chuyển địa chỉ, cuối cùng tình yêu với tôn giáo mãnh liệt hơn đã hối thúc Van Gogh bỏ nghề giáo và đi sâu hơn vào nghiệp truyền giáo khi trở thành trợ tá cho một giáo sĩ của một phong trào được gọi là giám lý với mục đích là mang những cuốn sách quý trong tôn giáo này được phủ rộng ra khắp nơi. Vào kỳ giáng sinh năm 1976 đã trở về quê hương và kiếm một công việc tại hiệu sách với mong muốn dành nhiều thời gian đi sâu vào các khía cạnh khác của tôn giáo. Tại đây, ông đã làm việc như một người dịch kinh sách qua nhiều thứ tiếng khác nhau cũng như bồi dưỡng thêm tri thức của mình về tôn giáo. 

Biết được điều này, gia đình của anh đã cố gắng để đáp ứng nguyện vọng trở thành mục sư của Vincent khi gửi ảnh đến thành phố Amsterdam để được hướng dẫn cụ thể những kiến thức về thần học bởi người thầy tài giỏi là Johannes Stricker,. Tuy nhiên may mắn vẫn chưa mỉm cười với anh. 

Trong lần thi đầu vào, họa sĩ lưng danh sau này đã bị trượt. Sự nghiệp học vấn không thực sự dễ dàng với Vincent tuy nhiên những kiến thức đã tích lũy được vẫn giúp ông có một vị trí là người truyền giáo tại một ngôi làng nhỏ mang tên  Petit Wasmes ở nước Bỉ. Trong suốt giai đoạn này của cuộc đời, Van Gogh đã chọn phong cách sống giản dị nếu không nói là nghèo khổ. Song chính lối sống này, đã làm ông phải sớm bị sa thải khỏi vị trí này, bởi lẽ những người trong giáo hội của Vincent cho rằng, chính ông đang phỉ báng cuộc sống của những giáo sĩ đích thực. 

Những biến động trong sự nghiệp Van Gogh Những biến động trong sự nghiệp Van Gogh

Và cuối cùng sau nhiều lần chuyển địa điểm, nguyện vọng được gắn bó với tôn giáo cũng không thành công. Không những vậy, những lần “lông bông” không gặt hái được thành tựu này đã đẩy mối quan hệ giữa Van Gogh và gia đình trở nên xấu đi, đến nỗi, có lúc cha của ông đã ép Van Gogh phải vào nhà thương điên vì không thể nào quản thúc và định hướng con trai. Để tránh việc bị quản thúc, một lần nữa, Van Gogh lại rời bỏ gia đình chuyển đến Cuesmes để đi tìm lý tưởng sống. Nhưng cũng chính những giây phút khó khăn nhất của cuộc đời đó, Van Gogh đã đích thị tìm được chân ái cho mình. Đó chính là hội họa. 

4. Sự nghiệp hội họa đỉnh cao của thiên tài Van Gogh

Sống cùng với những con người nghèo khổ, dần dần Van Gogh cảm thấy hứng thú hơn với việc ghi lại những khoảnh khắc con người với thiên nhiên xung quanh bằng những bản ký họa. Và từ đó, đam mê cầm cọ ngấm vào máu ông tự bao giờ không hay. Từ năm 80 của thế kỷ XX, nhận thấy tài năng vẽ của anh trai thăng hạng, em trai anh đã động viên Van Gogh đi theo con đường nghệ thuật chuyên nghiệp. Và cũng bắt đầu từ thời điểm này, Van Gogh có vẻ như vỡ ra rằng, còn một nơi để cứu rỗi linh hồn của mình ngoài tôn giáo, đó chính là nghệ thuật, là hội họa.

Và rồi vào mùa thu năm 1880, Van Gogh di chuyển đến  Bruxelles để theo học một họa sĩ nổi tiếng tên là Willem Roelofs. Không chỉ truyền đam mê cho Van Gogh mà người thấy này còn dạy ông những kỹ năng cơ bản trong nghề cầm cọ như phối cảnh, dựng hình và giải phẫu.  Từ năm 1981, sau khi học tập được những kiến thức cơ bản, Van Gogh đã trở về cùng với gia đình và bắt đầu phát triển sự nghiệp hội họa của mình. 

Nhưng có vẻ như, sống cạnh gia đình, Van Gogh càng cảm thấy mình cô độc hơn, nhất là khi ông bị chính cha mình ngăn cản mối tình thứ hai nảy nở với một người chị họ là Kee Vos-Stricker đến nỗi cắt đi của ông khoản viện trợ tài chính. Trong tuyệt vọng vì giấc mộng tình yêu tan vỡ, lần tiếp theo trong đời, Van Gogh lại “xê dịch”. Anh chọn Den Haag – quê hương của một người họ hàng, làm địa chỉ dừng chân tiếp theo để đổi môi trường sống cũng như tìm nguồn cảm hứng. Nhưng cũng từ giai đoạn này, cuộc đờ của Van Gogh chuyển sang hướng phức tạp hơn. Sự lắm tài nhiều tật bắt đầu được bộc lộ khi anh có một mối quan hệ ngoài luồng thân mật với một cô gái điếm tên Sien. 

Sự nghiệp của Van Gogh Sự nghiệp của Van Gogh

Thậm chí, theo thừa nhận của Sien, họ còn chung một người con trai với nhau. Nhưng cuối cùng, Van Gogh đã bỏ rơi cô gái, có thể vì sự chán chường cuộc sống tẻ nhạt cùng với sự phản đối của gia đình. Và chắc rằng, ngay đến người nghệ sĩ của chúng ta cũng không biết rằng, có thể vì mình mà sau này, cô gái tội nghiệp này đã chọn cách tự kết liễu cuộc đời. Nguồn cảm hứng không nhỏ mang lại nơi anh tinh thần sáng tác trong những tác phẩm cho mình, đó chính là Margot.Vụ hôn phụ bị cả hai gia đình phản đối khi ông đang sinh sống tại Nuenen. 

Ngoài ra, cái chết của cha vào năm 1985 cũng ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc đến sự nghiệp cầm cọ của người họa sĩ thiên tài. Những đúng với tinh thần của những người làm nghệ thuật, đau đớn bao nhiêu, càng làm thăng hoa cho con đẻ tinh thần của mình bấy nhiêu. Và cuối cùng một tác phẩm giá trị của ông đã ra đời, đó chính bức họa “Những người ăn khoai”. Từ năm 1988 – 1890, Van Gogh tiếp tục lao mình vào nâng cao trình độ và lẫn sáng tác.

Ông bắt đầu làm quen với nhiều bức họa của trường phái hội họa ấn tượng và cảm thấy thực sự bị thu hút bởi phong cách của  Claude Monet, Alfred Sisley, Edgar Degas…Anh bắt đầu làm quen với một trong những người bạn họa sĩ cùng theo đuổi phong cách này như  Paul Gauguin sau đó mở một cuộc triển lãm chung. May mắn trong cuộc triển lãm này những bức họa tuyệt tác của những người anh em đã bán hết sạch. Theo tiếng gọi của nghệ thuật, Van Gogh đã quyết định rời kinh đô ánh sáng Paris đến nhiều nơi như Đan Mạch,..tham gia nhiều buổi triển lãm quan trọng cũng như gặp gỡ thêm những họa sĩ nổi tiếng khác để soi đường dẫn lỗi cho mình. Đây cũng là thời điểm mà ông bung lụa năng lực và cho ra đời nhiều tác phẩm để đời của mình như Hoa hướng dương và cánh đồng nho đỏ. 

 Sự nghiệp hội họa đỉnh cao của thiên tài Van Gogh  Sự nghiệp hội họa đỉnh cao của thiên tài Van Gogh

Tuy nhiên, vì xung đột về quan điểm nghệ thuật mà không ít lần ông cùng với tri kỷ của mình xảy ra những cuộc xung đột. Đỉnh điểm nhất, như đã nhấn mạnh, Van Gogh đã tự cắt bỏ tai trái của mình để níu giữ Gauguin – một bằng hữu. Tuy nhiên, mặc sức Van Gogh níu chân, ông vẫn bỏ đi và không một lần quay đầu nữa. Tuy nhiên, không phải vì cô độc mà tài năng của Van Gogh không thăng hạng. Chính sự cô độc, đau khổ đã đâm chồi tài năng của người nghệ sĩ.

Trước khi rời khỏi kinh đô ánh sáng Paris anh đã “bỏ túi” 200 bức họa. Trong tổng 10 năm theo đuổi sự nghiệp hội họa, Van Gogh đã trình làng công chúng đến trên 2000 bức vẽ, bao gồm cả những tĩnh vật, tranh phong cảnh, chân dung…đặc trưng bởi biểu cảm mạnh mẽ và màu sắc táo bạo. Phần lớn chúng đều là những kiệt tác và ảnh hưởng sâu sắc đến mỹ thuật hiện đại. Một điều có lẽ không phải ai cũng biết rằng, phần lớn những tác phẩm này ra đời trong những năm tháng anh đang quằn quại với những cơn động kinh, những ảo giác…

5. Van Gogh và cái chết trong vô danh 

Nếm trải những trang đời của Van Gogh, chúng ta đều có chung một cảm nhận về cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa và bạc phận với tâm can luôn bị giằng xé bởi lý tưởng về nghệ thuật vừa xuất chúng vừa khác đời. Cái bạc phận này không chỉ được thể hiện bởi chuỗi ngày sáng tạo bị đan xen bởi những đau đớn, bệnh tật, đời sống nghèo khổ, những tháng ngày cô độc trong nhà thương điên vì chứng động kinh hành hạ mà còn sự nỗ lực vì nghệ thuật những không được công nhận. Như đã nhấn mạnh, dù để đời đến cả 2000 tác phẩm, thế nhưng, sinh thời ông luôn bị đánh giá là kẻ động kinh kém cỏi và sự quan tâm đặc biệt của Van Gogh chỉ đến khi ông đã chết.

Trong 37 năm cuộc đời và khoảng 10 năm gắn bó với hội họa, phần lớn quỹ thời gian sáng tác và bung lụa ý tưởng để ra đời những tiếng lòng của mình Cánh đồng lúa mì, Hoa Hướng Dương, chân dung đầy sao…đều là những lúc tâm hồn ông cô độc và trống trụi nhất khi đang bị tra tấn bởi các căn bệnh tinh thần.

Van Gogh và cái chết trong vô danh Van Gogh và cái chết trong vô danh 

 Đáng thương nhất là có những lúc người nghệ sĩ của chúng ta không thể nhận thức được mình đang làm gì. Điều đó thể hiện rõ nét qua sự kiện tự mình dùng dao lam cắt gần như toàn bộ tai trái để rồi phải nhập viện trong nguy kịch. Nhưng bi kịch đỉnh điểm của người nghệ sĩ ấy chính là tự kết liễu cuộc đời mình mà không hề biết sự đớn đau tột cùng đang hành hạ thân xác. Giữa một cánh đồng hoa hướng dương bất tận, tay cầm một khẩu súng ngắn và ông đã tự bắn vào bụng mình, để rồi bị nhiễm trùng mà chết.

Mãi đến 125 năm sau, kỷ niệm ngày sinh Van Gogh, những tác phẩm của ông lẫn tư tưởng cấp tiến trong mỹ thuật mới được truy lùng, tìm hiểu và đấu giá. Đã biết bao nhiêu nghiên cứu và cuốn sách ra đời để viết về cuộc đời và tài năng của ông, thế nhưng một sự thật đau đớn tất cả chúng ta biết rằng, ông đã chết ở cái tuổi mà tài năng đang ở độ chín rộ và trong cái đau đớn tột cùng về cả thể xác và tinh thần. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin thú vị xoay quanh cuộc đời và sự nghiệp của danh họa Van Gogh. Hi vọng rằng những thông tin trên thực sự hữu ích với tất cả các bạn. 

Nhạc sĩ Beethoven

Bên cạnh những thông tin về danh họa Van Gogh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về nhạc sĩ thiên tài Beethoven trong bài viết dưới đây nhé.

Nhạc sĩ Beethoven

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Rate this post