Từ điển tiếng địa phương tiếng quảng nam Đà nẵng “Quảng nôm”

3.5

/

5

(

12

bình chọn

)

Quảng nam là một tỉnh thành miền trung của Việt Nam, nếu bạn đã từng ghé qua dải đất miền trung này hoặc đã từng tiếp xúc với người dân Quảng nam thì chắc hẳn bạn sẽ rất ấn tượng với các từ địa phương mà người dân nơi đây vẫn hay sử dụng

Từ địa phương Quảng nôm hẳn rất đặc trưng và khó nhầm lẫn với các vùng miền khác bởi cách luyến láy hoàn toàn khác biệt. Một số thay đổi trong âm, vần của các âm tiết đặc trưng như:

 am ⇔ ôm (Tham làm => Thôm lôm; đi làm => đi lồm;…)

từ điện địa phương quảng nam

Hãy cùng chúng Kiến thức 24h điểm qua một số từ địa phương quảng nam ngay nhé!

Tiếng địa phương Quảng nam theo vần A, B, C

Ăn côm … Ăn cơm (VD: mời anh vào ăn côm … mời anh vào ăn cơm)

Boạn bay … Bạn (bọn) bây, bọn mày, chúng mày; “Giọng Quảng nam học được cũng líu hết cả lưỡi đúng không các bạn 🙂 )

Bèn … Bằng (VD: Ăn cơm bèn thìa … ăn cơm bằng thìa)

Bảy Đáp … Đồ tể.

Bồ Hốc … Tham ăn. (VD: Cái đồ Bồ hốc … Cái đồ tham ăn, ăn một mình)

Bãi đi … Bỏ đi.(VD: Khó quá thì bãi đi … khó quá thì bỏ qua)

Chảy máy … Chảy máu (đây là tiếng địa phương quảng nam đặc thù của người Quảng nam, đặc biệt là người dân vùng biển Châu Thuận, châu Me, Châu Bình)

Cái mủng ang, cái mủng ảng … Giống như cái rổ nhưng đan kín, có thể dùng để đo lường thể tích hoặc khối lượng nông sản như muối hoặc lúa thóc

Cái bót … Cái bàn chải đánh răng, bàn chải giặt đồ

Cái quạu, cái cạu … Cái rổ nhỏ (cái rá tùy từng tiếng địa phương)

Cái thụi … Cái túi áo 🙂 học tiếng miền trung thú vị không các bạn!!

 Cái bị … cái bịch, cái túi đựng đồ

Chu Choa … ôi trời, trời ơi (tỏ sự ngạc nhiên khi nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy cái gì đó hơi khác thường)

Cái Trạc ….  Giống nừng nhưng có lỗ to hơn.

Cái dừng, cái dừn … Cái giần dùng để sang gạo thóc thời chưa có máy móc

Cái sảo, cái rổ sàng … Cái rổ đan bằng tre để sàng, sảo các loại nông sản, các loại củ quả

 Cái nong, cái nống … Đan kín bằng tre dùng để đựng lúa, thóc

Cái thọa … cái hộc bàn

Chửng chàng … Nghĩa là từ từ (VD: Chửng chàng mà ăn nhé … Ăn từ từ nhé)

Cái đòn … Cái ghế ngồi làm bằng gỗ ngày xưa hay dùng

Cành nanh … Ganh tỵ, nạnh tỵ (VD: Cái đồ cành nanh … Cái đồ ganh tỵ, nạnh tỵ người khác

Cái tộ … cái tô (VD: Lấy cái tộ đựng canh … lấy cái bát tô đựng canh)

 Cá gáy … cá chép lớn; 

Cá diết  … cá diếc theo tiếng gọi của người miền bắc (nó giống cá gáy nhưng bé hơn, thân hình màu trắng)

Cà xịch cà lụi … Đi đứng không vững, đi lại loạng choạng.

Cái sanh … Cái chảo dùng để nướng đồ ăn

Cái cộ … Cái xe rùa (dùng để chở vật liệu,…)

Cái ảng … cái chậu được đúc bằng xi măng, thường dùng để trồng cây cảnh

Cái ghè, cái sập …. giống như cái bồ để bảo quản nông sản, chủ yếu là lúa và được đúng bằng bê tông thường cao khoảng 1 mét; 1,2 mét

Cái gáo … được làm bằng quả dừa cắt đôi ra, dùng để múc nước các cụ ngày xưa vẫn hay dùng

Cái O … chính là cái Nọng con heo.

Cái bồ … đây là dụng cụ dùng để đựng lúa (thường được đan bằng tre)

Từ điển tiếng Quảng nam theo vần D, E, F

Đi lồm … đi làm (VD: Sáng mai mấy giờ đi lồm … Sáng ngày mai mấy giờ đi làm)

Dọa thưa … Dạ thưa (VD: Dọa thưa con đi làm về … Dạ thưa con đi làm về)

Dẫy nê … Vậy hả 🙂 học tiếng quảng không khó lắm đúng không bạn!!

Dô … Vô (VD: mời dô  …. mời vào) 🙂 đây là đặc trưng tiếng địa phương Đà nẵng nhé các bạn!!

Dào … Vào (Dô và vào trong trường hợp này nghĩa giống nhau nhé các bạn)

Dề … Về (VD: Anh dề đi tôi có người khác rồi … Anh về đi tôi có người khác rồi)

Đã hễ … Đã nha (VD: Được ăn một bữa Đã hễ … Được ăn một bữa đã nha)

Đứng dẹo … Đứng tựa vào 1 vật thể nào đó

Dái … vái lạy. 

Đánh đòn xa … động tác đi lại 2 tay đánh so le liền khúc đấy các bạn

Đầu dầu … Đi đầu trần không mũ nón đội trên đầu

Đường dầu … Chính là những con đường đã được đổ nhựa đường

 Đi bung, đi đùng … giống như kiểu đi đập phổng ngô, phổng gạo, khoai lang sắt khô của những đứa trẻ ở vùng nông thôn, thực tế các các vùng miền khác cũng khá nhiều

Dồi … Ném. (VD: Dồi cho mình quả ổi …. ném cho mình quả ổi)

Ề … Ừ 🙂 Nếu có dịp về với Quảng nam thì hãy thưởng thức món đặc sản ngôn ngữ này nhé!!

Tiếng địa phương Quảng nam theo vần G, H, I

Giê lúa … đây là hành động giơ rổ lúa lên cao rồi thả trước gió để tách hạt lúa dẹp với hạt lúa chắc ra 2 bên

Giấy manh … Giấy kẻ ngang 

Ghế … Trộn chung hay độn chung lại với nhau.

Gàu dai … hay còn gọi là cái gàu dùng để tát nước, ở các vùng nông thôn trồng lúa hoặc trồng rau hay dùng để tát nước vào ruộng

Hủ bùng binh … Con heo đất dùng để tiết kiệm tiền

Tiếng địa phương Quảng nam theo vần K, L, M, N

Léng … Lắng (VD: để yên cho dầu nó léng xuống dưới => để yên cho dầu nó lắng xuống dưới)

Lủ khủ … Rất nhiều

Láu táu … Nghịch ngợm (VD: lớn rồi mà láu táu => lớn rồi mà còn nghịch ngợm)

Lin … dầu nhớt; (dầu nhớt xe máy, oto)

Nê là … Hay là (VD: Nê là cho mình 1 nữa => Hay là cho mình 1 nữa)

Nê sao … Hay sao (VD: Định ăn 1 mình nê sao => Định ăn 1 mình hay sao)

Nề … nè, này (VD: tôi bảo nề => Tôi bảo này)

Noái … Nói 

Nừng : dùng để luồn dây để gánh lúa, nông sản hai bên

Kén reng … Cắn răng (VD: Cố kén reng mà chịu đựng nhé => Cố cắn răng mà chịu đựng nhé)

Tiếng địa phương Quảng nam theo vần O, P, Q

Ở trỏng … Ở trong

Ở ngoải … Ở ngoài

Óc nóc … No quá

Phẻ … khỏe (VD: Dạo này Phẻ không => Dạo này khỏe không?)

Quâ quâ … Khó bảo, lì lợm, nói không chịu nghe

Úm … Quấn nhau, giữ kín

Tiếng địa phương Quảng nam theo vần T, R, X, S

Tiếp tục tiếng quảng nôm với các vần còn lại nhé bạn!

Tộm biệt … Tạm biệt;

Tồm tộm … Tàm tạm;

Túm … Bịch hay túi bằng ni lông.

Trùi … Trượt xuống (dùng để chỉ hành động của động vật).

 Trời wơi … trời ơi

Trụi lủi … hết sạch, Không còn gì (VD: Ăn trủi lụi không để miếng nào => Ăn hết sạch không để lại miếng nào)

Tính rợ …  Tính nhẩm

Xe độp … Xe đạp (Nếu các bạn hỏi tỉnh nào ở Việt Nam không có xe đạp thì là tỉnh Quảng nam nhé. Ở Quảng nôm không có xe đạp mà chỉ có xe độp)

Số tốm … số Tám

Sảy, sàng … Động tác sàng lúa, sảy gạo.

Sõi hông … Thành thạo không, có biết không (VD: Công việc sõi hông => Công việc có thành thạo không)

Xin chồ … Xin chào

Xung xây … Bị đau đầu, chóng mặt (VD: Tự nhiên thấy xung xây => Tự nhiên thấy đau đầu, chóng mặt)

Tìm hiểu thêm một số thuật ngữ khác

Rứa là gì?

Mô tê răng rứa là gì? đây là câu hỏi được rất nhiều người hỏi đặc biệt là các bạn ở phía bắc hoặc phía nam, bởi răng mô chi rứa là các dùng từ địa phương cách nói tiếng miền trung rất hay dùng, và dùng 1 cách rất phổ biến. Thực chất nghĩa của các từ này rất đơn giản:

  • Mô: chính là “đâu” nó thuộc về phương ngữ. Một số ví dụ về từ địa phương “mô”. 

– Đi mô về? = Đi đâu về?

– Đi làm việc ở mô? = đi làm việc ở đâu?

–  Đi chợ mua đồ ăn ở mô? = đi chơ mua đồ ăn ở đâu?

  • Tê: Chính là “kia”. Một số ví dụ về “Tê”

– Đứa con gái tê xinh gái quá = Đứa con gái kia xinh gái quá

– Lấy đồ ăn ở tê= Lấy đồ ăn ở kia

  • Răng là sao? Răng chính là “sao” đấy các bạn ạ. Một số ví dụ nhé:

– Răng hôm nay không đi học = Sao hôm nay không đi học

– Răng không nói gì = Sao không nói gì?

– Tại răng lại đến muộn? = Tại sao lại đến muộn?

  • Rứa là gì? Rứa chính là “đó, thế” thôi các bạn ạ. Một số ví dụ nhé:

– Làm chi rứa? = Làm gì thế? (làm gì đó)

– Tiếng quảng nam vui như rứa đó = Tiếng Quảng nam vui như thế đó

– Bài toán này làm kiểu chi rứa = Bài toán này làm kiểu gì đó?

Rate this post