Tự điển – hoá lạc thiên
Từ điển Phật học được sắp xếp theo thứ tự từ A đến Z
Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa hoá lạc thiên. Ý nghĩa của từ hoá lạc thiên theo Tự điển Phật học như sau:
hoá lạc thiên có nghĩa là:
(化樂天) Phạm: Nirmàịarati-deva. Dịch âm: Ni ma la thiên, Duy na la nê thiên. Cũng gọi Hóa tự tại thiên, Hóa tự lạc thiên, Bất kiêu lạc thiên, Lạc vô mạn thiên, Vô cống cao thiên, Lạc biến hóa thiên. Tầng trời thứ 5 trong 6 tầng trời cõi Dục, tức là tầng trời ở dưới cõi trời Tha hóa tự tại và ở trên cõi trời Đâu suất. Vì người cõi trời này tự biến hóa ra 5 trần cảnh để vui chơi, cho nên gọi là Hóa tự lạc. Một ngày một đêm ở cõi trời này bằng 800 năm ở cõi người, chư Thiên ở cõi này sống lâu 8.000 tuổi, thân cao 8 do tuần, thường phát ra ánh sáng. Nam nữ nhìn nhau hoặc cười với nhau liền thụ thai. Đứa con sinh ra từ đầu gối của người nam hoặc người nữ; trẻ sơ sinh đã to bằng đứa bé 12 tuổi ở cõi người. Cõi trời này cùng với các cõi Dạ ma, Đâu suất, Tha hóa tự tại đều có 3 việc thù thắng hơn cõi Diêm phù đề là: sống lâu, xinh đẹp và vui thú. [X. kinh Trường a hàm Q.20; kinh Khởi thế Q.7; luận Đại trí độ Q.9; luận Câu xá Q.11].
Trên đây là ý nghĩa của từ hoá lạc thiên trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.
Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online: