Truyền kỳ về Lý Sư Sư – đệ nhất kỹ nữ nổi tiếng trong Thủy Hử khiến Hoàng đế bỏ cả giang sơn

Truyền kỳ về Lý Sư Sư – đệ nhất kỹ nữ nổi tiếng trong Thủy Hử khiến Hoàng đế bỏ cả giang sơn

Vốn là người được Hoàng đế Tống Huy Tông vô cùng sủng ái, hà cớ gì Lý Sư Sư chỉ can tâm tình nguyện yêu thương và chờ đợi một người lang bạt giang hồ như Yến Thanh? Câu trả lời chỉ có người trong cuộc mới thực sự hiểu rõ mà thôi.

Một đóa mẫu đơn nở rộ giữa chốn hồng trần

Lý Sư Sư theo lời truyền miệng là con gái của một người thợ nhuộm tên là Vương Dần, ở Biện Kinh, Hà Nam, Trung Quốc. Mẹ nàng qua đời ngay từ khi mới sinh, vì thế, phụ thân nàng chỉ có thể dùng sữa đậu nành để nuôi cô lớn.

Khi Lý Sư Sư 4 tuổi, Vương Dần phạm tội, bị bắt rồi chết trong nhà lao. Một bà chủ kỹ viện trong vùng thấy cô gái nhỏ xinh xắn, tương lai có thể trở thành một món hàng béo bở để kinh doanh vì vậy đã nhận cô bé mồ côi về nuôi.

Bà chủ kỹ viện này họ Lý vì vậy, Sư Sư mới mang họ Lý. Để đào tạo Lý Sư Sư trở thành một kỹ nữ theo đúng các chuẩn mực, tú bà họ Lý đã mời thầy tới dạy Sư Sư từ đàn hát cho tới cầm, kỳ, thi, họa. Vốn là một đứa trẻ thông minh, Lý Sư Sư chỉ cần học một lần là thành thạo ngay. 


Lý Sư Sư lớn lên tài sắc vẹn toàn, đứng đầu các kỹ nữ trong chốn kinh thành.
Lý Sư Sư lớn lên tài sắc vẹn toàn, đứng đầu các kỹ nữ trong chốn kinh thành.

Trong thời gian nổi tiếng, Lý Sư Sư còn được gọi bằng một kỹ danh cực kỳ hoa mỹ là “Bạch Mẫu Đơn” (hoa mẫu đơn có màu trắng). Sự nổi tiếng của Lý Sư Sư chưa dừng lại ở chốn phong lưu, nó còn đẩy cô đến với một mối tình lãng mạn và cũng đầy bi kịch với vị Hoàng đế đa tình của triều Tống: Tống Huy Tông Triệu Cát.

Mối tình với một vị Hoàng đế mang tư chất nghệ sĩ

Người ta thường nói Tống Huy Tông là một nghệ sĩ bị đặt nhầm vào ngai vàng Hoàng đế Trung Nguyên. Từ cầm, kỳ, thi, họa, cho tới đá cầu, ca vũ… không có “món” nào Tống Huy Tông không biết và không nhuần nhuyễn. 

Vị Hoàng đế lạ kỳ này có niềm đam mê tuyệt đối với cái đẹp và phụ nữ cũng là một trong những món đắt giá mà bậc quân vương luôn thèm thuồng. Tính đến khi trưởng thành, những phi tần trong hậu cung của Triệu Cát nhiều không đếm xuể. Ngoại trừ hoàng hậu, cửu tần, 27 thê phụ, 81 ngự thiếp, còn có hàng ngàn mỹ nhân xinh đẹp được nuôi trong cung cấm chờ hoàng thượng “sủng hạnh” mỗi ngày. 


Mối tình của vị vua này và nàng kỹ nữ rất nổi tiếng trong dân gian.
Mối tình của vị vua này và nàng kỹ nữ rất nổi tiếng trong dân gian.

Từ lâu đã nghe tiếng Lý Sư Sư tài sắc song toàn, các công tử quý tộc trong chốn kinh thành không ai không biết tiếng, Huy Tông trong lòng cũng “đứng ngồi không yên”, mong sớm có ngày được tận mắt chiêm ngưỡng người đẹp trong tranh. 

>> Xem ngay: Những ông vua dâm loạn nhất lịch sử Trung Quốc

Lần đầu gặp gỡ mỹ nhân, Sư Sư diện bộ trang phục giản dị, không trang điểm cầu kỳ phấn son, nhưng nàng xinh tươi như đóa hoa sen vừa cất mình khỏi mặt nước, thần thái lạnh lùng, kiêu sa khiến vị Hoàng đế ngẩn ngơ. Sư Sư khi ấy chỉ mặc một tấm áo bằng lụa trắng mỏng, nhẹ nhàng lướt năm đầu ngón tay dạo khúc “Bình sa lạc nhạn”.  


Lý Sư Sư đẹp đến mức mê người.
Lý Sư Sư đẹp đến mức mê người.

Huy Tông vừa thưởng thức tiếng đàn vừa ngắm Sư Sư dưới ánh nến, chỉ thấy đôi mày của cô tựa dãy núi xa xa, đôi mắt long lanh tựa mặt nước mùa thu, kiêu sa mà quyến rũ, xinh đẹp mà quý phái, tiếng đàn thì thánh thót dịu êm thoáng pha chút buồn man mác. Mỹ cảnh đến rồi chợt đi, khi định thần lại được thì cũng là lúc gà gáy sáng, vị Hoàng đế đành trở về “tay không”.

Thời gian như thôi đưa, khi đấng quân vương đã có được mỹ nhân trong tay, có lần, sau khi ân ái, Tống Huy Tông ôm Lý Sư Sư trong lòng nói: 

Nếu như nàng không phải là kỹ nữ thì tốt biết bao! Trẫm nhất định sẽ đưa nàng vào cung để nàng ngày ngày ở bên cạnh trẫm, bầu bạn với trẫm mỗi sớm hôm. 

Lý Sư Sư siết chặt Huy Tông thủ thỉ như lời ru:

 Nếu như bệ hạ không phải Hoàng đế thì hay biết bao nhiêu! Như thế, thiếp có thể cùng bệ hạ vĩnh viễn ở bên nhau, một khắc cũng không chia lìa. 


Nàng kỹ nữ chiếm trọn tình quân vương.
Nàng kỹ nữ chiếm trọn tình quân vương.

Để biểu thị tình yêu của mình, Tống Huy Tông còn tặng cho Lý Sư Sư vô số vàng bạc, châu báu. Sau đó, âm thầm phong cho Lý Sư Sư làm Quý phi nhưng không đưa vào cung mà vẫn để sống ở lầu xanh. Không dừng lại ở đó, để thuận cho việc gặp gỡ người đẹp, Huy Tông sai người đào một đường hầm từ nội cung đến lầu xanh của Lý Sư Sư rồi ngụy trang bằng các căn phòng nối tiếp nhau để “tiện đường đi lại” mỗi sớm hôm. 

Lý Sư Sư – nàng hồng nhan không có được trái tim của trai anh hùng

Lúc Tống Giang (anh hùng của Lương Sơn Bạc) và nhiều người khác đến  kinh thành vào dịp trung thu để mong chiêu an. Vừa đến kinh thành, nghe được tiếng tăm của Lý Sư Sư, Tống Giang cùng Yến Thanh (huynh đệ trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc) liền tìm cách gặp gỡ danh phi không chính thống của Hoàng đế.

Lần đầu gặp gỡ Yến Thanh, Lý Sư Sư đã biết chàng không phải là người tầm thường. Không chỉ sở hữu ngoại hình cao lớn khoảng 6-7 thước (1,8m – 2m). Khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú, môi đỏ, mày rậm, giỏi võ thuật. Đặc biệt, Yến Thanh còn có tài thổi tiêu, đàn hát. Thân thủ như yến liệng, chính vì thế dân thành Bắc Kinh đều gọi chàng là Lãng tử Yến Thanh.

Yến Thanh khôn khéo dùng tiếng sáo để gửi gắm tâm tư của mình đến Lý Sư Sư, khiến nàng kỹ nữ chốn lầu xanh, am hiểu sự đời nay hóa thành cô bé mộng mơ, thương thầm một đấng nam nhi anh tuấn, tiêu sái. 


Lý Sư Sư và Yến Thanh trong phim Tân Thủy Hử. 
Lý Sư Sư và Yến Thanh trong phim Tân Thủy Hử. 

Lý Sư Sư là người rất thông minh, biết bản thân là kỹ nữ, tuy có nhiều người theo đuổi mê say, ngay cả Hoàng thượng cũng vô cùng đắm đuối, nhưng điều đó vẫn không thể thay đổi được vận mệnh cho nàng. Nếu một lòng trung thành với Tống Huy Tông, ắt sẽ có ngày nàng bị lạnh nhạt như bao phi tần chốn hậu cung khác.

Điều nàng cần là muốn tìm một tri kỷ, bên nhau trọn đời. Bản thân nàng được Hoàng đế sủng ái nên sự giàu sang phú quý không có ý nghĩa gì. Vì thế, khi gặp được Yến Thanh, Lý Sư Sư như gặp được người tâm đầu ý hợp có thể thành tri kỷ. 

>> Xem thêm:
– Kết cục đáng thương của Kế Hoàng Hậu ngoài đời thực
– Truyền kỳ về cuộc đời của Tiêu Hoàng hậu

Truyền kỳ về Lý Sư Sư - đệ nhất kỹ nữ nổi tiếng trong Thủy Hử khiến Hoàng đế bỏ cả giang sơn

Thế nhưng, mộng chưa thành đã chóng tan, sóng gió nổi lên, vật đổi sao dời, vận mệnh của cô kỹ nữ họ lừng danh một thời cũng đột ngột thay đổi theo cuộc chiến tranh giữa Tống và Kim. Những ghi chép về số phận của Lý Sư Sư sau khi nhà Tống bị quân Kim tiêu diệt khá bất nhất. Có người nói nàng xuất gia làm ni, cũng có người bảo nàng “cao chạy xa bay” với Yến Thanh, cũng có kẻ cho rằng nàng thà “chết vinh còn hơn sống nhục” – tự sát để không biến mình thành nô lệ cho quân Kim,…

Kết cục nào cho một Lý Sư Sư tài sắc song toàn?Kết cục nào cho một Lý Sư Sư tài sắc song toàn?

Có một điều chắc chắn rằng, kể từ khi nhà Kim đem quân xuống phía Nam, cuộc đời huy hoàng và nhung lụa của danh kỹ Lý Sư Sư đã chấm dứt. Dẫu là số phận của Lý Sư Sư kết thúc theo cách nào thì rốt cuộc cũng không nằm ngoài hai chữ bi kịch. Nàng yêu ai? Muốn gì? Thật sự đang khát khao hạnh phúc đời thường hay lãng du với vị quân vương? Không ai biết chắc câu trả lời, chỉ tiếc thay cho đấng hồng nhan lại bạc phận giữa biển người, nhuốm bụi giữa hồng trần lắm tai ương.

Rate this post