Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí – 10 điều ĐCSTQ không muốn bạn biết
Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí – 10 điều ĐCSTQ không muốn bạn biết
Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí – người sáng lập Pháp Luân Công (hay Pháp Luân Đại Pháp) đã được nhiều người biết đến. Trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, Đại sư Lý Hồng Chí được xếp thứ 12; là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời. Năm 2009, Đại sư Lý vinh dự nhận giải thưởng “Nhà lãnh tụ tinh thần kiệt xuất”. Ông đã có bốn lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình.
Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí đã được nhiều người biết đến.
Đại sư Lý Hồng Chí là ai? Ông sinh ngày 13/5/1951 (tức ngày mùng 8 tháng Tư Âm lịch); trong một gia đình trí thức bình dân; tại thị xã Công Chủ Lĩnh, TP. Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.
1. Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí đắc đạo, sớm tu luyện
Trong cuốn “Chuyển Pháp Luân” được xuất bản lần đầu năm 1994, có một đoạn tư liệu tiểu sử về nhà sáng lập Pháp Luân Công – ông Lý Hồng Chí – do Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công lúc bấy giờ biên soạn. Tư liệu viết rằng Đại sư Lý Hồng Chí đã bắt đầu tu luyện từ rất sớm.
Những sư phụ của Ông nói rằng họ đã theo Ông ngay từ khi Ông còn trong bụng mẹ. Chỉ đến khi lên bốn tuổi, Ông mới nhận ra là mình đang được các vị sư phụ quản.
Dựa theo “Tiểu sử Ông Lý Hồng Chí – nhà sáng lập Pháp Luân Công” do Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công biên soạn, Sư phụ thứ nhất của Ông là Pháp sư Toàn Giác; là truyền nhân đời thứ mười của một môn đại pháp đơn truyền bên Phật gia.
Ngay từ lúc mới lên mấy tuổi, Đại sư Lý đã được Sư phụ bắt đầu dạy tu tâm luyện tính nhưng không dạy các động tác ngoại hình. Giống như nhiều công pháp bí truyền khác khi dạy đồ đệ của mình, Pháp sư Toàn Giác cũng không để người bình thường gặp. Do đó, Đại sư Lý Hồng Chí tu luyện trong nhiều năm nhưng những người xung quanh không hề biết Ông là người tu luyện.
Khi tám tuổi
Năm lên tám tuổi, Đại sư Lý thấy trong mắt mình như có thêm thứ gì đó. Dần dần, Ông có thể nhìn thấy rõ ràng ba chữ: “Chân – Thiện – Nhẫn”. Trong khi những người khác nhìn không thấy thì Ông có thể thấy bất cứ lúc nào.
Sư phụ của Ông bảo rằng “Chân” chính là làm việc chân; nói lời chân; không nói dối; không lừa dối; làm sai thì không che đậy; tương lai sẽ đạt được “phản bổn quy chân”. “Thiện” chính là có tâm từ bi; cảm thông và trợ giúp kẻ yếu; không bắt nạt người khác; lấy việc giúp người làm vui; làm nhiều việc tốt. “Nhẫn” chính là trong khó khăn hay chịu khuất nhục thì vẫn giữ được tâm thái khoan dung, vững vàng; không oán hận, không nhớ báo thù; có thể chịu được cái khổ trong khổ; có thể nhẫn được những việc mà người bình thường khó có thể nhẫn nổi.
Luyện xuất được đại thần thông
Từ khi tám tuổi, Đại sư Lý Hồng Chí đã có được đại thần thông. Khi chơi trốn tìm với các bạn, Ông chỉ cần nghĩ “người khác không thể nhìn thấy tôi” thì người khác sẽ không thể phát hiện ra Ông; ngay cả khi chiếu đèn pin trúng vào mặt Ông thì cũng không nhìn thấy được…
Trong bốn năm học tiểu học, có một lần Ông để quên cặp sách ở trường mà cổng trường đã khoá rồi. Ông mới nghĩ muốn vào bên trong thì thấy đã lọt vào trường rồi; nghĩ thêm nữa, thì thấy đã lấy cặp sách và ra khỏi trường. Khả năng “xuyên tường” này khiến Ông rất ngạc nhiên.
Năm lên 12 tuổi, Pháp sư Toàn Giác nói với Ông rằng sẽ có những vị sư phụ khác đến; và truyền thụ cho Ông những tinh hoa trong môn của họ.
Ngay từ thuở thiếu thời, Đại sư Lý Hồng Chí đã luyện được công phu đạt đến cảnh giới thượng thừa của thế gian pháp.
Ngày 27/5/1996, Đại sư Lý Hồng Chí viết trong bài “Cảnh tỉnh” rằng: “Thực ra, những điều mà những sư phụ của tôi tại thế gian hôm nay truyền cho tôi, cũng là những gì ở những đời trước tôi đã hữu ý để họ đắc được, đợi khi duyên phận đến, an bài họ quay trở lại truyền cho tôi, từ đó khải ngộ toàn bộ Pháp của tôi”.
2. Đại sư Lý Hồng Chí truyền Pháp Luân Công ra công chúng
Năm 1991, Đại sư Lý Hồng Chí chuẩn bị truyền xuất Pháp Luân Công ra xã hội. Nhưng thực ra trước đó, từ năm 1984, Ông đã bắt đầu đưa Pháp Luân Công – pháp môn vốn được đơn truyền qua các đời – truyền cho một số đồ đệ được chọn để tu luyện bí mật; đồng thời Ông cũng chỉnh sửa để phù hợp hơn với con người hiện đại trong cuộc sống bận rộn ngày nay.
Đến năm 1989, khi công pháp đã thành hình, để bảo đảm không còn gì sơ suất, Đại sư đã nhận một số đồ đệ trong phạm vi nhỏ.
Sau hai năm, các đồ đệ này của Ông đều đạt đến tầng thứ rất cao. Ví dụ: nếu như ở trong các công pháp khác, muốn đạt đến trạng thái “tam hoa tụ đỉnh” thì phải cần đến mười mấy năm hoặc mấy chục năm; nhưng những đồ đệ của Ông chỉ cần hai năm là đã đạt được đến trình độ ấy.
Trước khi lớp học Pháp Luân Công đầu tiên được mở, Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc lúc bấy giờ dựa trên cơ sở khảo sát cẩn thận đã hoàn toàn khẳng định công lý và công pháp của Pháp Luân Công; tiếp nhận Pháp Luân Công vào trong các công phái trực thuộc.
3. Pháp Luân Công mở rộng tại Trung Quốc
Rất nhiều người đã thu được lợi ích từ sức khỏe thể chất đến tinh thần; từ gia đình đến công việc và các mối quan hệ khác khi học Pháp Luân Công. Hiệp hội Khí công các địa phương tại Trung Quốc thời bấy giờ đã mời Đại sư Lý Hồng Chí đến mở các khóa giảng Pháp và truyền công tại địa phương mình.
3.1. 56 lớp học Pháp Luân Công được mở ra tại Trung Quốc
Ngày 13/5/1992, Đại sư Lý mở lớp Pháp Luân Công đầu tiên tại trường Trung học số 5 TP. Trường Xuân; có 180 người theo học.
Trong vòng hơn hai năm, từ ngày 13/5/1992 đến 30/12/1994, đã có 56 lớp học Pháp Luân Công được mở ra tại Trung Quốc; với hơn 60.000 người theo học. Tên chính thức của lớp học là “Lớp truyền Pháp và hướng dẫn học Pháp Luân Công”.
Tổng cộng, trong khoảng thời gian đó, Đại sư Lý Hồng Chí đã đích thân giảng dạy Pháp Luân Công tại 23 tỉnh, thành phố của Trung Quốc; gồm: Trường Xuân; Bắc Kinh; Sơn Đông; Thái Nguyên; Vũ Hán; Quảng Châu; Trùng Khánh; Thiên Tân; Thành Đô; Cáp Nhĩ Tân… Thượng Hải (thành phố hiện đại và lớn nhất Trung Quốc) không có lớp nào.
3.2. Xuất bản sách và băng hình hướng dẫn tập Pháp Luân Công
Tháng 4/1993, cuốn sách “Pháp Luân Công Trung Quốc” của Đại sư Lý Hồng Chí được Nhà xuất bản Hữu nghị và Văn hoá Quân đội xuất bản và phát hành.
Tháng 9/1994, băng hình hướng dẫn tập công do Đại sư Lý Hồng Chí đích thân làm mẫu được Trung tâm Nghệ thuật Điện ảnh Bắc Kinh phát hành.
Được trải nghiệm những thay đổi to lớn về thân thể và tinh thần, hơn 60.000 người theo học các lớp học thuở đầu đã giới thiệu Pháp Luân Công đến bạn bè; người thân; rồi lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng, xã hội. Pháp Luân Công nhanh chóng được người dân khắp nơi ở Trung Quốc thực hành.
Mùa xuân năm 1996, sách “Chuyển Pháp Luân” của Sư phụ Lý Hồng Chí – cuốn sách chính của Pháp Luân Công – đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất (best-seller) tại Trung Quốc.
3.3. Truyền thông Trung Quốc khen ngợi Pháp Luân Công
Trong vòng 7 năm (từ tháng 5/1992 đến tháng 7/1999), Bộ Công an Trung Quốc đã thực hiện một cuộc điều tra nội bộ. Theo số liệu từ cuộc điều tra này, đã có khoảng 70 – 100 triệu người dân Trung Quốc học Pháp Luân Công.
Các kênh truyền thông bao gồm: Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV); đài phát thanh; các tờ báo lớn nhỏ… đều dành những lời khen ngợi cho Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công.
Đánh giá của Tổng cục Thể thao Trung Quốc về Pháp Luân Công
Vào lúc 22h ngày 15/5/1998, chương trình “Tin tức buổi tối” của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã đưa tin về chuyến thăm TP. Trường Xuân của ông Ngũ Thiệu Tổ – Giám đốc Tổng cục Thể thao Nhà nước – và cuộc gặp gỡ với những người học Pháp Luân Công tại đây.
Từ ngày 18 đến 20/10/1998, có ba người thuộc Tổng cục Thể thao Trung Quốc đã tới Trường Xuân để điều tra về Pháp Luân Công.
Sau khi điều tra, đội trưởng Khâu Ngọc Tài kết luận: “Qua điều tra, chúng tôi thấy có hơn 10.000 người đang tập Pháp Luân Công ở Trường Xuân; trong đó có các giáo sư đại học và các quan chức cấp cao. Từ các công nhân cho tới những người trí thức; tất cả mọi người đều có vẻ đã được hưởng nhiều lợi ích từ môn tập này. Chúng tôi cho rằng Pháp Luân Công thật sự hiệu quả trong việc đề cao sức khỏe; ổn định xã hội; và giúp tăng cường đạo đức. Chúng ta nên nhận thức đầy đủ các tác dụng của Pháp Luân Công.”
Ngày 24/11/1998, Đài Truyền hình Thượng Hải đã phát sóng bản tin giới thiệu về sự phổ biến của Pháp Luân Công. Bản tin này cho biết Pháp Luân Công đã được phổ biến ở cả Trung Quốc; châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc với hơn 100 triệu người theo tập.
4. Pháp Luân Công được Đại sư Lý Hồng Chí truyền ra thế giới
Nhận lời mời của Đại sứ quán Trung Quốc ở Pháp, ngày 13/3/1995, Đại sư Lý Hồng Chí đã cử hành một hội báo cáo giảng Pháp tại Sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Paris; cùng với lớp học Pháp Luân Công đầu tiên ở hải ngoại; đánh dấu Pháp Luân Công chính thức bắt đầu được truyền ra nước ngoài.
Một tháng sau đó, từ ngày 14/4 đến ngày 20/4/1995, Đại sư Lý Hồng Chí đã đến Gothenburg (Thuỵ Điển) tổ chức lớp học Pháp Luân Công thứ hai ở hải ngoại. Đây là lần cuối cùng Đại sư Lý thực hiện khóa học Pháp Luân Đại Pháp dài ngày; vừa giảng Pháp vừa truyền công.
Kể từ đó, Đại sư chỉ giảng Pháp, không truyền dạy các bộ công pháp nữa. Người học muốn học các bài công pháp thì học theo băng thu hình; sách; hoặc học ở các điểm luyện công.
Trong các năm từ 1995 đến 1999, Đại sư Lý Hồng Chí đã có những buổi giảng Pháp tại: Hoa Kỳ; New Zealand; Úc, Canada; Thuỵ Sĩ; Đức; và Singapore.
Ngay từ khi bắt đầu được truyền ra, Pháp Luân Công luôn nhấn mạnh rằng việc tu luyện là hoàn toàn tự nguyện; không có cơ cấu tổ chức; không lập danh sách, không bắt buộc ai phải theo. Ai đến học hoặc rời đi đều tự do lựa chọn. Mỗi điểm luyện công đều do những người tập tự duy trì; không có lợi nhuận hay thu nhập gì.
5. Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí: 10 điều ĐCSTQ không muốn bạn biết
Ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân – Tổng bí thư ĐCSTQ lúc bấy giờ – đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công bất chấp sự phản đối của các Uỷ viên thường trực khác trong Bộ Chính trị. Để có lý do tiến hành cuộc đàn áp, ĐCSTQ đã đặt ra nhiều “tội danh” cho Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công.
Bất chấp việc bị ĐCSTQ đưa vào “danh sách đen”, tên tuổi của Đại sư Lý Hồng Chí đã vượt qua biên giới của Trung Quốc; và được thế giới tôn vinh với rất nhiều giải thưởng danh giá.
5.1. Vị “Khí công sư lỗi lạc” của Trung Quốc và “Nhân tài kiệt xuất” thế giới
Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí tại Trung Quốc
Năm 1993, với sự chấp thuận của Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công Trung Quốc được thành lập. Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc đã viết thư cảm ơn Đại sư Lý.
Ngày 21/9/1993, tờ “Công an Nhân dân Nhật báo” do Bộ Công an Trung Quốc xuất bản đăng tải bài viết có tiêu đề: “Pháp Luân Công trị bệnh miễn phí cho các cán bộ tiêu biểu của Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu người gặp nguy hiểm”. Bài báo viết, tất cả các cán bộ tiêu biểu (đều do Bộ Công an Trung Quốc bình chọn), “đã thấy khoẻ lên rất nhiều khi được Đại sư Lý Hồng Chí chữa bệnh”.
Tháng 12/1993, Đại sư Lý nhận được bằng khen của Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu người gặp nguy hiểm”.
Đại sư được mời đến giảng Pháp tại hội trường của Đại học Công an Nhân dân Bắc Kinh.
Vinh danh tại Hội chợ Sức khoẻ Đông Phương
Trong hai lần tham gia Hội chợ Sức khỏe Đông Phương tại Trung Quốc năm 1992 và 1993, Pháp Luân Đại Pháp đều nổi bật nhất và nhận được nhiều giải thưởng.
Tại lần hội năm 1992, Pháp Luân Đại Pháp được vinh dự là “Minh tinh công phái”.
Tại hội chợ năm 1993, Đại sư Lý được trao tặng giải thưởng danh giá nhất: “Giải thưởng Khoa học Liên ngành Tiên Tiến”; “Giải thưởng Vàng đặc biệt”; và được vinh danh là “Đại sư khí công được quần chúng hoan nghênh nhất”.
Ngày 6/5/1994, Đại sư Lý được Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công tỉnh Cát Lâm công nhận là “Khí công sư lỗi lạc”.
Các khoá học của Đại sư Lý tại Trung Quốc thu học phí thấp nhất
Những kỷ niệm về khoá học Pháp Luân Công tại Trung Quốc được các học viên kể lại như một phần truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí.
Khoá học Pháp Luân Công có mức phí rẻ nhất trong số các môn khí công ở Trung Quốc.
Khi tham gia lớp học của những khí công sư khác, người học thông thường sẽ phải đóng 100 nhân dân tệ mỗi ngày; ít nhất cũng là 50 đồng. Trong khi đó, mỗi lớp học của Đại sư Lý Hồng Chí diễn ra 9 – 10 ngày; nhưng chỉ thu tổng cộng của mỗi người học 40 – 50 đồng tất cả. Đặc biệt, đối với người già, chỉ thu 20 đồng cho cả khóa học.
Các khóa học khí công thời bấy giờ đều do Hiệp hội Khí công địa phương đứng ra tổ chức. Nhân viên của Hiệp hội Khí công phụ trách sắp xếp địa điểm; bán vé; trả thuế… Họ trích lấy 40% thu nhập. Đại sư Lý Hồng Chí nhận 60% còn lại dùng cho chi phí ăn ở, đi lại; in ấn tài liệu; trả cho những nhân viên công tác đi cùng…
Việc Đại sư Lý thu học phí quá thấp khiến Hiệp hội Khí công ở một số địa phương không thích. Đôi lúc, họ còn phàn nàn với Đại sư nhưng Ông vẫn kiên trì chỉ thu với mức phí thấp như vậy. Để tiết kiệm tiền, Đại sư hiếm khi đi máy bay. Ông chủ yếu ăn mỳ gói và nghỉ ở những nhà khách nhỏ. Các học viên giúp Đại sư mang những bao sách nặng và tài liệu thuyết giảng; theo Ông từ thành phố này tới thành phố khác.
Thế giới trao tặng Đại sư Lý Hồng Chí rất nhiều giải thưởng
Ngày 3/8/1994, chính quyền TP. Houston (bang Texas, Hoa Kỳ) tuyên bố Đại sư Lý Hồng Chí là “Đại sứ Thiện chí”; và “Công dân danh dự” của TP. Houston. Tới năm 1996, thị trưởng thành phố đã tuyên bố ngày 12/10/1996 là “Ngày Sư phụ Lý Hồng Chí ở Houston”.
Bắt đầu từ năm 2000, Đại sư Lý Hồng Chí được đề cử giải Nobel Hòa Bình trong bốn năm liên tiếp.
Năm 2001, Đại sư Lý Hồng Chí nhận được “Giải thưởng Sakharov về Tự do Tư tưởng” của Nghị viện Châu Âu; và “Giải thưởng Tự do Tín ngưỡng Quốc tế” của tổ chức Freedom House.
Trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, Đại sư Lý Hồng Chí được xếp thứ 12; là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời.
Ngày 24/9/2009, Hiệp hội Nhân quyền Châu Á – Thái Bình Dương đã công bố giải thưởng “Nhà lãnh đạo tinh thần kiệt xuất” cho Đại sư Lý Hồng Chí.
5.2. Đại sư Lý Hồng Chí hiện đang ở đâu?
Có nhiều người thắc mắc rằng Đại sư Lý Hồng Chí còn sống không? Hiện đang ở đâu? Sư phụ Lý Hồng Chí bây giờ ra sao?…
Trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu ở Trung Quốc, từ năm 1996, Đại sư Lý cùng gia đình đã tới định cư ở New York (Hoa Kỳ) theo chương trình “Nhân tài kiệt xuất”. Hiện nay, Đại sư Lý vẫn đang định cư tại đây.
Vì những cống hiến to lớn cho cộng đồng và xã hội, Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Đại Pháp đã nhận được rất nhiều giải thưởng, bằng khen. Từ năm 1992 đến năm 2019, Pháp Luân Đại Pháp đã được trao tặng hơn 3.600 giải thưởng và chứng nhận của các chính phủ và tổ chức phi chính phủ trên khắp thế giới. Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí ngày càng được nhiều người biết đến.
Hàng năm, Đại sư Lý Hồng Chí vẫn tới giảng Pháp tại Hội giao lưu chia sẻ tâm đắc thể hội của các học viên Pháp Luân Công được tổ chức ở Mỹ; như năm: 2018, 2019…
5.3. Tự học Pháp Luân Công miễn phí
ĐCSTQ đưa ra tuyên bố rằng Đại sư Lý Hồng Chí trốn thuế; và xuất bản lậu các tác phẩm sách; băng tiếng; băng hình về Pháp Luân Công; cho rằng Đại sư “điên cuồng kiếm tiền bất chính”. Tuy nhiên, sự thực là, khi cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” của Đại sư Lý được xuất bản ở Trung Quốc thì toàn bộ tiền bản quyền mà tác giả thu được chỉ có hơn 20.000 nhân dân tệ.
Nhiều người Trung Quốc cho rằng, khi ở Trung Quốc có 100 triệu người theo học Pháp Luân Công thì chỉ cần Đại sư Lý bảo mỗi người nộp 1 nhân dân tệ học phí thì Ông đã có 100 triệu nhân dân tệ rồi. Nếu mỗi người học nộp 10 nhân dân tệ thì Ông lập tức thành tỷ phú.
Sau khi Ông dừng mở khoá học ở các địa phương, ai muốn theo học Pháp Luân Công đều là miễn phí; có thể download miễn phí đầy đủ các tài liệu hướng dẫn học từ Internet; gồm cả sách, kinh văn, băng tiếng, băng hình.
5.4. Truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí – vị khí công sư có cuộc sống đạm bạc
ĐCSTQ tuyên truyền rằng Đại sư Lý Hồng Chí cùng gia đình sống một cuộc sống xa hoa ở Trường Xuân. Nhưng người dân địa phương cho biết, gia đình Ông sống ở số 103 đại lộ Giải Phóng; cổng phía tây của nhà chung cư 4 tầng cũ nát.
Mặc dù có rất nhiều người trên thế giới đã học Pháp Luân Công và nhận được nhiều lợi ích về sức khỏe, tinh thần muốn gửi quà để cảm ân nhưng Ông đều từ chối.
Một người từng tham gia lớp học học Pháp Luân Công ở Trung Quốc nhớ lại: “Ngài sống một cuộc sống giản dị. Ở khu chung cư bình dân. Vợ con cũng sống thanh đạm cùng Ngài. Sư Phụ luôn đi bộ đến lớp. Ngài ăn bất cứ thức ăn gì, không lãng phí đồ ăn, ngài ăn mì gói và cơm, sẽ dừng lại ở tiệm bánh bao dọc đường… Ngài mặc áo sơ mi màu trắng cũ; nhưng luôn luôn sạch sẽ. Bất cứ khi nào các học viên muốn đưa Ngài về khách sạn, Sư phụ luôn trả lời tử tế: “Tôi khỏe, xin hãy về nhà”…”.
5.5. Về việc sửa ngày sinh nhật của sư phụ Lý Hồng Chí
ĐCSTQ tuyên bố rằng: “Tại sao Lý Hồng Chí đổi ngày sinh của mình từ 7/7/1952 thành 13/5/1951? Mục đích là để nói rằng bản thân mình là Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển sinh”.
Đại sư Lý Hồng Chí đã trả lời rõ: “Trong thời Cách mạng Văn hoá, chính quyền đã in sai ngày tháng sinh của tôi. Tôi chỉ sửa chữa lại cái ngày tháng in sai thành đúng mà thôi”.
Một người dân ở Trung Quốc từng cho rằng toàn cầu có 7 tỷ người; mỗi năm có 365 ngày; trung bình có hàng chục triệu người sẽ có cùng ngày sinh nhật. Như vậy, việc trùng ngày sinh nhật nào có gì để nói ở đây? Thêm nữa, Pháp Luân Công cũng không hề đề cập tới quan hệ với Phật Thích Ca Mâu Ni.
5.6. Về vấn đề uống thuốc
Đại sư Lý Hồng Chí đã nói rõ: “Có nguồn tin nói rằng tôi cấm người ta dùng thuốc. Sự thật, điều đó hoàn toàn không đúng. Tôi chỉ giải thích sự liên hệ giữa tu luyện và việc dùng thuốc. Tôi đã giúp cho hơn 100 triệu người đạt được sức khoẻ. Vô số người bệnh nặng đã được lành bệnh và trở nên khỏe mạnh. Điều đó là một sự thật.
Còn đối với những người bệnh quá trầm trọng và người mắc bệnh tâm thần, tôi luôn khuyên họ không nên học Pháp Luân Công. Nhưng một số người tuy vậy vẫn cưỡng cầu học nó mà không cho tôi biết. Trường hợp như thế đó, bệnh nhân phải chết vì bệnh của họ mà lại cho là đệ tử của tôi thì có công bằng không? Tôi chưa bao giờ nghe nói có những người không được săn sóc đến mà sẽ không chết chỉ nhờ họ học được một vài động tác. Như nói rằng, vì các nhà thương có thể chữa được bệnh; điều đó phải chăng có nghĩa là trong nhà thương sẽ không có ai phải chết cả?”
Theo điều tra của giới chức Trung Quốc năm 1998, ở một số điểm luyện công, số người học Pháp Luân Công trước đó từng có bệnh là 10.475 người; sau khi học đã có 41,5% số người cho biết có hiệu quả chữa bệnh; 36% cho biết đã khỏi bệnh về cơ bản; và 20,4% khỏi hoàn toàn. Như vậy, có tổng cộng 97,9% số người theo học cho biết có cải thiện về sức khỏe; 2,1% còn lại cho biết không cảm thấy chuyển biến gì.
5.7. Sự kiện “bao vây Trung Nam Hải” ngày 25/4/1999
Một trong những thông tin được ĐCSTQ thường xuyên đề cập là sự kiện ngày 25/4/1999. Hôm đó, có hơn 10.000 người học Pháp Luân Công từ khắp nơi tại Trung Quốc đã đến Trung Nam Hải – nơi tập trung các quan chức của ĐCSTQ.
Chính quyền Trung Quốc nói rằng đó là “bằng chứng” Đại sư Lý Hồng Chí “điều động” các học viên từ xa. Tuy nhiên, những người tham dự buổi thỉnh nguyện ngày hôm đó đều nói rằng lựa chọn đó của họ là tự nguyện; và tuân thủ theo đúng quyền công dân mà Hiến pháp bảo vệ.
Theo tiết lộ từ nhân viên nội bộ công an ngày hôm đó, cảnh sát đã chặn các ngả đường chính; không để các học viên Pháp Luân Công vào đường Phủ Hữu gần đó – nơi có phòng thỉnh nguyện quốc gia. Cái được gọi là “bao vây Trung Nam Hải” thực ra chính là cái bẫy chính trị và luật pháp: cảnh sát đã hướng dẫn những người học Pháp Luân Công “bao vây” Trung Nam Hải.
Hôm đó, đã có hơn 10.000 người theo học Pháp Luân Công đứng ở đó một cách trật tự trên vỉa hè; không ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông đi dưới đường. Khi kết thúc sự việc, đường phố vẫn sạch sẽ; thậm chí không có mảnh giấy rác hay đầu thuốc lá.
5.8. Người học Pháp Luân Công có “làm chính trị” không?
ĐCSTQ luôn nói rằng người học Pháp Luân Công làm chính trị. Thực tế là chính trị là việc của quần chúng; được người dân quan tâm. Ở các nước phương Tây, người dân đều tham dự và biểu đạt quyết định của mình về tình hình chính trị quốc gia một cách tự do trong khuôn khổ pháp luật.
Tuy nhiên, ở Trung Quốc, việc tham dự vào chính trị hay “làm chính trị” lại trở thành một “cái mũ” mang tính phản diện. Chỉ có những đảng viên ĐCSTQ mới có đặc quyền làm chính trị; còn những người khác đều bị tước đoạt quyền này.
Đại sư Lý Hồng Chí đã nhiều lần nói rõ rằng người theo học Pháp Luân Công không được tham dự chính trị.
Trong cuốn “Đại Viên Mãn Pháp” – một trong những cuốn sách chính của Pháp Luân Công, ở Phụ lục IV, Đại sư Lý Hồng Chí đã ghi yêu cầu rõ: “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp, [hãy] lấy tu luyện tâm tính làm [cơ] bản; tuyệt đối không được can thiệp đến chính trị quốc gia; càng không được tham dự vào hoạt động đấu tranh có tính chính trị; ai vi phạm thì đã không còn là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp; hết thảy những hậu quả đều do đương sự tự chịu trách nhiệm…”
5.9. ĐCSTQ bịa đặt “1.400 cái chết do tu luyện Pháp Luân Công”
ĐCSTQ từng đưa ra con số “1.400 cái chết do tu luyện Pháp Luân Công”; và phát đi phát lại các bản tin với những câu chuyện; hình ảnh ghê rợn khiến những người chưa hiểu rõ về Pháp Luân Công có thái độ căm phẫn; thù hận với môn tập này.
Đáng nói là ĐCSTQ chưa bao giờ công bố bằng chứng xác thực về những câu chuyện trên. Rất nhiều cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của 1.400 cái chết này đều bị chính quyền tìm cách ngăn chặn.
Điều đặc biệt là trong danh sách 1.400 cái tên này, có những người không hề tồn tại; có người chưa từng luyện Pháp Luân Công; có người bị ĐCSTQ dùng tiền mua chuộc; cũng có người là nạn nhân bị ĐCSTQ bức hại đến chết sau đó bị tuyên bố là tử vong do tu luyện…
Một mặt khác, giả sử rằng 1.400 cái chết được ĐCSTQ công bố là sự thật, thì chính con số này lại cho thấy hiệu quả về mặt sức khỏe khi tập Pháp Luân Công. Theo báo cáo điều tra của chính quyền Trung Quốc, đến năm 1999 có khoảng 70 – 100 triệu người theo học Pháp Luân Công.
Như vậy, nếu thực sự có 1.400 người chết thì tỷ lệ tử vong trong những người học Pháp Luân Công chỉ chưa đến 0,002%; tức là trong 100.000 người thực hành Pháp Luân Công mới có 2 người chết. Con số này thấp hơn nhiều lần so với tỷ lệ tử vong tự nhiên ở Trung Quốc vào năm 1999 là 0,667%; tức là cứ 100.000 người thì có 667 người chết.
5.10. Các quốc gia tôn vinh ngày “Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”
Nhiều Chính phủ và thành phố trên khắp thế giới đã tổ chức “Ngày Sư phụ Lý Hồng Chí”; “Ngày Pháp Luân Đại Pháp”; “Tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp”; “Tháng Pháp Luân Đại Pháp” để vinh danh truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công.
Ngày 13/5 hàng năm được ghi nhận là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”. Vào ngày nay, nhiều Chính phủ; chính quyền thành phố tại nhiều quốc gia đều gửi thư khen ngợi và chúc mừng Pháp Luân Đại Pháp.
Các lễ kỷ niệm; chương trình biểu diễn; diễu hành lớn nhỏ được tổ chức ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ để chúc mừng Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Đại Pháp.
Đã 30 năm kể từ khi Pháp Luân Đại Pháp được Đại sư Lý Hồng Chí truyền ra công chúng tại Trung Quốc và thế giới. Bất chấp cuộc đàn áp vẫn chưa dừng lại và những lời vu khống của ĐCSTQ, truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí và vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp vẫn được người dân thế giới lưu truyền và ca ngợi. Ông Lưu Nhân Toàn – Uỷ viên Hiệp hội Nhân quyền châu Á – Thái Bình Dương từng nói rằng Hiệp hội trao cho Đại sư Lý Hồng Chí giải thưởng “Nhà lãnh đạo tinh thần kiệt xuất”; với hy vọng “sẽ khuyến khích con người tuân theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn. Khi đạo đức nhân loại nâng lên, thế giới sẽ được hòa bình”.
Diệp Anh