Trúc Phương

Trúc Phương là nhạc sĩ nhạc vàng tiêu biểu tại Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975. Nhiều ca khúc viết bằng giai điệu Bolero của ông trở thành bất hủ và vẫn được yêu thích cho đến tận nay.

Trúc Phương

Tên thật, tên gọi khác (nếu có)

Nguyễn Thiên Lộc (tên thật)
Ông Hoàng Bolero Việt Nam

Giới tính

Nam

Sinh

1933

Mất

18 tháng 9 năm 1995

Tuổi

Hưởng dương 62 tuổi

Sự nghiệp

Vai trò chính

Nhạc sĩ

Trạng thái sự nghiệp

Ngừng hoạt động

Năm bắt đầu sự nghiệp

1957

Năm kết thúc sự nghiệp

1995

Gia đình

Trạng thái hôn nhân

Đã kết hôn

Gia đình

– Vợ chưa rõ tên
– Người con gái đầu lòng chưa rõ tên (sinh năm 1960)
– 3 người con giữa chưa rõ tên
– Trúc Lê (con thứ 5, sinh năm 1969)
– Người con út chưa rõ tên

Tiểu sử

Trước năm 1975

Nguyễn Thiên Lộc sinh năm 1933 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Vĩnh Bình (nay là Trà Vinh) ở vùng hạ lưu sông Cửu Long. Cha của ông là một nghệ sĩ hát bội, sau chuyển qua hát cải lương, nên Trúc Phương cũng yêu thích nghệ thuật từ nhỏ vì ảnh hướng từ cha.

Từ giữa thập niên 1950, ông sinh hoạt văn nghệ với các nghệ sĩ ở ty Thông Tin tỉnh Vĩnh Bình một thời gian ngắn, đến năm 1957 thì lên Sài Gòn tìm đến nhạc sĩ Trịnh Hưng để học về kỹ thuật sáng tác. Nhạc sĩ Trịnh Hưng là một người chuyên sáng tác những ca khúc về đồng quê, và khuynh hướng này đã ảnh hưởng phần nào đến những sáng tác của Trúc Phương trong những năm đầu của sự nghiệp.

Bài hát đầu tay của nhạc sĩ Trúc Phương là Chiều Làng Em, Tình Thương Mái Lá, mang niềm nhớ nhung của ông về hình ảnh thanh bình ở nơi quê xưa. Ngay sau đó, một bài hát khác viết về thôn quê cũng rất nổi tiếng với giai điệu mambo trong sáng, vui tươi là Tình Thắm Duyên Quê. Ca khúc giai điệu bolero đầu tiên mà nhạc sĩ Trúc Phương sáng tác là Đò Chiều năm 1959, và sau đó là ca khúc được xem là bài bolero kinh điển: Tàu Đêm Năm Cũ, được ông viết vào đầu thập niên 1960 để tặng cho những người lính/sĩ quan phải đi xa nhà vì chính sách hoán đổi công tác của chính quyền thời bấy giờ: Công chức ở miền Nam ra miền Trung công tác, và ngược lại.

Nhạc sĩ Trúc Phương lập gia đình với một con gái 17 tuổi ở Bến Tre vào khoảng năm 1958 và có tổng cộng 6 người con.[1] Tuy đã có gia đình từ rất sớm, nhưng với tính tình phóng khoáng của một nhạc sĩ tài hoa, nhạc sĩ Trúc Phương đã xiêu lòng trước nhiều người đẹp, trở thành nguồn cảm xúc bất tận để ông viết nhiều ca khúc nhạc vàng nổi tiếng, trong đó bài Hai Chuyến Tàu Đêm được ông sáng tác khi trên tàu về thăm ở yêu ở tỉnh Bình Tuy (nay là Bình Thuận).

Có một điều đặc biệt, là hầu hết những ca khúc buồn nhất của nhạc sĩ Trúc Phương như là Thói Đời, Buồn Trong Kỷ Niệm,… đều được ông sáng tác khi đang tràn ngập hạnh phúc, cũng như ở đỉnh cao của sự nghiệp cả về tiếng tăm lẫn tài chính. Những cảnh đời buồn bã đó trong bài hát chỉ đến với ông vào thời gian sau này, như là một lời tiên tri định mệnh của số phận.

Cuối thập niên 1960, nhạc sĩ Trúc Phương từng mở lớp nhạc ở số 33/230, đường Gia Long, Gò Vấp gọi là “Trúc Phương Tự Lực”, đào tạo được một số ca sĩ như Thy Lệ Dung, Thy Lệ Huyền, Chinh Thông nhưng không có ca sĩ nào nổi tiếng. Nhắc đến nhạc sĩ Trúc Phương, ai cũng nhớ đến giọng hát Thanh Thúy – cho dù nữ ca sĩ này đã trở thành một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất Sài Gòn ngay từ lúc cuối thập niên 1950 khi chưa gặp Trúc Phương, sang đến đầu thập niên 1960, nhạc Trúc Phương và tiếng hát Thanh Thúy đã trở thành sự kết hợp có thể xem là thành công nhất của thể loại nhạc vàng.

Về bút danh là Trúc Phương, một người cháu họ bên vợ của nhạc sĩ kể lại rằng sau khi có những sáng tác đầu tay là Chiều Làng Em, Đò Chiều… thì chàng nhạc sĩ trẻ mang tên Trần Thiên Lộc vẫn chưa lấy bút danh Trúc Phương. Lúc đó ông có một người anh họ bên ngoại đặt tên cho 10 người con đều có tên lót là Trúc, trong đó có người con gái tên Trần Trúc Phương đã mất lúc 1 tuổi. Có lẽ vì thích tên này, hoặc vì một lý do nào đó khác mà Trần Thiên Lộc xin phép người anh để lấy tên Trúc Phương để làm bút danh sáng tác cho mình. Sau này khi có gia đình, ông cũng đặt tên cho cả 6 người con có tên lót là Trúc.

Cuộc sống cơ cực sau năm 1975

Sau năm 1975, nhạc sĩ Trúc Phương đã ở lại Sài Gòn. Năm 1976 ông cố gắng vượt biển bất thành và bị tịch thu căn nhà riêng ở số 301 Lý Thường Kiệt, Quận 11. Sau thời gian đó là bắt đầu những tháng ngày buồn thảm của vị nhạc sĩ tài hoa này cho đến tận lúc lìa đời. Sau khi bị tù vì vượt biển 2 lần nữa đều không thành công, ông bị lâm vào hoàn cảnh gia đình ly tán và chia tay với vợ vào khoảng năm 1979, và người con thứ 5 của ông đã đi theo bố. Ra tù năm 1984, sống không nhà cửa, không giấy tờ tuỳ thân. Không chịu nổi được cảnh sống như vậy ở Sài Gòn, nhạc sĩ Trúc Phương lưu lạc về Trà Vinh để sống với mẹ, sau đó đi Vĩnh Long và vài nơi khác. Hai cha con đã từng sống nhờ vào tiền trợ cấp của người vợ cũ, ít nhất là cho đến khi Trúc Lê tự ra ở riêng và trở thành một chuyên gia bất động sản.[1]

Giữa năm 1985, ông được nhận vào công tác tại Hội Văn nghệ Cửu Long và được cấp một căn phòng tại số 6 Hưng Ðạo Vương, thị xã Vĩnh Long để ở. Ít lâu sau, ông trở về sống ở Sài Gòn nhờ sự giúp đỡ của bạn bè. Năm 1989, Trúc Phương được phát hiện là đang mắc bệnh hen suyễn.[1] Từ thập niên 1990, nhà báo Trần Quốc Bảo, ca sĩ Thanh Thúy ở hải ngoại đã phối hợp cùng các nhạc sĩ trong nước đã vận động, quyên góp tiền từ hải ngoại để gửi về giúp đỡ cho nhạc sĩ Trúc Phương. Một trong những người bạn thân cận với nhạc sĩ Trúc Phương trong những năm cuối đời là nhạc sĩ Thanh Sơn đã xác nhận hoàn cảnh bi đát của Trúc Phương.

Trong một lần ghi hình hiếm hoi trong những năm cuối đời, ông cho biết:

“Bài Buồn Trong Kỷ Niệm được tôi sáng tác trong lúc vô cùng hạnh phúc, bởi lúc đó mới lấy vợ có đứa con đầu tiên, lúc đó đứa con gái mới có 2 tháng mấy, 3 tháng. Tôi đang ngụp lặn trong hạnh phúc. Còn việc tôi viết bài đó thì không hiểu vì sao tôi viết. Tôi nghĩ là sau này, cái bài đó tiên tri cho mối tình của tôi. Tức là nó báo cho tôi rằng sẽ có một cái ngày mà tôi nhìn về kỷ niệm, về cái nỗi buồn kia. Thật ra thì lúc đó tôi rất hạnh phúc. Tôi cảm ơn các tác phẩm, đã cho tôi những ngày biết trước cuộc đời tôi như thế, mà phần lớn tác phẩm đều có như thế, ngoài “Buồn Trong Kỷ Niệm” ra, còn một số tác phẩm khác…”

Năm tháng cuối đời

Tháng 2 năm 1995, Trúc Phương có mặt trong một buổi tiệc nhỏ quy tụ 30 nhạc sĩ nổi tiếng trước năm 1975 hiện vẫn còn ở lại Việt Nam: Trần Quốc Bảo, Thanh Sơn, Ngọc Sơn, Mặc Thế Nhân, Bảo Thu, Vinh Sử, Đài Phương Trang, Hoài Nam, Hàn Châu, Khánh Băng, Thăng Long, Hoàng Trang, Tám Bến Tre, Hồng Vân (Trần Quý), Quốc Dũng, Đynh Trầm Ca, Tô Thanh Tùng, Tâm Anh, Châu Kỳ,… Sau buổi tiệc, nhạc sĩ đưa cho Trần Quốc Bảo một lá thư, nhờ ông gửi cho Thanh Thúy khi về lại Hoa Kỳ. Bài hát cuối cùng của ông là Xin Cảm Ơn Đời, được viết vào tháng 3 cùng năm, khi ông được đón nhận những tình cảm thân ái mà đồng nghiệp trong và ngoài nước gửi đến vì biết được hoàn cảnh bi đát của ông vào những năm cuối đời. Bài hát này cũng như là lời tâm tình, uẩn khúc mà ông muốn gửi lại cho đời lần sau chót.

Ngày 18 tháng 9 năm 1995, vào lúc 9 giờ 15 phút, Trúc Phương đã trút hơi thở cuối cùng sau một thời gian dài mắc bệnh sưng phổi, và người đã có mặt sớm nhất ngay sau sự ra đi của nhạc sĩ là Thanh Sơn, và Trần Quốc Bảo 20 phút sau đó.[2] Theo Trúc Lê, người con thứ 5 của cố nhạc sĩ cho hay, ông qua đời mà không có một tài sản nào giá trị và sống trong căn nhà thuê mà năm xưa ông được một người từng đi xem nhạc hội ở Bến Tre có sự tham gia của Trúc Phương, và người vợ cũ của ông chính là người đã lo hậu sự, tìm đất xây mộ cho ông[1], từ đó vào ngày 21 tháng 9, cố nhạc sĩ được gia đình làm lễ an táng tại nghĩa trang Lái Thiêu, Sông Bé với sự hiện diện của toàn bộ các con cháu của mình, đặc biệt là những người từ phương xa[1], cùng với các nhạc sĩ thân quen của ông. Lúc ông mất, nhạc sĩ Nhật Ngân (lúc này đã định cư ở Mỹ) viết tặng bài Gửi Người Về Cát Bụi với lời nhạc có nhắc tên một số bài hát của ông.

Post-mortem

Năm 2014, Trung tâm Asia thực hiện chương trình ASIA 74: Trúc Phương – Ông hoàng của dòng nhạc Bolero để vinh danh ông. Năm 2019, Trung tâm Thúy Nga đăng tải hai video collection mang tên ông ngày 18 tháng 2 và 26 tháng 3 năm 2019. Năm 2022, Trung tâm Thúy Nga đăng tải video collection gồm 20 ca khúc đã được trình diễn trong các chương trình Paris By Night, liveshow và Music Box mang tên ông ngày 9 tháng 6.

Di sản để lại

Nhạc sĩ Trúc Phương đã để lại cho hậu thế khoảng 85 ca khúc, 70 trong số đó đã được phổ biến rộng rãi.

Nhạc của Trúc Phương có phong cách rất riêng biệt khó lẫn với các nhạc sĩ khác. Các bài hát được nhận xét là đều có lời ca hoa mỹ, bay bướm nhưng không cao xa, càng nghe người ta càng thấy tràn đầy cảm xúc. Ngoài dòng nhạc tình tự quê hương trong thời gian đầu, thì sau đó hình như Trúc Phương chỉ viết duy nhất nhạc về tình yêu, với những nhớ thương, mong đợi, ưu tư, hy vọng, ly tán, đoàn viên. Đó là những cảm xúc rất thật, gần gũi với cuộc sống và dễ đi vào lòng người.

Danh sách các bài hát đã được phổ biến của nhạc sĩ Trúc Phương:

Những lần nhạc của Trúc Phương được trình bày trong các chương trình trung tâm Thúy Nga

STT

PBN số

Tên tác phẩm

Ca sĩ thể hiện

Ghi chú

1

5

Bóng Nhỏ Đường Chiều

Phương Dung

Lần đầu tiên nhạc của Trúc Phương được trình diễn trên sân khấu Paris By Night.

2

8

Ai Cho Tôi Tình Yêu

Thiên Trang

3

16

Chiều Cuối Tuần

Phương Hồng Quế

4

29

Chuyện Chúng Mình

5

44

Thói Đời

Mạnh Đình

6

54

Nguyễn Hưng, Don Hồ, Thế Spwn

7

65

LK Tàu Đêm Năm Cũ, Chiều Cuối Tuần, Nửa Đêm Ngoài Phố

Phương Diễm Hạnh, Tâm Đoan

8

71

Kẻ Ở Miền Xa

Quang Lê

9

73

Chuyện Chúng Mình

Hoàng Oanh, Trung Chỉnh

Thể hiện cùng với ca khúc Ngày Sau Sẽ Ra Sao (Vân Tùng).

10

96

Thói Đời

Duy Trường, Lý Duy Vũ

Thể hiện cùng với ca khúc Trong Tầm Mắt Đời (Tú Nhi).

11

98

LK Hai Lối Mộng, Chuyện Chúng Mình, Tàu Đêm Năm Cũ

Hương Lan, Thanh Tuyền

12

100

Con Đường Mang Tên Em

Như Quỳnh, Trường Vũ

13

103

Hai Chuyến Tàu Đêm

Quang Lê

14

106 VIP

Mưa Nửa Đêm

Hương Lan

15

Ai Cho Tôi Tình Yêu

Hạ Vy

16

107

Kẻ Ở Miền Xa

Giang Tử

17

LK Bóng Nhỏ Đường Chiều, Đêm Tâm Sự

Hương Lan, Thái Châu

18

108

Bông Cỏ May

Giang Tử

19

112

Nửa Đêm Ngoài Phố

Khánh Lâm

20

114

Chiều Làng Em

Tâm Đoan, Hương Thủy

Thể hiện cùng với hai ca khúc: Chiều Lên Bản Thượng (Lê Dinh) & Khúc Ca Đồng Tháp (Thu Hồ).

21

Tình Thương Mái Lá

Hạ Vy, Bảo Khánh

22

119

Buồn Trong Kỷ Niệm

Nguyễn Hồng Nhung

23

120

Mưa Nửa Đêm

Tâm Đoan

24

Thói Đời

Hoài Lâm

25

Chắp Tay Lạy Người

Đan Nguyên

26

123

Ai Cho Tôi Tình Yêu

Hoàng Oanh, Như Quỳnh, Phi Nhung, Tâm Đoan, Mai Thiên Vân

Thể hiện cùng với ca khúc Lẻ Bóng (Lê Dinh, Anh Bằng).

27

127

Tàu Đêm Năm Cũ

Hoàng Oanh

28

Đêm Tâm Sự

Đan Nguyên, Băng Tâm

29

130

Nửa Đêm Ngoài Phố

Bằng Kiều, Quang Lê, Đan Nguyên

Thể hiện cùng với hai ca khúc: Người Ngoài Phố (Anh Việt Thu) & Phố Đêm (Tâm Anh).

30

TVH

Một Người Đi Xa

Ngọc Ngữ

Thư viện ảnh

TrucPhuong-TGNSRepresentative-pre95TrucPhuong-TGNSRepresentative-pre95

Pre75ComposersInVNPre75ComposersInVN

TrucPhuong-AppreciationLetterTrucPhuong-AppreciationLetter

TrucPhuong-DeathTrucPhuong-Death

TrucPhuong-PreviousWifeAtFuneralTrucPhuong-PreviousWifeAtFuneral

TrucPhuong-DeathAnnoucementLetterTrucPhuong-DeathAnnoucementLetter

TrucPhuong-TombTrucPhuong-Tomb

Thông tin bên lề

  • Có nhiều người nghĩ rằng Trúc Phương là một người dễ có ý tưởng sáng tác nhạc, nhưng thực tế có những bài hát mà phải đến nửa năm sau ông mới viết xong.[1]

Chú thích

Rate this post