Trí huệ là gì?
Trí huệ là gì?
Mới nghe, nhiều người cho rằng, trí huệ cũng giống như trí tuệ đó là chỉ sự thông minh. Thế nhưng, khi phân tích sâu và nghe các sư thầy giảng giải thì trí huệ có một nghĩa sâu xa hơn.
Theo cuốn Phật giáo căn bản có ghi: Trí Huệ do chữ Nam Phạn (Pali) “Phanna” chữ Bắc Phạn (Sancrit) “prajna”, là hiểu rõ sự lý cùng tột, là Bát nhã, là trực nhận tánh không, là giác ngộ, là “Trí biết tục đế, Huệ thông chân đế”.
Có thể nói, Trí là thể tính sáng suốt trong sạch, Huệ là cái sáng chiếu soi. Trí huệ rộng lớn (Ba La Mật) là thể tính sáng suốt soi sáng một cách tinh tường không thể nhầm lẫn. Trí huệ là sự hiểu biết siêu việt cùng tột, là giải thoát.
Trí huệ là cái bên trong của con người, được hấp thụ qua nhiều kiếp
Trí huệ và Trí thức khác nhau thế nào?
Như vậy, trí huệ là khái niệm độc lập với Tri thức. Nếu bát nhã là trí tuệ của Phật, tri thức là sự hiểu biết những vấn đề trong cuộc sống xã hội thì trí huệ là sự thể hiện những phần tốt đẹp trong con người thông qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện.
Trí huệ xuất hiện khi con người đã thấu hiểu đạo lý, thực sự biết cái gì nên nắm giữ, điều gì nên buông bỏ, tránh xa ham muốn, loại bỏ tính đố kỵ ganh ghét, giận hờn, tham sân si. Sống vô tư vô lo và sống chỉ vì lợi ích bản thân.
Theo Đạo Phật, không bao giờ có tâm thức hoạt động mà không có cảnh hay đối tượng. Đạo Phật chia thức ra làm 6 lĩnh vực giới hạn bởi 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) và 6 cảnh đối tượng (sắc, thanh, vị, xúc, pháp) mà thành ra 6 thức. 6 thức này lấy chỗ y cứ 6 căn nên theo n6 căn mà đặt tên là: thức y nơi mắt (nhãn thức), thức y nơi tai (nhĩ thức), thức y nơi mũi (tỉ thức), thức y nơi lưỡi (thiệt thức), thức y nơi thân (thể thức) và thức y nơi ý (ý thức).
Tuy đối tượng của sáu thức và của Trí huệ đều là sáu cảnh, song sự nhận biết về sáu cảnh giữa thức và Huệ có khác nhau. Thức nhận biết cảnh theo xu hướng nghiệp riêng biệt của nó. Như thức loài người “biết” nước là nước, thức loài cá “biết” nước là chỗ ở, thức ngạ quỷ “biết” nước là lửa, thức chư thiên “biết” nước là lưu ly. Còn Huệ nhận biết là nhận biết về sự thật, về thật tướng của các cảnh. Sáu cảnh sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đều có sự thật là vô thường, là khổ, là vô ngã (theo giáo lý tiểu thừa), là KHÔNG, là duy thức, duy tâm, là pháp thân, là chân như. .. (theo giáo lý đại thừa). Tóm lại, cảnh hay đối tượng của Trí huệ là chân lý của tất cả các pháp được thâu nhiếp trong sáu lĩnh vực sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp.
Tu tập trí huệ mới nâng cao được trí tuệ, khai mở tiềm thức…
Vì sao cần phải có trí huệ?
Con người sống luôn si mê nên mới khởi tham sân tà kiến, tạo nhiều đau khổ cho mình, cho người khác và cho chúng sinh. Đó là mối của vô minh, do vô minh sinh ra ý nghĩa các điều sai trái, miệng nói những lời ác ý, thân làm những việc động trời. Vì thế bị trôi lăn trong 6 cõi, chịu biết bao đau khổ.
Muốn hết đau khổ, người Phật tử phải hết si mê, muốn dứt si mê phải tu để có huệ trí. Khi có huệ trí sẽ hết vô minh, không còn có ý khẩu thân điên đảo. Ý khẩu thân không điên đảo sẽ không còn tạo nghiệp, không tạo nghiệp sẽ không còn sinh tử luân hồi tức là giải thoát. Bởi thế chúng ta cần có trí huệ.
Trí huệ và trí tuệ khác nhau. Trí tuệ là cái làm nên con người. Đó là hiện tại của con người. Thông qua trí tuệ, con người thực hiện chức năng sống. Tất cả các hoạt động khoa học, tất cả các hoạt động kinh doanh, tất cả các hoạt động chính trị, hệ thống tôn giáo và các hoạt động tâm lý của con người đều dựa trên nền tảng trí huệ.
Trí huệ là cái làm nên con người và con người tích lũy kiến thức là một quá trình khách quan. Trí huệ là sự phát triển cao cấp của Trí tuệ đi kèm với sự chế ngự của Tâm trí và gia tăng Định tâm.
Trí huệ là cái ở bên trong của con người, được tích luỹ, được hấp thụ và được giác ngộ qua nhiều kiếp sống. Trí huệ là một trạng thái của Tâm thức.
Phát triển tâm thức hay tu trí huệ là nâng cao trí huệ, gia tăng Định Tâm, khai mở tiềm thức. Nâng cao trí huệ để tu tập trí huệ là con đường của tư duy logic. Dù thuộc tính của trí huệ là tính sáng tạo nhưng không thể tạo ra bước nhảy từ trí tuệ đến tới chân lý, vì con đường đó quá dài, dài qua nhiều kiếp sống. Tri thức của thời đại còn có khoảng cách rất xa với với Chân lý. Nhưng gia tăng Định Tâm, cho Từ bị tuôn chảy, cho Hỷ xả tràn đầy, bước nhảy tới Chân lý sẽ bất ngờ xuất hiện.
Chỉ có con người có trí huệ và trí tuệ mà tất cả các loài động vật khác không có. Trí tuệ và Trí huệ là những cấp độ khác nhau của Con Người. Trí tuệ hấp thụ được từ cuộc sống, từ thất bại, từ thành công. Trí huệ là cái ở bên trong của con người, được tích luỹ, được hấp thụ và được giác ngộ qua nhiều kiếp sống.