Trang Tử – Tiêu dao ngoài vòng trời đất – BOOKHUNTER – Đọc để nhận thức một thế giới đa chiều
Tầm vóc tư tưởng của Trang Tử
Trang Tử chẳng những là một nhà triết học, đồng thời cũng là một nhà văn tài hoa xuất chúng. Sách của Người viết ra, chẳng cần triều đình, đế vương giới thiệu như các văn sĩ khác, cũng được tuyệt đại đa số trí thức ưa chuộng. Qua cuộc đời tĩnh tu, ý tưởng siêu phàm, Trang Tử là một nhân vật có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn học Trung Quốc. Những “Tiêu diêu du”, “Hồ điệp mộng”, đều là áng văn đẹp cả hình thức lẫn nội dung.
Bởi tư tưởng của Trang Tử bắt nguồn từ triết lý Đạo giáo, cho nên sách “Sử Ký” đem Lão Tử cùng Trang Tử ghép chung vào một học phái, gọi là “Lão Trang”. Thật ra, giữa Lão Tử và Trang Tử có nhiều điểm khác nhau. Điểm thứ nhất là, tư tưởng của Lão Tử được diễn tả theo phương thức “phân giải”, cho nên cần phải biện bạch các yếu tố nội và ngoại, gốc và ngọn, thô với tế và biến với thường v.v… Vì vậy mà Lão Tử chưa thể đạt tới cảnh giới “Du tâm ngoại vạn hóa” (Thả hồn ra khỏi mọi sự vật). Trái lại Trang Tử phản đối mọi hình thức “tương đãi” (đối chọi), cho nên trong cảnh giới tinh thần của Người, chẳng cần phân biệt đâu là thô là tế, đâu là biến là thường, đâu là nội là ngoại, đâu là gốc là ngọn, mà chỉ có “Dự thiên hạ vi nhất”. (Cùng với trời đất là một) và “Tinh thần tứ đại tịnh lưu, vô sở bất cực”. (Xuất thần thơi thảnh bốn phương, chẳng nơi nào không thấu tới). Điểm thứ hai là, tuy rằng Lão Tử cùng Trang Tử, cả hai đều chủ trương “Phản phác quy chân (Sống chất phác giản dị, trở về với chân thật của thiên nhiên), nhưng với Lão Tử là thái độ phản ứng, bởi chán ghét những hiện tượng đấu tranh quyền lực, đời sống xa xỉ và tâm địa xảo trá của nhóm chính trị quyền thế. Riêng với Trang Tử thì vì lẽ khác, Người quý trọng giá trị chân chính của sinh mạng con người hơn tất cả. Cho nên Trang Tử cực lực chống lại chế độ và tập tục truyền thống, cho rằng những thứ đó, đều gây phương hại cho bản chất chân thật của mạng sống con người. Nói chung, tư tưởng của hai vị thánh tổ Đạo giáo, đều có ảnh hưởng sâu rộng đến nền triết học Trung Quốc, nhưng Lão Tử thuộc về lãnh vực chính trị nhiều hơn, còn Trang Tử thì thuộc về lãnh vực lẽ sống của con người.
Tư tưởng của Trang Tử chứa đựng rất nhiều yếu tố khích động về tình cảm, lệch sang thái độ nhạo đời bởi hai nguyên do: Một là, dưới con mắt của Trang Tử, nhà Nho học Khổng Mạnh mong sao ổn định được thế cuộc rối ren, bằng luân lý đạo đức Nhân, Nghĩa, Lễ, Nhạc v.v… Và nhóm theo Mặc Tử, thì bôn ba giữa các nước, kêu gọi hòa bình bằng thuyết “Kiêm ái phi công”, đều là những chuyện làm phí công vô bổ, chẳng những không cứu vớt được ai, trái lại còn xúi cho “Khôn dại lừa nhau, trái phải đảo điên”, càng làm cho thiên hạ rối thêm là đằng khác. Trang Tử ghét nhất là những kẻ khéo mồm ngụy biện, tự cho mình hiểu biết hơn ai. Cũng vì phủ định mọi giá trị biện luận về thị phi, nên Trang Tử có thái độ miệt thị trí thức, rồi chủ trương “Khí tri” (loại bỏ trí thức) y như Lão Tử vậy. Hai là, Trang Tử vốn người Tống (thuộc về miền đông tỉnh Hà Nam bây giờ), nằm vào vị trí, phía đông có Tề, Lỗ, bắc có Tấn, tây có Trịnh. Những nước này, nếu không là tôn thân (dòng họ bên nội), thì cũng là công thần hay ngoại thích (bà con bên ngoại) của nhà Chu. Riêng chỉ nước Tống vốn là dân Yên Thương tiên triều, bị nhà Chu chinh phục, lại độn vào giữa các nước thường hay chinh phạt, lấy đất Tống làm bãi chiến trường, khiến cho dân tình đói rét lầm than. Sống trong hoàn cảnh ác liệt đó, Trang Tử vừa cảm thấy thất vọng, vừa khao khát một lẽ sống tự do thư thới, tương xứng với giá trị con người hơn.
Huệ Thi là một người bạn chơi thân với Trang Tử. Nhưng bởi Huệ Thi vốn là một kẻ sĩ có tài hùng biện, nên cứ mỗi lần gặp mặt, là hai đàng tranh luận kịch liệt, và mỗi lần cãi nhau như vậy, chẳng ai chiu ai, bởi tư tưởng đôi bên khác nhau quá xa. Tuy nhiên, trước sau họ vẫn giữ được tình bạn tương kính và khăng khít, chứng tỏ Huệ Thi là một phần tử trí thức tài trí và đức độ. Sách “Trang Tử” có ghi nhiều mẩu truyện giao du, bàn cãi giữa đôi bạn này, cụ thể nhất là, truyện Trang Tử cùng Huệ Thi đưa nhau đi du ngoạn trên cầu mương. Bỗng nhiên Trang Tử chỉ xuống mương bảo: “Những con cá tự nhiên ra bơi lội thơi thảnh, như vậy cá sung sướng lắm thay”. Huệ Thi hỏi: “Bạn chẳng là cá sao biết được cá nó sung sướng?” Trang Tử hỏi ngược lại: “Bạn chẳng là tôi, sao biết tôi không hiểu được cá đang sung sướng?” Huệ Thi đáp: “Tôi không là bạn, cố nhiên chẳng hiểu nổi bạn, nhưng bạn vốn không là cá, chắc chắn là chẳng hiểu được cá rồi”. Cuối cùng Trang Tử bảo: “Thôi, chúng ta nên trở lại với câu đầu tiên lúc nãy đi. Bạn bảo rằng tôi không thể hiểu được cá đang sung sướng, vân vân và vân vân. Sự thật là bạn vốn biết rõ tôi thông cảm với tánh cá mà lại muốn nói như vậy chứ gì. Tôi đã hiểu được cá ngay khi đặt chân lên bờ mương này”. Qua đoạn cãi lý đó, chúng ta thấy sự khác biệt quá xa về tư tưởng giữa hai người. Sở dĩ Trang Tử nhận thấy cá sung sướng, là dựa vào cảm giác chủ quan, với mối tình không ngăn cách, giữa tâm hồn cởi mở của con người cùng vạn vật theo trực giác, giàu tính chất văn nghệ. Còn đằng này thì, Huệ Thi xét vấn đề đó với thái độ trí thức, dĩ nhiên là quan niệm của hai đàng không thể gặp nhau được. Do đó, dù là một nhà biện luận trứ danh, Huệ Thi cũng chưa hiểu nổi cảnh giới tâm linh của Trang Tử.
Triết lý chính yếu nhất của Trang Tử là DIỆT THỊ PHI, CHÔNG ĐỐI Lập: Lý tưởng của Trang Tử, cũng là mục tiêu cuối cùng trong triết lý của Trang Tử là, mở rộng một bầu trời mới mẻ cho đời sống con người, trở lại với tình cảm chân thật của sinh mạng. Để đạt tới lý tưởng này, trước tiên Trang Tử cố gắng dẹp bỏ hết nhũng gì mà Người cho là chướng ngại vật ngoại giới. Đó là “quan niệm thị phi” và “quan niệm đối lập” mà người đời hay kiên trì. Vậy tại sao người ta có quan niệm thi Phi? Trang Tử nhận định rằng, một là người ta có ăn thành kiến, dù là do cố chấp theo ý riêng hay do phán xét qua kiến thức và kinh nghiệm. Lời phán định của một nhà nào đó, ắt là cái nhìn bầu trời qua một lỗ nhỏ. Khi có một nhà dùng cái nhìn qua lỗ nhỏ đó mà phê phán trăm nhà khác, thì làm sao chẳng gây nên cuộc tranh chấp kẻ thị (phải) người phi (trái)? Dù người ta có dựa vào kiến thức đê chứng minh cho sự việc thì cũng thế thôi, bởi vì kiến thức nào cũng có giới hạn cả, hai là do tình cảm tạo nên, một khi tình cảm của con người được biểu lộ ra, đều có liên quan đến dục vọng của họ, nói toạc ra là, tình người luôn luôn bị dục vọng chi phối, đó là chướng ngại vật bên trong. Người ta ai cũng có lòng thương ghét, lại bị chi phối bởi dục vọng, cho nên mới sanh ra chuyện phải trái, như vậy thì vấn đề thị phi nào có tiêu chuẩn khách quan. Để tránh phải tranh chấp nhau về thị phi, Trang Tử chủ trương “vô tình”. Khi đã vô tình, thì người ta không bị lòng thương ghét liên lụy đến bản thân. Ba là do cố chấp. Khi người ta đã cố chấp, thì tự cho mình là cái rốn của vũ trụ, là tiêu chuẩn của thị phi, thậm chí còn là hóa thân của chân lý: Do đó, ai theo ta là phải, ai nghịch ta là trái. Thiết tưởng ai cũng cố chấp như vậy, thì cuộc tranh chấp chẳng bao giờ ngưng, rồi đâu là phải, đâu là trái, vẫn là câu hỏi muôn thuở.
Đã thấy rô căn nguyên của thị phi rồi, Trang Tử còn giải thích thêm, những lý do không cần phải tranh luận về thị phi: Thứ nhất là, thị phi rất khó định mức, người nói theo lý lẽ của người, ta nói theo lý lẽ của ta, chẳng lẽ người ta đều sai hết, chỉ có mình là đúng thôi? Đối với Trang Tử, thật tình là chưa hề nghĩ tới vấn đề thị phi có tiêu chuẩn khách quan hay không, mà dù có đi chăng nữa, Trang Tử cũng bác bỏ như thường, bởi Người quan niệm thị phi là sự vật đối lập nhau, trái với bản chất của triết lý Trang Tử rằng là: “Tranh luận thị phi bao nhiêu, là làm tổn Đạo bấy nhiêu”. Bởi lẽ Đạo là nhất thể, không bài xích bất cứ một hiện tượng nào cả. Cho nên Trang Tử bảo rằng: “Tri thị phi chi bất khả vi phân, tế đại chi bất khả vi ni”. (Ta thấy rõ điều thị phi rất khó phân định, như cái lớn với cái nhỏ vốn chẳng có manh mối nào). Thị phi là một hình thức trong hiện tượng đối lập mà Trang Tử chủ trương bài trừ. Hình thức đối lập rất nhiều, chẳng hạn như đẹp và xấu, thành và bại, khen và chê v.v… Nhưng theo cái nhìn của Trang Tử, thì vạn vật trời sanh chẳng có cái gọi là tốt hay xấu, thành hay bại, bới vạn vật do Đạo mà có (như Lão Tử đã viết trong Đạo Đức Kinh) chỉ là một, mọi sai biệt hay đối lập, đều được dung hòa quy hết về Đạo. Cho nên Trang Tử bảo rằng: “Dĩ Đạo quan chi, vật vô quý tiện”. (Nhìn theo Đạo, thì vạn vật chẳng có phân biệt cái nào quý cái nào tiện), và rằng: “Vạn vật nhất tề, thục đoản thục trường”. (Muôn vật ngang nhau, đâu có cái nào hơn, cái nào kém). Bởi lẽ, quý và tiện, hơn và kém đều là hình thức đối lập, mà Đạo thì siêu đối lập, cho nên nhìn theo Đạo là, vạn vật nhất tề, thấy quy về Đạo.
Những lý luận bác bỏ mọi hình thức đối lập trên đây của Trang Tử, không thể hiểu theo quan điểm của thế giới chứng nghiệm được, vì trong thế giới chứng nghiệm, giữa vạn vật bao giờ cũng khác nhau giữa cái đẹp với cái xấu, cái thành với cái bại, cái hay với cái dở, thậm chí “Thiên hạ chẳng bao giờ có hai giọt nước như nhau”. Như vậy là, triết lý của Trang Tử chẳng có liên quan gì tới trí thức và kinh nghiệm, mà là hướng về trọng tâm khai thác vấn đề nhân sinh, nhắm mục tiêu đi tìm giá trị chân chính của mạng sống con người, để trở thành đấng “Chân Nhân”, không bị hiện tượng bên ngoài chi phối. Từ đó, người đời sau tôn xưng những nhân vật tu tiên thành chánh quả là “Chân Nhân”, như “Thái ất chân nhân”, “Vô cực chân nhân”,… “Chân nhân” tức là con người thật, chẳng có chút giả tạo nào, như kẻ múa may trên đời.
Triết lý cốt yếu của Trang Tử
Sách “Trang Tử” có đoạn tả về tâm lý con người rừng: “Nhân tâm bài hạ nhi tiến thượng, thượng hạ tù sát… kỳ nhiệt tiêu hỏa, kỳ hàn nghĩ băng”. Hai chữ “Nhân tâm” đây là nói về tâm trạng con người đang mê muội, bị đắm chìm bởi hiện tượng nhân quả, để cho ngoại cảnh chi phối lòng mình. “Bài hạ nhi tiến thượng” là tả về tâm trạng con người, phản ảnh mạnh mẽ, khi bị kích thích bởi hiện tượng ngoại giới, chẳng hạn như người ta phấn khởi, hớn hở khi thành công hay được tiếng tốt, đó là “tiến thượng”; ngược lại gặp lúc thất bại hay bị chê bai thì buồn bã, chán nản, đó là “bài hạ”: Hiện tượng tâm trạng khi lên khi xuống như vậy đều do ngoại cảnh dẫn tới, nói cách khác, là người ta luôn luôn bị ngoại vật rằng buộc, thậm chí còn sát hại nữa là khác, cho nên bảo là “thượng hạ tù sát”. Nghĩa là khi lòng người bị kìm kẹp trong khung cảnh phản ứng bởi những kích thích bên ngoài, thì không thể hoàn toàn tự chủ được, đắc chí thì vui tươi phấn khởi, “kỳ nhiệt tiêu hỏa” (nóng hổi như lửa đỏ) thất ý thì buồn nản vô cùng, “kỳ hàn nghĩ băng” (lạnh ngất tựa nước đá). Trang Tử nhận thấy tâm trạng con người lúc thăng lúc trầm, khi nóng khi lạnh một cách vô định như vậy, thật là điều đáng thương hại. Cho nên người cố gắng tìm một lối thoát cho người đời, bàng cách cứu vớt nhân tâm ra khỏi hiểm cảnh “thượng hạ tù sát”, quy về với cảnh giới “Chân nhân” hư tĩnh, thanh đạm, tịch mạc, vô vi. Qua sự phân tách trên đây cho ta thấy rõ hơn, giá trị triết lý Trang Tử Ơ vào chữ “Tâm”. Tâm đây, hiểu theo nghĩa của Trang Tử là nội tâm con người, là chủ thể của sinh mạng. Với nhà Nho, Tâm là nguồn gốc đạo đức, giá trị xã hội; với Trang Tử, Tâm là trạng thái hoạt động tâm lý rất phức tạp của con người, tức là hiện tượng Nhân quả do tình cảm, tư duy và cả ảo tưởng tạo nên. Nếu tâm hồn của người nào đó bị đắm chìm trong bể khổ nhân quả, thì Trang Tử coi như “Cận tử chi tâm” (Thứ tâm đã gần chết đi rồi), bởi vì nó khiến cho người ta, lúc nào cũng phập phồng lo âu, ngày đêm tư lự. Rút cuộc là lao tâm tổn thần, làm mỏi mòn sinh mạng của con người. Kịp lúc ngoảnh đầu nhìn lại, thì thấy tất cả đều trống không, chẳng hiểu mình đã đến từ đâu và sẽ đi về đâu. Cho nên Trang Tử cố gắng tìm cách giải thoát tâm hôn con người ra khỏi cương tỏa Nhân quả đó, ai nấy trở lại với bản ngã, chân ngã một cách tự do tự chủ, tội gì mà cứ phải đóng kịch đời, thành ra con người hai mặt, thậm chí muôn mặt, từ hạng chính khách cho đến kẻ phàm phu tục tử.
Giá trị triết lý Trang Tử ở vào ý nghĩa tồn tại của con người. Vậy con người ta tồn tại có ý nghĩa gì? Như đã trình bầy ở phần trước, mục tiêu cuối cùng của Trang Tử là mở ra một khung cảnh mới mẻ cho nhân sinh, vậy khung cảnh đó như thế nào? Hiểu được nội dung khung cảnh đó, là hiểu được ý nghĩa tồn tại của con người theo triết lý Trang Tử. Sách “Trang Tử có mô tả nhiều khía cạnh trong tân cảnh giới nhân sinh đó như sau (dịch nôm):
– Sống như bậc Thần… mà ngao du ngoài bốn biển.
– Là bậc Thánh, chẳng phải lo việc phàm tục… ngao du ngoài cõi trần ai.
– Tinh thần thông đạt bốn phương, chẳng nơi nào không tới được.
– Trời đất sống chung với ta, vạn vật cùng ta là một.
– Tinh thần giao cảm vãng lai với trời đất, nhưng không coi thường vạn vật.
– Cá quên mọi thứ nhờ có sông ngòi, người quên mọi việc nhờ có đạo thuật (thuật tu tiên)
Trích sách “Bảy đại triết gia Trung Quốc” của Ngô Kiên
Share