Trang thơ Ý Nhi – Hoàng Thị Ý Nhi (62 bài thơ)

Vâng! Đó là người đàn bà mà ta gặp trong các tập thơ: Trái tim và nỗi nhớ (in chung), Đến với dòng sông, Người đàn bà ngồi đan, Ngày thường… của nhà thơ Ý Nhi – người con của mảnh đất “chưa mưa đà thấm…”

Mang trong mình trái tim phụ nữ, người đàn bà của chị cũng chịu thương, chịu khó như bao người mẹ, người vợ, người chị mà ta đã gặp ngoài đời. Ngày thường cũng loay hoay với bao công việc của gia đình, xã hội:

Loay hoay trang sách cũ lời bình từ năm xưa thơ cộng tác viên dày cộp đọc từ mùa nắng sang mùa mưa quần của con cần xuống gấu gạo hết lo xếp hàng
(Ngày thường)

Và cũng giữ lấy sự thăng bằng trong cuộc sống để làm tròn thiên chức của người vợ, người mẹ. Thế nhưng người đàn bà đó đã có một thời trai trẻ “chân đi qua gai góc những dặm đường”, đi qua cuộc chiến đẫm máu và nước mắt, đi qua ranh giới mong manh của sự sống và cái chết:

Nơi bom nổ trơ vơ thành Đồng Hới em đắp đường, vá áo tóc vàng hoe
(Quảng Bình)

Để rồi “sau xa cách lặng im, không hò hẹn” của thời bình, ngày trở về sững sờ và “chợt hiểu giữa cuộc đời ta sống, có những điều chưa thể nhận ra đâu”.

Từng trải và ý thức rất rõ về cuộc đời mình, người đàn bà trong thơ Ý Nhi giống như một vận động viên “trong những cuộc thi của đời mình” mà cơn khát và tiếng súng lệnh hầu như bao giờ cũng đến cùng một lúc, để rồi:

giữa hàng vạn người riêng mình chị biết không phải chỉ vượt qua thời gian vượt qua những đối thủ chị phải vượt qua cơn khát luôn dày vò như một chứng bệnh một nỗi đau tinh thần
(Vận động viên)

Phải chăng khi “mỉm cười đáp lại niềm hân hoan của hàng vạn người xem” chị đã giấu vào bên trong “nỗi đau của chị, sự dày vò của chị”?

Khát khao đi tìm vẻ đẹp đích thực, chân giá trị của cuộc sống, nhà thơ Ý Nhi đã thực sự nhẫn nại tạo dựng trong thơ mình hình tượng người đàn bà sống chân thật, không giả dối, nửa vời…; “chấp nhận cái nghèo, chấp nhận đơn độc như người ta chấp nhận cái khuôn mặt vốn có của mình” (Gửi bạn). Sống thâm trầm, lặng lẽ nhưng lại rất tỉnh táo nhận biết những mâu thuẫn, những đối lập trong từng số phận. Chị đã tìm thấy vẻ đẹp của người nghệ sĩ khi cố thu mình lại “tránh hết mọi chào mười đưa đón, xa lạ với những khen chê báo chí, những tranh lưuận dài dòng, xa lạ chức tước, tiếng tăm” để có thể:

đến gần cái đẹp đến gần các nguyên mẫu không ràng buộc không tô vẽ
(Hoạ sĩ)

Biết sống và chiêm nghiệm những được-mất, hơn-thua của đời người, người đàn bà đó có được sự cảm thông và biết chia sẻ những cay đắng và bất hạnh của con người:

Chợt đằng sau ánh nhìn gay gắt nọ tôi nhận thấy nỗi u buồn. Đằng sau những lời lẽ ồn ào, cay nghiệt tôi nhận biết nỗi cô đơn
(Cái chết của nhà thơ)

“Cầm giữ lẽ phải trong đôi tay của mình và đưa cao lên mãi mãi”, chị đã đi đến cùng của sự tương phản, cái đối chọi của cuộc sống mà phân biệt trắng-đen, thật-giả… để có một lần “đứng nghiêm trang trước cát bạt ngàn” phát biểu quan điểm nghệ thuật của mình:

Dù chỉ có một lần bước đi trên cát nóng chỉ một lần hiểu thấu khúc ca kia suốt đời tôi chẳng thể bao giờ đặt bút viết những điều dối trá
(Cát)

Dường như người đàn bà mà ta gặp trong thơ của Ý Nhi là bóng dáng của con người chị- Cái hình hài được tái sinh cùng với ước muốn tận hiến, dâng tặng cả niềm vui, nỗi buồn cho cái đẹp của cuộc sống.

Biết có ai trong chúng ta – những bạn đọc yêu quý của chị-cảm, hiểu và có tiếng nói tri âm khi đọc thơ chị? Giá mà có thể “đọc” được những nỗi niềm giấu đằng sau “vẻ vừa vội vã vừa nhẫn nại” của Người đàn bà ngồi đan:

Giữa chiều lạnh
Người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ
Dưới chân chị
Cuộn len như quả cầu xanh
Đang lăn những vòng chậm rãi.
(Người đàn bà ngồi đan)

Nguyễn Mậu Hùng Kiệt

tửu tận tình do tại

Có lẽ chẳng cần thiết viết đôi dòng giới thiệu, bởi nhà thơ Ý Nhi đã có hẳn một bài Tiểu dẫn về người đàn bà trong thơ của chị. Tôi chỉ xin lược ghi những điểm chính: người đàn bà không ưa đồ trang sức kể cả nhẫn vàng và các chức năng; không coi tất cả đều quan trọng cũng không xem thường mọi thứ, rất ít bạn bè và không thường giao du với các đồng nghiệp; ngại các tiệc vui, nhiều khi khóc vì chính cái khiến mọi người chung quanh vui sướng và lại muốn thét lên khi mọi người yên lặng; yêu thơ Nguyễn Du và Nguyễn Gia Thiều. Và là người đã bị lừa dối, phản trắc, đã được tin cậy yêu thương, đã lội qua bùn, đã đi trên cát, đã tới những ngõ cụt và cũng đã tới biển.Vâng! Đó là người đàn bà mà ta gặp trong các tập thơ:(in chung),… của nhà thơ Ý Nhi – người con của mảnh đất “chưa mưa đà thấm…”Mang trong mình trái tim phụ nữ, người đàn bà của chị cũng chịu thương, chịu khó như bao người mẹ, người vợ, người chị mà ta đã gặp ngoài đời. Ngày thường cũng loay hoay với bao công việc của gia đình, xã hội:Và cũng giữ lấy sự thăng bằng trong cuộc sống để làm tròn thiên chức của người vợ, người mẹ. Thế nhưng người đàn bà đó đã có một thời trai trẻ “chân đi qua gai góc những dặm đường”, đi qua cuộc chiến đẫm máu và nước mắt, đi qua ranh giới mong manh của sự sống và cái chết:Để rồi “sau xa cách lặng im, không hò hẹn” của thời bình, ngày trở về sững sờ và “chợt hiểu giữa cuộc đời ta sống, có những điều chưa thể nhận ra đâu”.Từng trải và ý thức rất rõ về cuộc đời mình, người đàn bà trong thơ Ý Nhi giống như một vận động viên “trong những cuộc thi của đời mình” mà cơn khát và tiếng súng lệnh hầu như bao giờ cũng đến cùng một lúc, để rồi:Phải chăng khi “mỉm cười đáp lại niềm hân hoan của hàng vạn người xem” chị đã giấu vào bên trong “nỗi đau của chị, sự dày vò của chị”?Khát khao đi tìm vẻ đẹp đích thực, chân giá trị của cuộc sống, nhà thơ Ý Nhi đã thực sự nhẫn nại tạo dựng trong thơ mình hình tượng người đàn bà sống chân thật, không giả dối, nửa vời…; “chấp nhận cái nghèo, chấp nhận đơn độc như người ta chấp nhận cái khuôn mặt vốn có của mình” (Gửi bạn). Sống thâm trầm, lặng lẽ nhưng lại rất tỉnh táo nhận biết những mâu thuẫn, những đối lập trong từng số phận. Chị đã tìm thấy vẻ đẹp của người nghệ sĩ khi cố thu mình lại “tránh hết mọi chào mười đưa đón, xa lạ với những khen chê báo chí, những tranh lưuận dài dòng, xa lạ chức tước, tiếng tăm” để có thể:Biết sống và chiêm nghiệm những được-mất, hơn-thua của đời người, người đàn bà đó có được sự cảm thông và biết chia sẻ những cay đắng và bất hạnh của con người:“Cầm giữ lẽ phải trong đôi tay của mình và đưa cao lên mãi mãi”, chị đã đi đến cùng của sự tương phản, cái đối chọi của cuộc sống mà phân biệt trắng-đen, thật-giả… để có một lần “đứng nghiêm trang trước cát bạt ngàn” phát biểu quan điểm nghệ thuật của mình:Dường như người đàn bà mà ta gặp trong thơ của Ý Nhi là bóng dáng của con người chị- Cái hình hài được tái sinh cùng với ước muốn tận hiến, dâng tặng cả niềm vui, nỗi buồn cho cái đẹp của cuộc sống.Biết có ai trong chúng ta – những bạn đọc yêu quý của chị-cảm, hiểu và có tiếng nói tri âm khi đọc thơ chị? Giá mà có thể “đọc” được những nỗi niềm giấu đằng sau “vẻ vừa vội vã vừa nhẫn nại” của

Rate this post