Trần Quốc Hoàn

Trần Quốc Hoàn

Trần Quốc Hoàn
Nguyễn Trọng Cảnh Tran Quoc Hoan.jpg

Trần Quốc Hoàn (1916-1986)

Chức vụ

Bộ trưởng Bộ Công an

Nhiệm kỳ 1953 – 1975 Tiền nhiệm Không có Kế nhiệm Bãi bỏ

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Nhiệm kỳ 1975 – 1981 Tiền nhiệm Không có Kế nhiệm Phạm Hùng

Thông tin chung

Đảng phái Đảng Cộng sản Việt Nam Sinh 23 tháng 1, 1916
Nam Trung, Nam Đàn, Nghệ An, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương Mất 5 tháng 6, 1986 (70 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam Nghề nghiệp Chính trị gia Dân tộc Kinh Vợ Lê Song Toàn

Trần Quốc Hoàn (1916-1986) là Bộ trưởng Công an đầu tiên của Việt Nam và tại chức trong thời gian dài nhất từ năm 1952 đến năm 1981. Ông được coi là người đặt nền móng đầu tiên cho công tác xây dựng lực lượng và nghiệp vụ của ngành Công an.

Tiểu sử

Ông tên thật là Nguyễn Trọng Cảnh, sinh ngày 23 tháng 1 năm 1916, quê ở xóm 3 xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. (Nhưng có thông tin ông sinh ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tỉnh. Được Ông Nguyễn Trọng Đảng nhận làm con nuôi, về sinh sống ở xóm 3 xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Tháng 3 năm 1934, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau đó, ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Xứ uỷ Bắc Kỳ, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Bí thư các Liên khu uỷ khu II, Khu X.

Ông từng bị tù ở nhà tù Sơn La cùng với Lê Đức Thọ, Hoàng Minh Chính, Tô Hiệu, Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu, Lê Thanh Nghị,… và là Bí thư chi bộ nhà tù Sơn La từ tháng 7 năm 1943 đến tháng 3 năm 1945.

Năm 1952, Trần Quốc Hoàn làm Giám đốc Nha Công an Việt Nam. Năm sau, Nha Công an Việt Nam chuyển thành Thứ Bộ Công an thì ông trở thành Thứ trưởng Thứ Bộ Công an. Ngay trong năm 1953, Thứ Bộ Công an lại đổi thành Bộ Công an và Trần Quốc Hoàn trở thành Bộ trưởng Bộ Công an (1953-1975), rồi Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Bộ Công an đổi tên) đến năm 1981. Trong thời gian này Trần Quốc Hoàn dưới sự chỉ đạo của Lê Đức Thọ trực tiếp tiến hành vụ án “Xét lại chống Đảng”, giam cầm nhiều nhà cách mạng và người bất đồng chính kiến, sự việc được mô tả một phần trong sách Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên. Sau đó ông làm Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Dân vận Trung ương cho đến khi qua đời vào ngày 5 tháng 6 năm 1986.

Ông cũng từng là ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa 3 (dự khuyết từ 1960 đến 1972) và 4.

Lưu danh

Ngày nay, tên của ông được đặt cho một con đường ở phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội; một con đường ở quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh và một con đường ở thị xã Thái Hòa, Nghệ An.

Nhận xét

  • Trung tướng, GS.TS Nguyễn Văn Ngọc, Giám đốc Học viện ANND: ” Đó là con người như sinh ra để làm nghề Công an, sắc sảo, giỏi giang ở 2 phương diện: vừa tổ chức thực tiễn rất tài, vừa là nhà chiến lược. Đó là người có tầm nhìn chiến lược về đào tạo cán bộ. Ông đặc biệt chú ý tổng kết lý luận. Những lý luận về công tác Công an của ông cho đến nay vẫn mang tính thời sự, cơ bản, vừa xác định con người là yếu tố quyết định nhưng rất coi trọng kỹ thuật. Đến nay chúng ta thấy càng ngày khoa học kỹ thuật càng có vai trò quan trọng trong công tác an ninh, dù con người vẫn quyết định, nhưng không có kỹ thuật là không thể có thắng lợi.””1

Gia đình

Phu nhân là bà Lê Song Toàn, Đại tá Công an Nhân dân Việt Nam.

Xem thêm

  • Báo Công an Nhân dân

Tham khảo

  1. ^

    “Cán bộ An ninh phải rất nhân văn”. CAND. Ngày 14 tháng 2 năm 2013.

     

(Nguồn: Wikipedia)

Rate this post