Top 20 Loài Chim Đẹp Nhất Thế Giới
Top 20 Loài Chim Đẹp Nhất Thế Giới
Có hơn 10.000 loài còn tồn tại giúp chúng trở thành lớp đa dạng nhất trong các loài động vật bốn chi, cư trú ở các hệ sinh thái khắp toàn cầu, từ vùng Bắc Cực cho tới châu Nam Cực. Cùng điểm mặt 20 loài chim đẹp nhất thế giới.
22. Swan – Chim Thiên Nga
Thiên nga là một nhóm chim cỡ lớn thuộc họ Vịt, cùng với ngỗng và vịt. Thiên nga và ngỗng có quan hệ gần gũi, cùng được xếp vào phân họ Ngỗng trong đó thiên nga làm thành tông Cygnini. Đôi khi, chúng được phân loại thành một phân họ riêng có tên là Cygninae.
Hầu hết thiên nga có chân màu ghi đen đậm, ngoại trừ hai loài ở Nam Mỹ, có chân màu hồng. Màu mỏ của chúng rất đa dạng: 4 loài sống ở vùng cận Bắc cực có mỏ đen với những mảng vàng bất quy tắc, các loài khác có “mô hình” phân màu đỏ và đen xác định. Loài thiên nga trắng và thiên nga cổ đen có một cái bướu ở phần gốc của mỏ trên.
Các loài thiên nga ở Bắc bán cầu có bộ lông trắng tuyền nhưng các loài thiên nga ở Nam bán cầu có màu lông trắng-và-đen. Loài thiên nga đen của Úc (Cygnus atratus) có màu đen hoàn toàn ngoại trừ vài lông trắng trên cánh của chúng còn loài thiên nga cổ đen Nam Mỹ – như tên gọi của chúng – có cổ màu đen. Chim thiên nga có thể bay với vận tốc 60 dặm 1 giờ.
Thiên nga thường kết đôi suốt đời, tuy nhiên việc “ly dị” thỉnh thoảng vẫn xảy ra, đặc biệt sau khi thất bại trong việc làm tổ. Số trứng trung bình trong mỗi ổ là 3-8. Phải mất 35-42 ngày để những quả trứng thiên nga nở thành con. Một con thiên nga đực được gọi là “cob” (thiên nga trống) còn một con thiên nga cái thì được gọi là “pen” (thiên nga cái). Một con chim thiên nga có 25.000 cái lông trên người và thiên nga đực là loài chim duy nhất có dương vật.
Câu chuyện nổi tiếng nhất về thiên nga có lẽ là truyện cổ tích Vịt con xấu xí. Câu chuyện xoay quanh một chú vịt con bị đối xử bất công cho đến khi mọi sự rõ ràng rằng chú là một con thiên nga và được đón nhận trong cộng đồng. Chú bị ngược đãi vì đối với nhiều người, những con vịt con thật sự đáng yêu hơn thiên nga con, mặc dù thiên nga con sẽ trở thành những thiên nga trưởng thành – những sinh vật thật sự quyến rũ. Thiên nga là biểu tượng của tình yêu và lòng chung thuỷ vì tập tính ghép đôi suốt đời.
21. Mandarin Duck – Chim Uyên Ương
Uyên ương là một loài vịt đậu cây kích thước trung bình, có quan hệ họ hàng gần gũi với vịt Carolina ở Bắc Mỹ. Kích thước chiều dài của nó là 41–49 cm và sải cánh dài 65–75 cm.
Con trống (còn gọi là uyên) có bộ lông sặc sỡ khó nhầm lẫn. Nó có mỏ đỏ, vệt lông hình lưỡi liềm lớn màu trắng phía trên mắt và mặt đỏ cùng “ria”. Ngực màu tía với hai sọc trắng theo chiều dọc, hai hông hung hung đỏ, với hai cụm lông giống như hai lá buồm màu da cam ở lưng.
Con mái (còn gọi là ương) trông tương tự như con mái của vịt Carolina, với vành khuyên màu trắng quanh mắt và sọc chạy ngược về phía sau từ mắt, nhưng nhạt dần, nó có sọc nhỏ màu trắng bên hông và đầu mỏ nhạt màu.
Loài này đã từng phổ biến ở miền đông châu Á, nhưng sự xuất khẩu ở quy mô lớn và sự phá hủy môi trường sinh sống miền rừng của nó đã làm suy giảm quần thể uyên ương tại miền đông Nga và tại Trung Quốc xuống dưới 1.000 đôi, mặc dù tại Nhật Bản có thể còn khoảng 5.000 đôi.
Trong tự nhiên, uyên ương sinh sản trong các khu vực nhiều cây cối gần các ao, hồ nước nông, đầm lầy. Chúng làm tổ thành các hốc trên cây, gần với mặt nước. Con trống không chăm lo gì đến việc ấp và bảo vệ trứng, nó để mặc cho con mái tự làm lấy việc này. Tuy nhiên, trái với các loài vịt khác, uyên ương trống không bỏ rơi gia đình, nó chỉ tạm thời rời bỏ con mái trong thời gian ấp trứng và sẽ quay trở lại khi trứng đã nở. Ngay sau khi uyên ương con nở ra, mẹ chúng bay xuống đất và kêu để giục các con rời tổ. Sau đó các uyên ương con sẽ theo mẹ đến một vùng nước gần đó, nơi chúng sẽ thường xuyên gặp mặt cha mình – lúc này uyên ương cha đã quay trở về và bảo vệ con cái cùng mẹ chúng. Nếu như uyên ương cha không có mặt thì nhiều khả năng nó đã chết trong quá trình rời nhà trước đó
Uyên ương kiếm ăn bằng cách bơi lội hay đi lại trên mặt đất. Chúng chủ yếu ăn các loại rau cỏ và hạt, đặc biệt là quả sồi. Chúng đi kiếm ăn lúc chạng vạng hay rạng đông, còn ban ngày thì đậu trên cây hay ở dưới mặt đất để nghỉ ngơi.
20. Bohemian waxwing
Bohemian waxwing là một loài chim trong họ Bombycillidae. Loài này sinh sống và sinh sản ở các khu rừng phía bắc lục địa Á-Âu và Bắc Mỹ.
Chúng có bộ lông chủ yếu màu xám da trâu, lông mặt màu đen và màu nhọn. Cánh có các dải lông trắng và vàng sáng và mũi cánh có màu đỏ nhạt. Ba phân loài chỉ có bộ lông khác nhau vài điểm nhỏ.
Chim trống trông giống chim mái. Chúng có môi trường sinh sống và sinh sản ở rừng lá kim, thường gần nước. Cặp chim bố mẹ xây tổ hình chiếc tách trên cây hoặc bụi cây, thường gần thân cây. Mỗi tổ có 3-7 quả trứng và ấp trong 13-14 ngày thì nở.
Chim non mới nở yếu và chưa mọc lông và được cả chim bố và chim mẹ nuôi, chủ yếu cho ăn mồi côn trùng, nhưng sau đó chủ yếu là trái cây. Chúng có thể bay 14-16 ngày sau khi nở.
19. Toco Toucan
Toco Toucan – loài chim phổ biến nhất trong các loài thuộc họ Toucan, tuy có nguồn gốc từ khu rừng nhiệt đới ở Nam Mĩ nhưng hiện nay chúng phân bố ở rất nhiều nơi khác trên thế giới. Điều khiến Toco Toucan trở thành một trong những loài chim được biết đến nhiều nhất chính là nhờ chiếc mỏ lớn, đầy màu sắc của chúng.
Mặc dù cả hai giống đực và cái đều sở hữu chiếc mỏ dài như nhau nhưng đây cũng chính là đặc điểm giúp Toucan thu hút giống khác giới. Trong mùa giao phối, giống đực và cái sẽ sử dụng mỏ của chúng để mang những loài thực vật ngon và tặng cho bạn đời của mình.
Trong khi kích cỡ cơ thể của loài này có thể làm cho kẻ săn mồi phải dè chừng thì mỏ của chúng gần như không có tác dụng gì trong việc phòng thủ.
Mỏ của chim Toucan chỉ đơn giản là một công cụ hữu ích giúp chúng kiếm ăn. Loài chim này dùng mỏ của mình để với lấy những loại quả trên cành cây nhỏ, dễ gãy mà chúng không thể đậu vào được. Ngoài hoa quả, thức ăn của chim Toucan còn có côn trùng, những loài chim nhỏ, trứng và bò sát.
Toco Toucan sống theo bầy đàn khoảng 6 cá thể. Với bộ lông có màu sắc tươi sáng, loài chim này có thể ngụy trang khá tốt dưới những tán cây trong rừng. Khi muốn báo hiệu cho các cá thể cùng loài, chim Toucan sẽ có một tiếng kêu riêng để phân biệt.
Chim Toucan làm tổ ở các lỗ trên cây. Chúng thường đẻ từ 2 tới 4 trứng mỗi năm, cả con đực và con cái đều chăm sóc cho con của mình. Ban đầu, chim Toucan con không có chiếc mỏ to như chim bố và chim mẹ, sau vài tháng, mỏ của những con non sẽ phát triển tỉ lệ thuận theo cơ thể của chúng .
Toco Toucan cũng là một loài vật nuôi phổ biến, chúng bị săn bắt rất nhiều để phục vụ cho nhu cầu vật nuôi của con người. Mỗi khi nghĩ đến loài chim này, người địa phương thường liên tưởng đến đôi mắt đáng sợ của chúng, theo phong tục của người dân nơi đây, chim Toco Toucan là mối liên hệ giữa cõi dương và cõi âm.
Một số thông tin thêm về Toco Toucan có thể bạn chưa biết:
− Chim Toucan dùng những chiếc răng cưa trên mỏ của mình để rỉa thức ăn
− Mỏ của chim Toco Toucan chiếm 1/3 tỉ lệ cơ thể của chúng
− Tuy có trọng lượng khá nhẹ, nhưng mỏ của loài chim này rất khỏe
− Chúng ta có thể tìm thấy chim Toucan trong những cánh rừng thuộc châu Mĩ
− Bên ngoài mỏ của loài chim này được bao bọc bởi chất sừng, còn bên trong mỏ lại được cấu tạo bởi các sợi xương.
18. Nicobar Pigeon – Chim bồ câu Nicobar
Được tìm thấy trên các đảo nhỏ và ở các vùng ven biển từ quần đảo Andaman và Nicobar , Ấn Độ , từ phía đông quần đảo Malay đến Solomons và Palau
Nicobar là một loài bồ câu lớn, dài 40 cm (16 in). Đầu và cổ có màu xám, thân màu xanh lá cây và màu đồng. Đuôi rất ngắn và có màu trắng. Phần còn lại của bộ lông của nó là màu xanh kim loại. chân và bàn chân chắc khỏe có màu đỏ xỉn
Chim bồ câu Nicobar đi lang thang theo đàn từ đảo này sang đảo khác, thường ngủ trên các đảo nhỏ ngoài khơi, nơi không có động vật săn mồi nào và dành cả ngày ở những khu vực có nhiều thức ăn, và không hề e ngại những khu vực có con người sinh sống. Thức ăn của nó bao gồm hạt , quả và chồi non, chúng thường bị thu hút bởi các khu vực có sẵn ngũ cốc do con người trồng trọt.
Loài này làm tổ trong rừng rậm trên đảo nhỏ ngoài khơi, thường ở các hòn đảo lớn. Nó xây dựng một chiếc tổ treo lỏng lẻo trên cây và thường đẻ một quả trứng màu trắng mờ hình elip
17. Victoria Crowned Pigeon
Sở hữu vẻ bề ngoài mỹ miều với bộ lông vũ màu xanh pha ánh tím tuyệt đẹp, đôi mắt sắc sảo đỏ rực nổi bật có viền và đặc biệt là chỏm lông dựng như mào trên đỉnh đầu. Chỏm lông này giống như một thứ trang sức lộng lẫy với những điểm nhấn trắng hình cánh quạt. Cũng chính chỏm lông trang sức khiến loài chim này hệt như một nữ hoàng đang đội vương miện.
Được biết, nhờ vẻ đẹp nổi trội và duyên dáng này, loài chim bồ câu được đặt tên theo tên của nữ hoàng Anh Victoria. Đặc biệt hơn, chim trống và chim mái thuộc loài bồ câu vương miện Victoria có ngoại hình giống hệt nhau.
Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường, con người, kể cả các chuyên gia cũng không thể phân biệt được đâu là con trống, đâu là con mái. Để nhận dạng được giới tính của loài bồ câu vương miện Victoria này, các nhà khoa học buộc phải xét nghiệp ADN hoặc phẫu thuật.
Với chiều dài cơ thể trung bình là 73-75cm, cá biệt có con dài đến 80cm và năng 3,5kg, bồ câu vương miện Victoria được xem là loài bồ câu lớn nhất trên thế giới. Chúng sinh sống chủ yếu ở những vùng đầm lầy, những khu vực có phù sa bồi đắp và những cánh rừng dừa nước thuộc miền bắc New Guinea và các hòn đảo xung quanh đó. Là loài chim sinh sống theo bầy đàn hoặc đi tìm thức ăn với nhau theo đôi theo cặp, chim bồ câu vương miện Victoria có dáng điệu vô cùng chậm rãi và từ tốn.
Thức ăn của chúng chủ yếu là trái cây chín rụng, thỉnh thoảng có cả các loại hạt và động vật không xương sống. Khi thấy nguy hiểm, loài chim này thường bay thẳng lên những tán cây rậm rạp và ở trên đó rất lâu, giao tiếp với nhau bằng tiếng gọi và những cái búng đuôi. Tiếng đập cánh của chúng rất to, và tiếng gọi nhau của chúng cũng vọng rất xa, nghe giống như tiếng hú của con người.
Đến mùa sinh sản, con trống thường quyến rũ con mái bằng một điệu nhảy tiều phu: chúng vươn đầu lên cao rồi bổ đầu xuống theo nhịp điệu đều đều, đuôi vểnh lên theo từng nhịp bổ, động tác giống như đang bổ củi. Con mái thường chỉ đẻ một quả trứng vào bên trong tổ, sau đó cả hai con thay phiên nhau ấp trứng trong vòng 30 ngày. Sau khi nở, chú chim con sẽ được bố mẹ chăm sóc trong vòng 13 tuần, sau đó nó sẽ rời tổ và sống tự lập một mình.
Hiện tại, loài chim xinh đẹp này được liệt vào danh sách những loài động vật nguy cấp, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân xuất phát từ việc chúng bị mất môi trường sống do phá rừng, và vì bị săn bắt bừa bãi để lấy lông và thịt. Thêm vào đó, việc mỗi lần chỉ đẻ một quả trứng càng khiến cho số lượng của loài chim này khó được duy trì.
16. Gouldian Finch – Chim Bảy Màu
Đây là loài chim cảnh tuyệt vời ho Finch, xuất xứ từ Châu Úc. Chúng sống thành từng bầy nhỏ ở những miền đồi hay thảo nguyên khô nóng, nơi nhiệt độ có thể lên tới trên 40 độ C. Chính vì sống trong vùng khí hậu như vậy nên thời gian ấp trứng và nuôi con của chúng ngắn hơn nhiều loài chim cùng họ, và chúng cũng ít chịu chăm chỉ ấp, ủ ấm chim con như các loài finch khác.
Nhập cư vào châu Âu, châu Mĩ, khó khăn lớn nhất với người nuôi là tạo điều kiện sống cho chúng phat triển, sinh đẻ trong chuồng được. Vì sau khi làm quen với khí hậu , thổ nhưỡng mới, thường chúng chỉ chịu bắt cặp đẻ chứ không chịu ấp trứng và nuôi con.
Trong thiên nhiên, Gouldian Finch gần như không đan bện tổ, mà thường chọn những hốc gây, bọng cây có sẵn để xây mái ấm. Chim trống chịu trách nhiệm tha rơm, cỏ khô… về lót ổ, các mối bện thường cẩu thả và đơn giản. Chim mái chỉ đứng ngoài xem và chỉ đạo; Tổ xong xuôi, cô nàng chui vào đẻ, mỗi ổ trung bình có 3-7 trứng, như nhiều loài finch khác, cả bố mẹ Gould đều tham ấp trứng và nuôi con.
Thông thường chúng ăn các loại hạt khô, sau khi chim non ra đời, thường cũng là lúc có những cơn mưa đầu tiên, chúng ăn những hạt cỏ nẩy mầm sau mưa, và sâu bọ nhỏ để thức ăn mớm cho con được mềm mại và bổ dưỡng hơn.
Người đầu tiên phát hiện với thế giới loài chim này là nhà tự nhiên học Gould. Ngạc nhiên trước vẻ đẹp lộng lẫy, sự phân bố màu sắc rực rỡ của loài chim tuyệt vời này, ông đã đặt tên cho chúng là Lady Gould, để tôn vinh và tỏ lòng biết ơn đến người vợ của mình, người đã cùng ông bôn ba muôn dặm để nghiên cứu về các loại chim Úc châu.
15. Red Fan Parrot Vẹt quạt Đỏ
Red Fan Parrot ( Deroptyus accipitrinus ), còn được gọi là vẹt diều hâu đầu đỏ , là loài vẹt đến từ rừng mưa Amazon, là thành viên duy nhất của chi Deroptyus .
Chúng sống ở Ecuador , Suriname , Bolivia , Brazil , Colombia , các khu vực phía đông bắc Peru , Venezuela , Guiana thuộc Pháp và Guyana .
Red Fan Parrot sở hữu lông cổ dài có thể tạo hình thành một chiếc quạt tinh xảo, giúp làm tăng đáng kể kích thước của nó, và thường được sử dụng khi bị đe dọa. Chúng thường sống trong rừng không bị con người làm phiền, kiếm ăn trong tán trên của rừng. Mặt có màu nâu sẫm với những vệt trắng, mảng đen tròn, mắt nâu, cánh màu xanh lá cây, sườn đuôi và ngực có màu đỏ xanh xen kẽ.
Red Fan Parrot làm tổ trong các lỗ trên cây và gốc cây. Đẻ từ hai đến ba quả, thường nở sau khoảng 26 ngày. Chim non bắt đầu cuộc sống tự lập trong tự nhiên khi được khoảng 10 tuần tuổi. Chỉ có hai tổ được kiểm tra ngoài tự nhiên và cả hai đều chỉ có một chim non.
Red Fan Parrot, mặc dù không đặc biệt phổ biến ở aviculture chúng đôi khi được nuôi nhốt như chim cảnh. Trong khi những con chim chưa trưởng thành có xu hướng ngoan ngoãn, thì con trưởng thành lại thường đặc biệt xấu tính, bướng bỉnh và mạnh mẽ, thường thể hiện sự hung dữ cực độ đối với con người và những con chim khác sống cùng chúng (bao gồm cả những loài khác của chúng và / hoặc bạn tình của chúng) , đặc biệt trong điều kiện nuôi như chim cảnh.
Red Fan Parrot khi được nuôi như thú cưng có xu hướng gắn kết với một người và đòi hỏi phải có kinh nghiệm trong cả việc giữ chim và đọc ngôn ngữ cơ thể của vẹt. Tuy nhiên, như với tất cả các loài vẹt, tính khí có thể thay đổi rất nhiều từ cá nhân này sang cá nhân khác và một số vẹt quạt đỏ là những người bạn đồng hành tuyệt vời.
14. Major Mitchell Cockatoo Vẹt Mào Mitchell Úc
Vẹt Mào Mitchell ( Lophochroa chìbeateri ), còn được gọi là Cockatoo Leadbeater hay vẹt mào hồng , là loài vẹt cỡ trung sinh sống ở các khu vực nội địa khô cằn và bán khô cằn của Úc
Với bộ lông trắng và màu hồng cá hồi có kết cấu mềm mại và mào lớn màu đỏ và vàng tươi , chúng thường được mô tả là đẹp nhất trong tất cả các loài vẹt mào. Nó được đặt tên để vinh danh Thiếu tá Thomas Mitchell , người đã từng mô tả về loài chim này như sau: “Few birds more enliven the monotonous hues of the Australian forest than this beautiful species whose pink-coloured wings and flowing crest might have embellished the air of a more voluptuous region”
Con mái và con đực Mitchell gần như giống hệt nhau. Những con đực thường lớn hơn. Con cái có một dải màu vàng rộng hơn trên đỉnh và phát triển mắt đỏ khi trưởng thành.
Loài chim này đạt đến độ tuổi sinh sản khi được 3 – 4 tuổi. Con vẹt mào già nhất được ghi nhận đã chết ở tuổi 83.
Quần thể chim Major Mitchell đã giảm đáng kể do những thay đổi tác động bởi con người đối với vùng nội địa Úc. Major Mitchell thích sống ở những khu rừng rộng lớn, đặc biệt ưa thích các loài cây lá kim ( Callitris spp.), Sheoak ( Allocasuarina spp.) và bạch đàn. Không giống như các loài vẹt mào khác, các cặp Major Mitchell sẽ không làm tổ gần nhau, vì vậy chúng không thể chịu đựng được việc môi trường sống bị phân tán nhỏ, và chúng cần những khu vực có phạm vi rộng để sinh sống.
Ở vùng Mallee của Victoria, nơi có thể tìm thấy hai loài Galah và Major Mitchell đang làm tổ trong cùng một khu vực, hai loài thỉnh thoảng đã sinh ra những đứa con lai.
13. Golden Pheasant – Trĩ 7 Màu
Trĩ 7 Màu còn được gọi là gà lôi Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, Chim Trĩ là một loài chim quý hiếm và có giá trị cao về nghệ thuật cũng như giá trị kinh tế đem lại. Chúng trưởng thành trông rất xinh đẹp và quyến rũ với bộ lông nhiều màu sắc sặc sỡ kết hợp và đan xen vào nhau.
Có nguồn gốc khu vực miền núi phía Tây Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng đã được thuần hóa thành công ở Vương Quốc Anh. Hiện nay, chim trĩ 7 màu đã nhân giống, lai tạo ra nhiều màu sắc khác nhau trên nhiều nước ở Châu Âu, Mỹ và Châu Á.
Chim trĩ 7 màu trống có chiều dài 90-105cm. Chim trĩ 7 màu mái có chiều dài khoảng 60-80cm. Về cơ bản, ở Việt Nam có thể chia ra 3 loại:
Chim trĩ 7 màu đỏ
Chim trĩ 7 màu vàng
Chim trĩ 7 màu xanh
Chim trĩ 7 màu sinh sản theo mùa, thông thường từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch. Trong điều kiên chăm sóc tốt có thể đẻ khoảng 15-20 trứng/ 1 mùa. Trứng nở sau 23 ngày.
Chúng ăn hạt, lá và côn trùng trên mặt đất nhưng chúng đậu trên cây vào ban đêm. Trong mùa đông, đàn có xu hướng tìm kiếm thức ăn gần khu định cư của con người ở bìa rừng, chủ yếu lấy lá và hạt lúa mì. Vì khả năng bay vụng về trong và chỉ có thể bay được những đoạn ngắn, chúng thích chạy và dành phần lớn thời gian trên mặt đất.
12. Indian Peacock – Chim Công Ấn Độ
Công Ấn Độ hay Công lam (danh pháp hai phần: Pavo cristatus), một loài chim lớn và màu sắc rực rỡ, là một loài chim công có nguồn gốc từ Nam Á, nhưng đã được du nhập đến nhiều nơi trên thế giới. Loài này lần đầu tiên được đặt tên và được mô tả bởi Linnaeus vào năm 1758, và danh pháp Pavo cristatus được sử dụng đến ngày nay.
Công trống chủ yếu có màu xanh lam với chiếc mào cánh quạt gồm những sợi lông hình sợi cáp nối với phần chóp có hình cái bàn xẻng. Nổi bật bởi nhiều chuỗi dài những đốm hình mắt đầy màu sắc ghép vào mặt trên từng chiếc lông đuôi thon dài thướt. Những chiếc lông cứng được nâng lên thành hình cánh quạt và vỗ nhẹ trong các màn xòe đuôi tán tỉnh công mái.
Công mái không có chuỗi đốm mắt rực rỡ, không có bộ đuôi dài, cổ xanh lục thấp và bộ lông màu nâu xỉn.
Công lam Ấn Độ sống chủ yếu trên mặt đất tại vùng rừng xanh thông thoáng hoặc trên đất canh tác, nơi chúng tìm kiếm quả mọng, ngũ cốc, nhưng chim công cũng ăn con mồi như rắn, thằn lằn và gặm nhấm nhỏ. Tiếng kêu inh ỏi khiến chim công dễ bị phát hiện, trong cánh rừng đó thường báo hiệu sự hiện diện của động vật ăn thịt như loài hổ. Chim công kiếm ăn trên mặt đất theo đàn nhỏ, thường cố vượt qua bụi rậm bằng chân và tránh bay, mặc dù chim công cũng bay lên cây cao để đậu.
Chim công kiếm ăn trên mặt đất theo các nhóm nhỏ, mà thường là một con trống và 3-5 con mái. Sau mùa sinh sản, những đàn có xu hướng hình thành chỉ có chim mái và đàn chim non. Chúng được tìm thấy vào thời điểm sáng sớm và có xu hướng nấp dưới bụi rậm tránh nắng nóng trong ngày. Chim thích rỉa lông phủi bụi và vào lúc hoàng hôn, đàn chim bước đi theo hàng đơn đến một vũng nước yêu thích để uống. Khi bị quấy rầy, chim công thường trốn bằng cách chạy, hiếm khi bay
Loài chim này được tôn sùng trong thần thoại Hindu và thần thoại Hy Lạp và là quốc điểu của Ấn Độ. Công Ấn Độ được liệt kê là loài ít quan tâm bởi IUCN.
11. Rainbow Lorikeet – Vẹt Ngũ Sắc
Rainbow Lorikeet – Vẹt Ngũ Sắc là một loài vẹt tìm thấy ở Úc . Nó là phổ biến dọc theo bờ biển phía đông, từ phía bắc Queensland đến Nam Úc . Môi trường sống của chúng là rừng mưa nhiệt đới , bụi rậm ven biển và khu vực rừng cây.
Rainbow Lorikeet có kích thước trung bình, với chiều dài dao động từ 25 đến 30 cm (10 đến 12 in) tính cả đuôi. Trọng lượng thay đổi từ 75 đến 157 g (2,6 .55,5 oz). Đầu có màu xanh thẫm với cổ màu vàng xanh lục và phần còn lại của thân trên (cánh, lưng và đuôi) có màu xanh lá cây. Ngực có màu cam / vàng. Bụng có màu xanh thẫm, đùi có màu xanh. Khi bay, phần lông cánh trên màu vàng tương phản rõ ràng với phần lông dưới cánh màu đỏ. Con non có mỏ màu đen , dần dần chuyển sang màu cam ở người trưởng thành.
Không giống như vẹt eclectus , Rainbow Lorikeet không có bất kỳ đặc điểm lưỡng hình rõ ràng. Con đực và con mái trông giống hệt nhau, và cần phải phẫu thuật hoặc xét nghiệm DNA để phân nhận biết được giới tính của chúng.
Rainbow Lorikeet thường đi cùng nhau theo cặp và thỉnh thoảng tập hợp lại thành một bầy lớn để bay cùng nhau, sau đó chúng lại phân tán thành các cặp riêng lẻ. Các cặp bảo vệ khu vực kiếm ăn và làm tổ của chúng một cách quyết liệt trước sự xâm phạm của các cặp khác và cả các loài chim khác.
Rainbow Lorikeet chủ yếu ăn trái cây, phấn hoa và mật hoa. Chúng sở hữu một chiếc lưỡi thích nghi đặc biệt cho chế độ ăn uống đặc biệt của chúng. Đầu lưỡi được trang bị những chiếc gai nhỏ phù hợp với việc thu thập phấn hoa và mật hoa. Mật hoa từ cây bạch đàn là nguồn thức ăn rất quan trọng ở Úc, các nguồn mật hoa quan trọng khác là Pittosporum , Grevillea , Spathodea campanulata.
Ở nhiều nơi, bao gồm các khu cắm trại và các khu vườn ngoại ô, những con lorikeet hoang dã đã quá quen thuộc với con người đến nỗi chúng có thể được cho ăn bằng tay. Khoảng 8 giờ sáng và 4 giờ chiều mỗi ngày, những con chim tụ tập thành một đàn lớn, ồn ào trong khu vực chính của công viên. Du khách được khuyến khích cho chúng ăn mật hoa được chuẩn bị đặc biệt và những con chim sẽ vui vẻ đậu trên tay và đầu của mọi người để tham gia bữa tiệc.
Tuy nhiên, nhiều người không hiểu về chế độ dinh dưỡng đặc biệt của chúng, họ cho chúng ăn bánh mì hoặc bánh mì phủ mật ong. Việc này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe và hình thành lông ở những con lorikeet trẻ. Gói hỗn hợp với dinh dưỡng phù hợp cho lorikeet thường có sẵn từ bác sĩ thú y và cửa hàng vật nuôi gần đó.
Rainbow Lorikeet sinh sản từ cuối mùa đông đến đầu mùa hè (tháng 8 đến tháng 1). Ở những nơi khác ở Úc, việc sinh sản đã được ghi nhận trong mỗi tháng trừ tháng ba, thay đổi từ vùng này sang vùng khác do sự thay đổi trong nguồn thức ăn và khí hậu. Chúng thường làm tổ ở các hốc cây cao như bạch đàn , thân cây cọ hoặc các vách đá nhô ra. Ở quần đảo Admiralty chúng làm tổ trong các lỗ trên mặt đất nơi các đảo nhỏ không có thú ăn thịt. Các cặp đôi khi làm tổ trong cùng một cây với các cặp lorikeet khác hoặc các loài chim khác.
Chúng đẻ từ một đến ba quả trứng, được ấp trong khoảng 25 ngày. Nhiệm vụ ấp trứng được thực hiện bởi một mình con mái.
Rainbow Lorikeet chủ yếu theo chế độ một vợ một chồng và vẫn thường ghép đôi với nhau trong thời gian dài.
10. Masked Trogon
Masked Trogon là một loài chim thuộc họ Trogonidae . Chúng khá phổ biến trong các khu rừng cao nguyên ẩm ướt ở Nam Mỹ , chủ yếu là Andes và Tepuis
Masked Trogon có kích thước trung bình, dài 27 cm (11 in) và khối lượng 56 gram (2,0 oz). Giống như tất cả các loài trogons, chúng dị hình giới tính mạnh (tức con đực có ngoại hình khác so với con mái).
Phần trên, đầu và ngực trên của con đực có màu xanh lục bóng, đỏ đồng hoặc vàng lục khác nhau (tùy thuộc vào phân loài). Bụng và ngực dưới có màu đỏ; phần sau tách ra từ ngực trên màu xanh lục bằng một dải màu trắng hẹp. Con đực có vòng mắt khác biệt, có màu đỏ trong hầu hết các phân loài, nhưng có xu hướng màu cam trong các phân loài từ tepuis. Con cái có màu nâu ở trên, với bụng và ngực màu hồng đến đỏ; dải màu trắng ngăn cách màu nâu và đỏ ở mặt dưới của nó thường hẹp hoặc bị che khuất. Con cái của tất cả các phân loài có vòng mắt màu trắng một phần
Chúng ăn côn trùng và trái cây ,Mặc dù chúng bay của họ rất nhanh, nhưng chúng thường ít di chuyển bằng chân. Trogon thường không di cư. Chúng là loại động vật duy nhất có sự sắp xếp ngón chân dị. Chúng làm tổ trong các hốc đào ở thân cây hoặc tổ mối, đẻ 2 quả trứng màu trắng hoặc màu pastel. Thời gian ấp trứng thay đổi tùy theo loài, thường kéo dài trong khoảng 16 ngày 19 ngày. Những con chim non có lông mọc nhanh chóng và chúng mất 23-25 ngày để rời tổ.
Chân và bàn chân của họ yếu và ngắn, và trogons về cơ bản không thể đi bộ ngoài khả năng chuyển động nhẹ dọc theo một nhánh cây. Chúng thậm chí không có khả năng quay vòng trên cành cây mà không sử dụng đôi cánh của chúng. Tỷ lệ cơ chân so với trọng lượng cơ thể trong trogons chỉ là 3 phần trăm, tỷ lệ thấp nhất được biết đến của bất kỳ loài chim nào. Sự sắp xếp các ngón chân trên bàn chân của trogons cũng là duy nhất giữa các loài chim
9. Blue jay – Giẻ cùi lam
Giẻ cùi lam là một loài chim thuộc họ Quạ, là loài bản địa của Bắc Mỹ. Chúng sống ở khắp miền Đông và Trung Hoa Kỳ và miền Nam Canada, những cá thể sống ở miền Tây có thể di cư.
Loài này sinh sản trong các khu rừng rụng lá và rừng tùng bách, và thường gần các khu dân cư. Chúng thường có màu lam với ức và bụng màu trắng, và mào màu lam. Nó có vòng lông hình chữ U màu đen quanh cổ và viền đen sau mào.
Không có sự khác biệt về kích thước và bộ lông giữa con đực và cái, và bộ lông không thay đổi trong năm. Có 4 phụ loài của loài này đã được ghi nhận.
Giẻ cùi lam ăn chủ yếu là các loại hạt, cây sồi, trái cây mềm, động vật chân đốt, và thỉnh thoảng ăn các loài động vật có xương sống nhỏ. Chúng đặc biệt nhặt thức ăn từ cây, cây bụi, và trên mặt đất, mặc dù đôi khi săn bắt côn trùng.
Cả chim bố và mẹ cùng xây tổ hình chiếc cốc hở trên nhánh cây. Tổ có thể chứa 2 đến 7 trứng, các trứng có màu lam hoặc nâu nhạt với các đốm màu nâu.
Chim mới nở được mẹ mớm mồi trong vòng 8-12 ngày. Chúng ở trong tổ cùng chim bố mẹ trong vòng 1 đến 2 tháng trước khi rời tổ.
8. Turaco
Touraco được tìm thấy trên các khu rừng thường xanh đến thảo nguyên ở Châu Phi. Có khoảng 18 loài chim đáng yêu này. Màu sắc của chúng có thể thay đổi từ đỏ, xanh lá cây, xanh dương, vàng, tím và nâu.
Turacos cũng là loài chim thú cưng phổ biến. Trong điều kiện nuôi nhốt chúng có thể sống hơn ba mươi tuổi. Turacos thích ăn chuối, nho và đu đủ. Một con Turaco nuôi bởi con người khá thân thiện và cũng có thể được cho ăn bằng tay.
Turacos là loài chim sống trên cây đặc hữu của Châu Phi vùng cận Sahara , nơi chúng sống trong rừng và thảo nguyên. Chúng sống thành bầy không di cư mà di chuyển theo nhóm gia đình lên đến 10 cá thể. Nhiều loài khá ồn ào, thường xuyên kêu lên báo động sự hiện diện của động vật khác hoặc của của kẻ thù. Chúng xây những chiếc tổ lớn trên cây, và đẻ 2 hoặc 3 quả trứng.
Turacos là những con chim có kích thước trung bình. Chúng có chiều dài từ 40 đến 75 cm. Khả năng bay lượn kém, nhưng là những tay leo trèo cự phách, di chuyển nhanh nhẹn trên cành cây và qua các thảm thực vật. Con non có móng vuốt trên cánh giúp chúng leo trèo.
Chúng có cách sắp xếp bàn chân độc đáo, trong đó ngón chân thứ tư có thể được đưa ra phía sau bàn chân, gần như chạm vào ngón chân thứ nhất, hoặc xoay ra phía trước gần ngón thứ hai và thứ ba . Mặc dù có sự linh hoạt này, ngón chân thực sự thường được giữ ở góc vuông với trục của bàn chân.
Turacos là những con chim có màu sắc rực rỡ, thường là xanh dương, xanh lá cây hoặc tím. Màu xanh lục trong turacos đến từ turacoverdin, sắc tố xanh thực sự duy nhất ở loài chim được biết đến cho đến nay. Màu xanh lá cây trên lông của các loài chim khác đến từ sự phản xạ không đầy đủ của ánh sáng, khi ánh sáng từ sắc tố vàng đi qua các tế bào xanh dương hoặc ngược lại. Cánh Turaco chứa sắc tố đỏ turacin , không giống như ở các loài chim khác, nơi màu đỏ là do carotenoids. Cả hai sắc tố đều có nguồn gốc từ porphyrin và chỉ được biết đến từ loài Musophagidae hiện nay.
Giải thích: Mặc dù màu xanh lá có khắp mọi nơi, màu cây, cỏ, hoa … nhưng trong tự nhiên sắc tố xanh lá đến từ chất diệp lục, và chất này thì tuyệt nhiên không có ở loài động vật nào hết. Turacoverdin là một sắc tố uroporphyrin đồng độc đáo chịu trách nhiệm cho màu xanh lá cây tươi sáng của một số loài chim thuộc họ Musophagidae , đáng chú ý nhất là turaco. Nó liên quan về mặt hóa học với turacin, một sắc tố màu đỏ cũng được tìm thấy hầu như chỉ có trong turacos.
7. Macaws
Vẹt Macaw (phát âm tiếng Việt như là Vẹt Mắc-ca) hay còn gọi là Vẹt đuôi dài là tập hợp đa dạng các loài vẹt có đuôi dài, từ nhỏ đến lớn, thường sặc sỡ màu sắc và thuộc về phân họ Vẹt Tân thế giới Arinae phân bố phần lớn ở Nam Mỹ. Nhiều loài trong số chúng được ưa chuộng để nuôi làm chim cảnh.
Những con vẹt Macaw nguồn gốc ở Mexico, Trung Mỹ, Nam Mỹ, và trước đây là vùng biển Caribbe. Phần lớn các loài có liên quan đến môi trường rừng rậm, đặc biệt là rừng nhiệt đới, nhưng những loài khác thích môi trường sống như rừng hoặc thảo nguyên.
Các loài vẹt Macaw lớn có chiều dài trung bình từ 50 cm (Military Macaws – vẹt quân sự) tới 110 cm (Hyacinth Macaws – vẹt lục bình) bao gồm cả chiếc đuôi dài của chúng. Loài vẹt Macaw nhỏ hơn có chiều dài từ 25 tới 50 cm.
Vẹt Macaws ăn nhiều loại thực phẩm bao gồm hoa quả, trái cây cọ, các loại hạt, mầm, lá, hoa, và thân cây. Trong môi trường hoang dã chúng có thể di chuyển hơn 100km để tìm thức ăn.
Một số loại thực phẩm loài vẹt đuôi dài ăn trong tự nhiên có chứa chất độc hại. Người ta cho rằng vẹt đuôi dài ở lưu vực sông Amazon ăn đất sét từ bờ sông, để trung hòa các chất độc này. Hàng trăm con vẹt đuôi dài và vẹt khác ở phía tây Amazon xuống đến bờ sông tiếp xúc với tiêu thụ đất sét hầu như hàng ngày ngoại trừ những ngày mưa.
Khi được chăm sóc đúng cách, một số loài Macaw, chẳng hạn như loài Macaw xanh và vàng có thể sống trung bình 60 năm, và nhiều loài đã được ghi nhận sống tới 80 năm hoặc thậm chí hơn như vậy.
Những người quan tâm đến việc chăm sóc một con vẹt Macaw được khuyến cáo mạnh mẽ đảm bảo rằng họ sẵn sàng cam kết có đủ thời gian để chăm sóc cho vẹt cưng của họ. Không có gì lạ khi những con chim này sống lâu hơn chủ của chúng, vì vậy bạn hãy chuẩn bị kỹ lưỡng phương cách chăm sóc và thời gian của mình trước khi nhận nuôi bất kì chú vẹt cưng nào.
6. Flamingo – Chim Hồng Hạc
Chim Hồng Hạc có tên tiếng anh là Flamingos, thuộc họ Phoenicopteridae, là một loài chim lội nước. Khi trưởng thành, hồng hạc cao 1,2m đến 1,5m. Tuy nhiên so với chiều cao thì chúng rất nhẹ, chỉ từ 1,8kg đến 3,6kg. Điều này lý giải một phần ý nghĩa của câu “mình hạc xương mai”.
Chim hồng hạc thường sống ở các hồ lớn, nông hoặc các đầm phá ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Những nguồn nước này có thể ở trong khu vực đất liền hoặc gần đại dương. Một số chim hồng hạc di cư do sự thay đổi của môi trường sống như nguồn thức ăn và nước uống. Hầu hết chim hồng hạc không di cư. Các quần thể chim hồng hạc Andean thường sinh sản ở độ cao khi di chuyển đến các khu vực ấm hơn trong mùa đông.
Chúng sinh sống chủ yếu tại các nơi nước nông, vùng đầm lầy và tụ tập theo đàn có số lượng từ vài chục đến hàng ngàn con, tạo thành một xã hội chim thu nhỏ. Những đàn trung bình thường có 71 con. Kỷ lục đã ghi lại khi có đàn khoảng một triệu con hồng hạc tập trung tại Đông Phi. Tuy sống theo đàn với số lượng cá thể lớn, nhưng chúng chỉ kết đôi và sống chung thủy với nhau. Đôi khi vẫn có một vài con lén lút “ngoại tình” nhưng rất ít.
Chim hồng hạc mới sinh cho đến khi trưởng thành thay đổi màu sắc dần dần: chuyển từ trắng sang hồng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thức ăn của chúng. Chim hồng hạc thường ăn tảo, ấu trùng nhỏ, động vật thân mềm,tôm, cá nhỏ ở các vùng nước mặn. Những thực phẩm này đều có chứa rất nhiều carotene – đây là nguyên nhân làm cho bộ lông trắng sẽ chuyển dần sang hồng.
Cấu tạo mỏ của chim Hồng Hạc khác hoàn toàn với phần lớn các loài chim khác, và cả con người. Mỏ trên của chúng hoạt động rất linh hoạt, có thể cử động lên xuống, nhưng mỏ dưới bị giữ cố định. Khi ăn, Hồng Hạc chúi đầu ngập xuống nước, đầu quay ngược lên trên (giống lưỡi câu); chân có thể khoắng bùn để lật các loại động vật, ấu trùng nhỏ. Khi đó chúng mở to mỏ trên, rút lưỡi vào trong để nước tràn vào. Sau đó khép mỏ lại và dùng lưỡi đẩy nước qua mũi. Mũi chim hồng hạc có cấu tạo đặc biệt (giống như tổ ong) có tác dụng lọc thức ăn.
Hồng hạc cần chạy đà vài bước để tạo lực đẩy khi chuẩn bị bay. Chúng bay cùng nhau trong một đàn lớn và tận dụng sức đẩy của gió. Chim hồng hạc thường đứng trên một chân. Chúng dành tới 30% khoảng thời gian để rỉa lông của mình. Thời gian chim hồng hạc đạt đến độ trưởng thành và đủ khả năng sinh sản là 6 năm.
Các loài chim hồng hạc đều xây tổ bằng cách kéo bùn về phía chân chúng và tạo thành một gò cao tới 60 cm. Các tổ được xây rất gần nhau. Mỗi lần sinh, hồng hạc cái thường đẻ một trứng, rất ít khi có hai trứng. Thời gian ấp kéo dài từ 27 đến 31 ngày, cả con đực và cái đều thay phiên nhau ấp trứng.
Chúng ở bên con và chăm sóc con đến khoảng 5-6 năm. Dạy chim non từ cách bơi, tìm kiếm thức ăn. Khi chim non còn nhỏ, Hồng hạc cho con ăn qua việc tiết một lượng sữa. Sữa của chim Hồng hạc là chất lỏng màu đỏ cam, giàu Protein được tiết ra từ tuyến đặc biệt có trên bộ phận tiêu hóa.
Sự thật thú vị về chim Hồng Hạc
– Lông của chúng màu trắng và xám khi còn nhỏ và đổi màu dần trong quá trình sinh trưởng và tiếp nhận thức ăn.
– Chúng có cấu tạo mỏ kỳ lạ, vì vậy hồng hạc ăn ngược
– Rất điệu đà. Hồng hạc dành 15%-30% thời gian trong ngày để làm sạch lông.
– Chim đực cũng có sữa, gọi là “sữa diều”.
– Nó thích đứng một chân.
– Trong tự nhiên, tuổi thọ của chim Hồng hạc từ 20 -30 tuổi. Kỷ lục của một con chim hồng hạc già nhất được ghi nhận là 70 tuổi.
– Chúng chỉ đẻ duy nhất một trứng trong một lần sinh sản.
– Hồng hạc có lông cánh bên dưới màu đen, chỉ khi nó bay bạn mới nhìn thấy.
– Đôi khi chúng còn ăn cắp tổ của nhau – Bệnh lười và khôn lỏi khá giống tôi.
– Chim Hồng hạc có thể phát hiện mưa cách nó 500km. Cảm giác về thời tiết của nó đến nay vẫn là điều bí ẩn.
5. Taiwan blue magpie – Chim Ác Là Đài Loan
Ác là Đài Loan, tên khoa học là Urocissa caerulea là một loài chim trong họ Corvidae. Đây là giống chim đặc hữu sống tại vùng núi ở Đài Loan
Ác là Đài Loan có kích thước bằng ác là châu Âu, nhưng đuôi dài hơn. Thân dài 64–65 cm. Cảnh dài 18–21 cm và đuôi dài 40 cm. Bộ lông của chim trống và chim mái trông như nhau. Đầu, cổ và ngực có màu đen; mắt có màu vàng; mỏ và chân có màu đỏ; phần còn lại của bộ lông có màu từ xanh da trời đậm đến màu tím. Loài chim này cũng có những mảng màu trắng trên cánh và đuôi.
Ác là Đài Loan không sợ con người. Chúng có thể được tìm thấy ở gần nơi cư trú của con người ở vùng núi hay vùng đất mới trồng. Chúng sinh sống thành bầy và thường được tìm thấy trong nhóm sáu hoặc nhiều hơn, bay lướt đi như con thoi và trong rừng. Khi bay trong một nhóm, chúng bay nối đuôi nhau. Đôi khi, chúng có thể bay thành một hàng.
Tương tự như các thành viên khác của họ quạ, chúng có một tiếng kêu khàn khàn quang quác, chúng là những kẻ ăn xác thối và động vật ăn tạp. Thức ăn của chúng bao gồm rắn, động vật gặm nhấm, côn trùng nhỏ, vật, trái cây và các loại hạt. Quả sung dại và đu đủ là những món ưa thích của loài này. Chúng lưu trữ thức ăn thừa trên mặt đất bằng cách đậy lại bằng lá để ăn sau. Đôi khi họ lưu trữ thực phẩm trong lá hoặc nhánh cây
Ác là Đài Loan có chế độ một vợ một chồng. Chim mái ấp trứng trong khi chim trống giúp xây tổ và kiếm thức ăn cho chim con. Tổ của chúng thường được tìm thấy trong rừng và cỏ dại và chủ yếu được xây trên cành cao hơn từ tháng 3 đến tháng 4.
Tổ có hình dạng giống như một cái bát và được dệt bằng cành cây và cỏ dại. Thông thường có 3-8 quả trứng một lứa. Trứng có màu xanh ô liu, với các đốm màu nâu sẫm. Thời gian ấp trứng 17-19 ngày và tỷ lệ nở là 78,3%, do đó mỗi tổ có 3-7 chim con. Ác là Đài Loan có một hành vi bảo vệ tổ mạnh mẽ, và sẽ tấn công dữ dội những kẻ xâm nhập cho đến khi kẻ thâm nhập bỏ đi.
4. Himalayan Monal Chim Trĩ Himalayan
Himalaya monal ( Lophophorus impejanus ), Đây là một loài chim đẹp trong gia đình họ trĩ, và nó cũng là một loài chim quốc gia của Nepal. Chúng được tìm thấy ở dãy Himalaya từ phía đông Afghanistan đến Bhutan, ngoài ra chúng cũng được tìm thấy ở một số nơi khác như đông bắc Ấn Độ, miền nam Tây Tạng và Miến Điện.
Himalaya monal là loài chim có kích thước cơ thể tương đối lớn với chiều dài trung bình khoảng 70cm, cân nặng khoảng từ 1,8 đến 2,4kg.
Chim trống trưởng thành có bộ lông nhiều màu, trong khi chim mái thường có một màu xám rằn ri và một vệt trắng nổi bật phía dưới cổ. Chim chưa trưởng thành có màu lông giống với chim mái.
Bộ lông của chim trống được đánh giá là đẹp, bao gồm màu xanh ngọc ở trên đầu có kèm theo những sợi lông mào, kế đến là màu đen ở hai bên mặt, màu cam ở phía trên cổ, phần nối giữa cổ và lưng có màu vàng xanh, trên lưng và cánh là màu xanh tía, đuôi là một màu nâu cam. Phần bụng dưới là màu đen.
Vào mùa hè chúng thường xuất hiện lang thang trên các sườn đồi cỏ, và thường bị bắt gặp trong các chuyến bay giữa các thung lũng rất đẹp mắt.
Vào mùa đông chúng thường xuất hiện trong các rừng cây lá kim và đi bộ trên tuyết.
Himalaya monal có đôi chân khoẻ và cái mỏ thích hợp cho việc đào xới đất cứng để tìm thức ăn. Phương pháp tìm kiếm thức ăn của chúng để lại dấu vết rõ ràng với những vết lõm xuống đất sâu đến 25cm. Khẩu phần ăn khá đa dạng bao gồm các hạt, củ, chồi, quả mọng và côn trùng.
Mùa sinh sản bắt đầu vào tháng 4, Chim trống thu hút chim mái bằng các cuộc gọi và vũ điệu tán tỉnh đơn giản chủ yếu là phô bày vẻ đẹp cơ thể. Khi một chim mái chú ý và chấp nhận làm bạn, không lâu sau đó chim mái sẽ đẻ từ 3 đến 5 quả trứng trên mặt đất.
Chim mái sẽ ấp trứng một mình khoảng 27 ngày và chim trống có trách nhiệm canh giữ bảo vệ tổ. Các chim non sau khi nở sẽ theo bố mẹ và nhận sự chăm sóc khoảng 6 tháng, sau đó chúng bắt đầu cuộc sống độc lập.
Hiện nay loài chim này tuy có giảm đi do các tác nhân môi trường sống bị thu hẹp và nạn săn bắn, tuy nhiên chúng không có nguy cơ cao.
3. Indian Roller Bird
Chim sả rừng hay còn gọi là sả Ấn Độ (danh pháp hai phần: Coracias benghalensis) chúng phân bố ở nhiều ở khu vực châu Á, từ Irac và các tiểu vương quốc Ả-rập, Nam Á qua Tiểu lục địa Ấn Độ.
Môi trường sống chính của nó bao gồm các khu vực trồng trọt, rừng thưa và đồng cỏ. thức ăn chủ yếu là côn trùng, thông thường chúng bắt mồi trên không trung, các loài bò sát nhỏ,
Khi đi săn mồi chúng thường đậu trên các cành cây để quan sát, đôi khi chúng cũng ăn cả động vật có vú nhỏ như chuột.
Chúng có chiều dài cơ thể khoảng 26-27cm, lưng có màu nâu vàng, cổ và ngực có màu tía, trên cổ có những sợi lông trắng đen chạy dọc theo cổ,
Phần đầu cánh là một màu xanh đậm, phần giữa cánh và bụng có màu xanh nhạt, đuôi và và cánh có các màu xanh đậm và nhạt sen kẽ , tổng thể loài chim này có bộ lông vô cùng xinh đẹp.
Sả rừng không phải là loài chim di cư nhưng thỉnh thoảng chúng cũng di chuyển nơi ở theo mùa. Một số nơi của Ấn Độ chọn hình ảnh chim sả rừng để làm biểu tượng.
Mùa sinh sản là từ tháng 3 đến tháng 6, chúng làm tổ trong các lỗ trên cây hoặc vách đất, bên trong tổ chúng sử dụng các mảnh vụn của gỗ để lót, chim mái sẽ đẻ khoảng từ 3-5 trứng. Cả chim bố và mẹ sẽ cùng nhau ấp trứngtừ 17-19 ngày, chim non sẽ rời khỏi tổ sau khoảng 1 tháng.
2. Hummingbirds – Chim Ruồi
Chim ruồi là một trong những loài chim nhỏ nhất, trong đó chim ruồi ong hiện là loài chim bé nhỏ nhất trên Trái đất với chiều dài chỉ khoảng 5cm.
Loài chim dễ thương này có thể khả năng đặc biệt, đó là bay đứng giữa không trung nhờ khả năng đập cánh cực nhanh (dao động khoảng từ 12 tới 90 lần một giây tùy theo loài).
Để hỗ trợ cho khả năng đập cánh nhanh này, tim của chim ruồi có thể đập tới hơn 1200 nhịp một phút, nhanh gấp 10 lần nhịp tim của con người. Cơ thể của chim ruồi rất nhỏ, nhịp đập cánh rất nhanh và nhiệt độ cơ thể rất cao. Điều này nói lên rằng chim ruồi cần rất nhiều năng lượng từ các nguồn thức ăn. Một khi những con chim ruồi này thiếu thức ăn thì chúng lập tức sẽ uể oải, nhịp đập cánh chậm chạp hơn để tiết kiệm một chút năng lượng còn lại trong cơ thể của chúng.
Một vài loài chim ruồi cũng đi di cư tìm mồi và trú đông. Những loài chim ruồi đặc biệt này có sức bay rất lớn và chúng thường là những con chim ruồi châu Mỹ. Sức chịu đựng của chim ruồi cũng rất phi thường, đến mức chúng có thể bay qua quãng đường 800km trên vịnh Mexico mà không cần nghỉ.
Cái tên chim ruồi xuất phát từ âm thanh đập cánh của chúng nghe giống tiếng ruồi vo ve. Chúng cũng là loài chim duy nhất có khả năng bay lùi. Tuy bé nhỏ nhưng chim ruồi bay rất nhanh nhé, vận tốc có thể lên tới 54km/h.
Chim ruồi rất thích uống mật hoa và hình ảnh của chúng cũng thường gắn với việc đang hút mật. Tuy nhiên, chúng cũng ăn cả sâu bọ và nhện nữa, nhất là các con non.
Chim ruồi có tuổi đời trung bình khoảng 3 – 5 năm nhưng cá biệt có con sống tới 12 năm. Hiện tại người ta đã xác định được khoảng 400 chủng loại chim ruồi khác nhau. Mỗi loài chim ruồi lại có tiếng hót khác nhau và đó là một trong các tiêu chí giúp phân biệt chúng.
Vào mùa sinh sản, chim đực thu hút con cái bằng cách khoe phần ngực, nơi có phần lông sặc sỡ nhất, và di chuyển phần đầu từ bên này sang bên kia để lớp lông được phản chiếu ánh sáng bắt mắt. Chim đực cũng có thể biểu diễn trong lúc bay lượn để thể hiện sức mạnh và khả năng kiểm soát trước mặt con cái.
Tổ chim ruồi có kích thước khá nhỏ, được làm từ lá cây, mạnh nhện, cành cây và các vật liệu khác. Các tổ chim được xây dựng với cấu trúc và màu sắc sự tương đồng với môi trường xung quanh và được bảo vệ rất kỹ.
1. Resplendent Quetzal – Chim Nuốc Nữ Hoàng
Nuốc nữ hoàng, danh pháp khoa học là Pharomachrus mocinno, là một loài chim trong họ Trogonidae. Nuốc nữ hoàng là quốc điểu của nước Guatemala, chúng còn được xuất hiện trên quốc huy và quốc kỳ của nước này.
Bên cạnh Guatemala, Nuốc nữ hoàng còn phân bố nhiều ở những quốc gia Trung Mỹ khác. Xứng đáng với cái tên nữ hoàng của mình, loài chim này có bộ lông vô cùng sặc sỡ cùng với chiếc chiếc đuôi dài rất “quý phái”.
Loài này dài 36 đến 40 cm riêng con trống lên đến 65 cm nhờ chiếc đuôi cực dài quyến rũ. Con trưởng thành nặng khoảng 210 g.
Nuốc nữ hoàng có một cơ thể màu xanh lá cây (hiển thị ánh kim từ vàng xanh đến xanh tím) và ngực đỏ. Tùy thuộc vào ánh sáng, lông Nuốc nữ hoàng có thể tỏa sáng trong một biến thể của màu sắc: xanh lá cây, coban, vôi, vàng, đến ultramarine. Phần lông trên đuôi màu xanh lá cây che phủ phần đuôi thật của chúng và ở những con đực, những chiếc lông này đặc biệt lộng lẫy, dài hơn phần còn lại của cơ thể.
Mặc dù bộ lông quetzal xuất hiện màu xanh lá cây, chúng thực sự có màu nâu do sắc tố melanin. Các lớp phủ cánh chính cũng dài bất thường và mang lại vẻ ngoài tua rua. Con đực có mào giống như chiếc vương miện. Một phần được bao phủ bởi lông vũ màu xanh lá cây, có màu vàng ở con đực trưởng thành và màu đen ở con cái. Bộ lông óng ánh của chúng, khiến chúng có vẻ sáng bóng và màu xanh lá cây là một sự thích nghi ngụy trang để ẩn trong tán cây.
Da của quetzal rất mỏng và dễ bị rách, vì vậy nó đã tiến hóa bộ lông dày để bảo vệ da của nó. Giống như các thành viên khác trong gia đình trogon, nó có đôi mắt to dễ dàng thích nghi với ánh sáng mờ ảo của rừng rậm.
Nuốc nữ hoàng được coi là chuyên gia ăn trái cây , mặc dù chúng cũng kết hợp chế độ ăn của chúng với côn trùng ( ong bắp cày , kiến và ấu trùng ), ếch và thằn lằn. Đặc biệt quan trọng là bơ và các loại trái cây khác thuộc họ nguyệt quế , loài chim nuốt chửng toàn bộ trái cây qua đó giúp phân tán những hạt cây này qua đường bài tiết.
Mùa sinh sản là từ tháng 3 đến tháng 4 ở Mexico, tháng 5 đến tháng 6 ở El Salvador và tháng 3 đến tháng 5 ở Guatemala. Khi sinh sản, con cái đẻ hai quả trứng màu xanh nhạt trong một cái tổ đặt trong một cái lỗ mà chúng khoét trên thân cây mục.
Cả con trống và con mái thay phiên nhau ấp trứng, với bộ lông dài đuôi của chúng được gấp về phía sau và thò ra khỏi lỗ, khiến nó trông giống như một đám dương xỉ mọc ra từ thân cây. Thời gian ấp kéo dài khoảng 18 ngày, trong đó con đực thường ấp trứng vào ban ngày trong khi con cái ấp trứng vào ban đêm.
Khi trứng nở, cả bố và mẹ đều chăm sóc con non, cho chúng ăn trái cây, quả mọng, côn trùng, thằn lằn và ếch nhỏ. Tuy nhiên, con cái thường bỏ bê và thậm chí bỏ rơi con non gần cuối giai đoạn nuôi, để con đực tiếp tục chăm sóc con cái cho đến khi chúng sẵn sàng tự mình sống sót.
0. Bird of Paradise – Chim Thiên Đường
Trong thế giới loài chim, họ chim thiên đường (Paradisaeidae) được cho là có bộ lộng sặc sỡ và quyến rũ nhất trên hành tinh xanh. Bộ lông của những con chim trống được sử dụng trong những “nghi thức” tán tính kỳ lạ trong mùa kết đôi.
Ngoài bộ lông tuyệt đẹp, Chim thiên đường còn sở hữu tiếng hót độc đáo và cổ xưa nhất. Họ Chim thiên đường dao động về kích thước từ nhỏ như ở chim thiên đường vua chỉ nặng 50 gam và dài 15 cm tới loài mỏ liềm đen dài 110 cm và manucode mào xoăn nặng tới 430 gam
Các loài trong họ Thiên đường nói chung trông giống như quạ về hình thái cơ thể chung, và trên thực tế là nhóm có quan hệ chị-em với họ Quạ. Chúng có mỏ chắc mập hoặc dài và chân khỏe, với khoảng hai phần ba số loài là dị hình giới tính mạnh (tức là con đực có ngoại hình hoàn toàn khác biệt với con mái).
Chúng sống trong các khu rừng nhiệt đới, bao gồm rừng mưa nhiệt đới, rừng đầm lầy và rừng rêu. Ở phần lớn các loài, thức ăn chủ yếu là trái cây, mặc dù một số loài cũng thích ăn cả sâu bọ và các động vật chân khớp khác.
Các loài trong họ này xây tổ từ các vật liệu mềm, như lá, dương xỉ, tua dây leo, thường là trên các chạc cây. Số lượng trứng đẻ mỗi lần khá đa dạng. Ở các loài to lớn hơn, gần như chỉ là một quả. Các loài nhỏ hơn có thể đẻ 2-3 trứng. Trứng được ấp nở trong 16-22 ngày, và chim non rời tổ trong khoảng từ 16 tới 30 ngày tuổi.
Top 10 loài Chim Thiên Đường đẹp nhất
King of Saxony
Lesser Bird of Paradise
Twelve-wired Bird
Victoria’s Riflebird
Greater Bird of Paradise
Red bird of paradise
Magnificent Birds of Paradise
Wilson bird of paradise