Top 10+ Thẻ tín dụng tốt nhất hiện nay

Công cụ so sánh miễn phí các loại thẻ tín dụng ngân hàng hiện nay theo hạn mức tín dụng, phí thường niên, phí rút tiền mặt, lãi suất… Hãy Gửi yêu cầu tư vấn để được hỗ trợ sớm nhất hoặc liên hệ với các chuyên gia tư vấn tài chính trên TheBank để trao đổi cụ thể

5 Thông tin cơ bản nhất về thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Khi mua hàng, chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt, thay vào đó, ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho chủ thẻ để mua sắm và chủ thẻ sẽ thanh toán lại cho ngân hàng khoản giao dịch này vào cuối kỳ hạn.

Hiểu một cách đơn giản, thẻ tín dụng là loại thẻ “chi tiêu trước – trả tiền sau”. Ngân hàng sẽ cấp cho bạn một số tiền nhất định (tùy thuộc loại thẻ và tùy nhu cầu của khách hàng) để bạn thực hiện việc thanh toán khi mua hàng. Đến kỳ hạn thanh toán, chủ thẻ sẽ trả lại cho ngân hàng số tiền này kèm theo lãi suất. Thông thường ngân hàng sẽ miễn lãi suất cho chủ thẻ trong vòng 45 ngày, bắt đầu từ ngày 46 lãi suất mới được tính. 

Đặc điểm của thẻ tín dụng 

Thẻ tín dụng có những đặc điểm nổi bật sau:

  • Khách hàng được “chi tiêu trước – trả tiền sau” với 45 ngày miễn lãi suất
  • Sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ chỉ có thể thanh toán khi mua sắm, chi tiêu. Ngân hàng không cho phép chuyển khoản bằng thẻ tín dụng
  • Đặc quyền của chủ thẻ khi sử dụng thẻ tín dụng là được hưởng các ưu đãi khi mua sắm, thanh toán như giảm giá, hoàn tiền, tích điểm thưởng…
  • Chi tiêu theo hạn mức được ngân hàng cung cấp. Nếu chi tiêu vượt hạn mức cho phép, khách hàng sẽ phải chịu phí phạt
  • Tiền trong thẻ tín dụng là tiền “đi vay” từ ngân hàng và khách hàng sẽ phải trả lãi cho số tiền đã chi tiêu sau thời gian miễn lãi.
  • Có thể rút tiền mặt từ thẻ tín dụng qua cây ATM nhưng sẽ mất phí cao và phải trả lãi suất.

Tính năng của thẻ tín dụng

Là chiếc thẻ đa năng, được sử dụng rộng rãi trong nhịp sống hiện đại, thẻ tín dụng đang dần cho thấy vai trò quan trọng của mình. Đây được xem là giải pháp tài chính cứu cánh cho người dùng khi có nhu cầu chi tiêu, mua sắm không cần tiền mặt nhờ các tính năng sau:

  • Thanh toán chậm: Chủ thẻ được dùng thẻ tín dụng để thực hiện các giao dịch chi tiêu, mua sắm như: thanh toán hóa đơn, mua hàng trực tuyến, đặt phòng, đặt vé máy bay… Ngân hàng sẽ cho chủ thẻ “tạm ứng” một số tiền nhất định để giao dịch, đến hạn thanh toán chủ thẻ sẽ trả lại số tiền này cho ngân hàng theo quy định. Chủ thẻ có 45 ngày để hoàn trả số tiền đã chi tiêu cho ngân hàng mà không bị áp dụng lãi suất. Sau thời gian này, ngân hàng sẽ tính lãi suất số tiền đã chi tiêu như lãi suất cho vay (mức lãi suất tùy vào mỗi ngân hàng).
  • Rút tiền mặt: Các chủ thẻ tín dụng có thể sử dụng thẻ để thực hiện giao dịch rút tiền mặt. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế tối đa tính năng này vì phí rút tiền tại cây ATM rất cao. Thông thường các ngân hàng thu phí rút tiền mặt thẻ tín dụng từ 2% – 4% số tiền rút. Ngoài ra, ngân hàng còn tính lãi suất số tiền đã rút ngay từ thời điểm chủ thẻ rút tiền.
  • Trả góp 0%: Khách hàng có cơ hội trả góp với lãi suất 0% khi giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng tại các cửa hàng hoặc trang thương mại điện tử. Tính năng này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính khi có nhu cầu sở hữu món hàng mình yêu thích.

Lợi ích của thẻ tín dụng

Là công cụ hữu ích trong giao dịch và thanh toán, thẻ tín dụng mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho khách hàng khi sử dụng:

  • An toàn và bảo mật: Với tính bảo mật cao, thẻ tín dụng giúp khách hàng thực hiện giao dịch mà không lo bị lấy cắp thông tin hay gian lận thẻ. Trường hợp mất thẻ, chủ thẻ có thể yêu cầu tổ chức phát hành thẻ phong tỏa tài khoản ngay lập tức chỉ bằng một cuộc gọi. Thẻ tín dụng sẽ giúp người dùng giảm thiểu rủi ro mất tiền mà khi chi tiêu bằng tiền mặt thường mắc phải.
  • Công cụ hỗ trợ tài chính hiệu quả: Thông qua tính năng chi tiêu trước – trả tiền sau, thẻ tín dụng sẽ là công cụ hỗ trợ tài chính hiệu quả cho khách hàng khi có nhu cầu chi tiêu, mua sắm kể cả khi không có tiền. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tìm nguồn tiền để đáp ứng nhu cầu của mình.
  • Thanh toán tiện lợi: Chỉ bằng một chiếc thẻ nhỏ gọn, bạn có thể dễ dàng thanh toán các giao dịch mọi lúc, mọi nơi trên toàn cầu mà không cần dùng đến tiền mặt. Đặc biệt, chức năng thanh toán quốc tế của thẻ tín dụng rất hữu ích cho những người thường xuyên đi du lịch hoặc đi công tác. 
  • Giúp chủ thẻ quản lý chi tiêu dễ dàng: Khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn sẽ được ngân hàng gửi sao kê về các giao dịch phát sinh mỗi tháng. Điều này giúp bạn theo dõi chi tiết các khoản chi tiêu và có những kế hoạch hợp lý hơn trong việc quản lý tài chính của mình. 
  • Nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn: Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều cung cấp nhiều ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng mở thẻ tín dụng như chương trình giảm giá khi mua các hàng hóa hay dịch vụ, chiết khấu khi đặt vé váy bay, phòng khách sạn,… Đặc biệt, ưu đãi về mua hàng trả góp không lãi suất, hoàn tiền mặt cũng ngày một nhiều. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không có thẻ tín dụng, người tiêu dùng đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để tận hưởng các chương trình khuyến mãi. Đây chính là lợi ích vượt trội của thẻ tín dụng so với hình thức thanh toán bằng tiền mặt.
  • Mang đến giải pháp mua hàng trực tuyến nhanh chóng: Sở hữu một chiếc thẻ tín dụng bạn có thể thoải mái mua hàng, đặt phòng, mua vé máy bay… trực tuyến nhanh chóng và tiện lợi nhất.

Điều kiện và thủ tục làm thẻ

Khi làm thẻ tín dụng, mỗi ngân hàng sẽ đưa ra các yêu cầu về điều kiện và thủ tục khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung để đăng ký mở thẻ tín dụng bạn cần đáp ứng các điều kiện và thủ tục cơ bản sau:

Điều kiện:

  • Cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam có độ tuổi từ 18 – 60 tuổi.
  • Có mức thu nhập tối thiểu từ 4,5 triệu đồng/tháng. Một số ngân hàng phát hành thẻ tín dụng hạng cao cấp có thể yêu cầu điều kiện về thu nhập lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Thủ tục:

Khi đăng ký làm thẻ tín dụng, thông thường ngân hàng sẽ yêu cầu bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ thủ tục với các loại giấy tờ sau:

  • Giấy tờ chứng minh nhân thân: CMND/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú: Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, KT3
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập: Bảng sao kê lương 3 tháng gần nhất hoặc hợp đồng lao động.

Ngoài ra, tùy vào từng ngân hàng bạn sẽ được yêu cầu bổ sung thêm hoặc lược bỏ một số giấy tờ. Cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu kỹ ngân hàng mình dự định mở thể để chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, tránh mất nhiều thời gian.

Các loại thẻ tín dụng và cách phân biệt

Hiện nay thẻ tín dụng được phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo từng tiêu chí khác nhau:

Phân loại theo phạm vi sử dụng

  • Thẻ tín dụng nội địa: Loại thẻ chỉ sử dụng để giao dịch trong một quốc gia, đồng tiền sử dụng là đồng nội tệ. Ví dụ thẻ tín dụng nội địa tại Việt Nam chỉ thanh toán được tại Việt Nam và sử dụng tiền VNĐ.
  • Thẻ tín dụng quốc tế: Loại thẻ cho phép chủ thẻ sử dụng để thanh toán các giao dịch trên toàn thế giới, có thể sử dụng mọi loại tiền tệ.

Phân theo hạng thẻ

  • Thẻ hạng Chuẩn (Classic): Loại thẻ có hạn mức tín dụng từ 10 – 50 triệu đồng (tùy ngân hàng), mức thu nhập tối thiểu để mở thẻ khoảng 4,5 triệu đồng/tháng. Loại thẻ này phù hợp với những người có thu nhập trung bình. 
  • Thẻ hạng Vàng (Gold): Là loại thẻ có hạn mức tín dụng trên 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng (tùy từng ngân hàng phát hành). Mức thu nhập tối thiểu để mở thẻ khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng. 
  • Thẻ hạng Bạch kim (Platinum): Thẻ có hạn mức tín dụng cao nhất, nhiều sản phẩm có thể 500 triệu đồng đến hàng tỷ đồng (tùy từng ngân hàng). Điều kiện mở thẻ là thu nhập hàng tháng khoảng từ 20 triệu đồng/tháng trở lên. 

Phân loại theo thương hiệu

Các ngân hàng tại Việt Nam hầu hết sẽ kết hợp với các tổ chức thanh toán thẻ trên thế giới để phát hành thẻ tín dụng theo thương hiệu của tổ chức đó. Thẻ tín dụng phân loại theo tiêu chí này sẽ gồm:

  • Thẻ tín dụng Visa: Loại thẻ này do Công ty Visa International Service Association của Mỹ liên kết với ngân hàng để phát hành. Bạn sẽ dễ dàng phân biệt được loại thẻ này vì logo Visa được in rõ trên thẻ. Loại thẻ này được sử dụng phổ biến tại các nước châu Á.
  • Thẻ tín dụng MasterCard: Là thẻ tín dụng có mạng lưới thanh toán do công ty MasterCard Worldwide cung cấp. Thẻ MasterCard được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, rất hữu dụng và tiện lợi cho những người thường xuyên đi du lịch, công tác nước ngoài hoặc du học. Chủ thẻ dễ dàng nhận biết được loại thẻ này dựa vào logo MasterCard được in trên thẻ.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có một số loại thẻ tín dụng thương hiệu khác như thẻ tín dụng JCB, thẻ American Express, thẻ Discover. Logo của các thương hiệu sẽ được in trên thẻ giúp khách hàng dễ dàng phân biệt. Thẻ tín dụng in logo thương hiệu nào sẽ được chấp nhận tại các điểm chấp nhận thẻ của thương hiệu đó, đồng thời tận hưởng các ưu đãi do thương hiệu đó mang lại.

Phân loại theo chủ thể sử dụng

  • Thẻ tín dụng doanh nghiệp: Được phát hành cho các tổ chức, công ty có nhu cầu sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán bằng nguồn tiền của tổ chức đó. Tổ chức, công ty xin phát hành thẻ sẽ uỷ quyền cho một cá nhân trong doanh nghiệp dùng thẻ (thường là tổng giám đốc, giám đốc tài chính, cũng có thể là bất kỳ người nào trong công ty). Việc ủy quyền này phải kèm giấy ủy quyền hợp pháp theo chỉ định.
  • Thẻ tín dụng cá nhân: Được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm thanh toán bằng nguồn tiền của cá nhân đó. Thẻ tín dụng cá nhân gồm thẻ chính và thẻ phụ.

Các sản phẩm thẻ tín dụng nổi bật hiện nay

Với nhiều đơn vị phát hành, thẻ tín dụng ngày càng đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sử dụng để thanh toán cho các chi tiêu, mua sắm của người tiêu dùng. Dưới đây là một số sản phẩm thẻ tín dụng nổi bật mà các bạn có thể tham khảo:

Thẻ tín dụng hoàn tiền

Thẻ tín dụng hoàn tiền hay thẻ tín dụng Cashback là sản phẩm thẻ có ưu đãi hoàn lại một phần tiền dựa trên giá trị đơn hàng của khách hàng khi thanh toán bằng thẻ tín dụng. Giá trị hoàn tiền có thể cao hoặc thấp tùy thuộc vào loại hình dịch vụ bạn sử dụng để thanh toán. Số tiền được hoàn lại sẽ chuyển thẳng vào thẻ tín dụng và chủ thẻ có thể dùng số tiền này để thanh toán lần sau hoặc trừ luôn trong sao kê tháng gần nhất.

Hiện nay, rất nhiều ngân hàng phát hành thẻ tín dụng có ưu đãi hoàn tiền, trong đó một số thẻ có mức hoàn tiền cao nhất hiện nay như:

Vietcombank Cash plus Platinum American Express: Hoàn đến 1,5% không giới hạn số tiền hoàn.
Citibank Cashback Card: Hoàn tiền lên tới 6% cho mọi chi tiêu

Shinhan Bank Platinum Cashback Card: Mức hoàn tiền 0,4% mọi giao dịch, cộng thêm 5% trên mọi chi tiêu ẩm thực vào cuối tuần.

VIB Cashback: Hoàn tiền không giới hạn cho mọi giao dịch chi tiêu, lên đến 10% cho nhóm danh mục chi tiêu đăng ký.

VPBank StepUP: Hoàn 6% cho các chi tiêu mua sắm Online (thời trang, công nghệ, sách báo), Grab, Bee, Goviet; Hoàn 2% cho các chi tiêu ăn uống và xem phim và hoàn 0.3% cho các chi tiêu khác. Số tiền hoàn tối đa: 600.000 VND/kỳ sao kê/chủ thẻ chính.

Sacombank Platinum Cashback: Hoàn 5% cho giao dịch chi tiêu online (cả giao dịch trong và ngoài nước), hoàn 3% cho giao dịch chi tiêu tại nước ngoài qua máy chấp nhận thẻ (POS) và hoàn 0,5% cho các giao dịch chi tiêu khác.

– Standard Chartered Platinum Cashback: Hoàn tiền không giới hạn

HSBC Visa Cash Back: Hoàn tiền lên đến 8% khi chi tiêu 

Eximbank Platinum Cashback: 5% cho chi tiêu bảo hiểm, bệnh viện, xăng dầu hoặc 2% cho giáo dục hoặc 1% cho siêu thị, nhà hàng hoặc 0,3% cho các chi tiêu còn lại.

Thẻ tín dụng giảm giá

Hầu hết các thẻ tín dụng trên thị trường hiện nay đều có ưu đãi giảm giá khi sử dụng để giao dịch thanh toán cho việc chi tiêu và mua sắm của chủ thể. Với sản phẩm thẻ này, bạn có thể lựa chọn một trong những dòng thẻ nổi bật của các ngân hàng sau đây:

Thẻ tín dụng ngân hàng Standard Chartered: Sử dụng sản phẩm thẻ của ngân hàng quốc tế này, bạn sẽ nhận được ưu đãi giảm giá hấp dẫn gồm: Giảm 10% – 20% khi mua sắm tại các trang thương mại điện tử như Lazada, shopee; Giảm giá 50% khi đặt món qua Now/Foody, giảm giá 15% khi mua sắm trực tuyến vào mỗi thứ Năm hàng tuần… 

Thẻ tín dụng ngân hàng Shinhan Bank: Giảm giá đến 20% khi dùng thẻ để mua sắm các sản phẩm chăm sóc làm đẹp tại đối tác của Shinhan, đặt phòng trên ứng dụng Agoda; Giảm 10% khi mua sắm trên các trang thương mại điện tử như Tiki hay Shark Market; Giảm đến 55.000 VNĐ khi sử dụng thẻ để thanh toán cho Grab Food, Be; Giảm giá đến 50% khi dùng thẻ để mua vé xem phim… và rất nhiều các ưu đãi giảm giá khác tại các đối tác của Shinhan Bank.

Thẻ tín dụng Sacombank: Các chủ thẻ tín dụng của Sacombank sẽ nhận được các ưu đãi giảm giá đến 50% khi chi tiêu mua sắm tại các cửa hàng, trang thương mại điện tử như: Lazada (giảm 10%), ăn uống tại The Pizza Company (giảm 50%), đặt phòng và vé máy bay trên Traveloka (giảm 25 – 30%), dịch vụ sức khỏe và làm đẹp tại OpenBay (giảm 15%)… cùng nhiều ưu đãi tại các nhà hàng, địa điểm khác. Giảm từ 50 – 100% phí ra sân khi chơi golf.

Thẻ tín dụng BIDV: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam mang đến nhiều chương trình ưu đãi giảm giá hấp dẫn cho chủ thẻ tín dụng khi mua sắm, chi tiêu trên Shopee, Tiki… Mức giảm từ 100.000 – 150.000 VNĐ. Ngoài ra khi mua sắm tại các hệ thống điện máy, chủ thẻ tín dụng BIDV cũng nhận được ưu đãi giảm giá tối thiểu 10%. Với những chủ thẻ cao cấp còn được giảm giá 50% khi chơi golf…

Thẻ tín dụng ACB: Các chủ thẻ tín dụng ngân hàng ACB khi dùng thẻ thanh toán có thể nhận các ưu đãi giảm giá gồm: Giảm 30% khi mua sắm online tại Tiki, Shopee, Sendo, Lazada; Giảm 30% khi đặt phòng khách sạn tại Agoda.

Thẻ tín dụng trả góp

Với tính năng trả góp lãi suất 0%, thẻ tín dụng trả góp ngày càng được nhiều người lựa chọn để mở. Thẻ tín dụng trả góp (hay trả góp qua thẻ tín dụng) là hình thức mua trả góp mà số tiền trả trước, tiền trả góp hàng tháng, tiền lãi suất… sẽ được thanh toán trên thẻ tín dụng.

Điểm ưu việt của sản phẩm thẻ này là khách hàng không cần phải ra cửa hàng để đóng tiền trực tiếp mà chỉ cần thanh toán các khoản trả góp theo phương thức và thời hạn thanh toán thông thường của thẻ tín dụng. Khoản tiền phải trả góp sẽ được hiển thị trên bảng sao kê hàng tháng mà ngân hàng gửi đến cho bạn.

Đối với sản phẩm thẻ tín dụng trả góp, bạn có thể lựa chọn loại thẻ của các ngân hàng sau:

Thẻ tín dụng quốc tế của BIDV: Sản phẩm thẻ này mang lại những lợi đích như sau:

  • Cho phép chủ thẻ có thể sở hữu ngay một món sản phẩm/dịch vụ nào đó và chia nhỏ giá trị phải thanh toán theo các kỳ hạn linh hoạt lên tới 12 tháng.
  • Khách hàng được hưởng mức lãi suất ưu đãi  0%
  • Không bị giới hạn số lần mua trả góp trong 1 kỳ sao kê, hạn mức mua hàng trả góp tối đa bằng 100% hạn mức tín dụng được cấp
  • Được tham gia chương trình khuyến mại lên tới 50% tại các đối tác liên kết
  • BIDV hiện có 7437 đơn vị đối tác chấp nhận trả góp bằng thẻ tín dụng BIDV với đủ các ngành nghề từ điện tử, công nghệ; sức khỏe – làm đẹp cho đến ô tô/xe máy/xe điện…

Thẻ tín dụng HSBC: Với hàng trăm cửa hàng đối tác liên kết của HSBC trên toàn quốc, chủ thẻ tín dụng của ngân hàng này có thể tham gia chương trình mua hàng trả góp với các lợi ích hấp dẫn:

  • Lãi suất 0%, 0 phí chuyển đổi
  • Mua trước trả dần mỗi tháng trong vòng 3, 6, 9, 12, 15, 18 hoặc 24 tháng
  • Không cần nộp thêm bất kỳ giấy tờ chứng minh nào
  • Tích điểm thưởng đổi quà tặng giá trị với Chương trình Điểm Thưởng và Vạn Dặm Năm Châu
  • Được trả góp tại các đối tác uy tín như: Samsung, Nguyễn Kim, FPT shop, điện máy Chợ Lớn, điện máy Pico…

Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank: Khi giao dịch thanh toán qua thẻ tại các đối tác liên kết với Sacombank hoặc trả góp mọi lúc mọi nơi, chủ thẻ tín dụng sẽ được tham gia chương trình trả góp hấp dẫn với các lợi ích:

  • Lãi suất trả góp 0% 
  • Trả dần trong 6 hoặc 12 tháng với số tiền trả góp được chia nhỏ theo từng kỳ thông báo giao dịch
  • Đối tác trả góp với Sacombank thuộc đủ các lĩnh vực từ điện tử và công nghệ, nội thất và gia dụng, du lịch và nghỉ dưỡng, giải trí và giáo dục, sức khỏe và làm đẹp.

Thẻ tín dụng MSB: Chủ thẻ tín dụng của Maritime bank sẽ được hưởng ưu đãi trả góp với lãi suất 0% lên đến 12 tháng tại các đối tác liên kết với MSB như bảo hiểm Dai-ichi, Prudential, máy lọc nước VWS, các trung tâm anh ngữ, trung tâm thể dục – thể thao…

Thẻ tín dụng tích lũy dặm bay, điểm thưởng

Thẻ tín dụng tích lũy dặm bay, điểm thưởng là sản phẩm thẻ tín dụng cung cấp điểm thưởng hoặc dặm bay khi bạn chi tiêu bằng chiếc thẻ tín dụng của mình. Cho nên thẻ tín dụng tích lũy dặm bay có thể tối ưu hóa lợi ích trên chi tiêu cho các chuyến đi của bạn.

Khi sở hữu thẻ tín dụng tích lũy dặm bay, khách hàng có thể sử dụng điểm thưởng tích lũy được để đổi lấy dặm bay thật, mua hoặc khấu trừ vé máy bay, quy đổi sang tiền mặt, tính phí thường niên, đi taxi Uber…​ hoặc nhận các đặc quyền cho lưu trú tại các khách sạn và phòng chờ sân bay​. Những người thường xuyên di chuyển bằng máy bay, đi du lịch là đối tượng rất có lợi khi sở hữu một chiếc thẻ tín dụng có ưu đãi tích lũy dặm bay, điểm thưởng. Để lựa chọn sản phẩm thẻ với ưu đãi này, bạn có thể tham khảo các sản phẩm thẻ sau:

Thẻ tín dụng Vietcombank Vietnam Airlines Platinum American Express: Cộng dặm thưởng vào tài khoản Bông Sen Vàng theo tỷ lệ quy đổi mỗi 23.000 VNĐ doanh số chi tiêu quốc tế hoặc 28.000 VNĐ doanh số chi tiêu nội địa (bao gồm doanh số chi tiêu bằng thẻ tại ĐVCNT, không bao gồm các giao dịch rút tiền mặt), chủ thẻ được cộng 1 dặm Bông Sen Vàng.

Thẻ Tín Dụng Citi PremierMiles®

  • Chủ thẻ được tích lũy dặm bay theo tỷ lệ 25.000 VND chi tiêu = 1 Premier Mile; 25.000 VND chi tiêu ở nước ngoài = 1,5 Premier Mile
  • Quy đổi Premier Mile tại hơn 75 hàng không để bay miễn phí, lưu trú tại hơn 8.000 khách sạn hoặc chi trả các chi phí du lịch.

Thẻ tín dụng HSBC Visa hạng Bạch Kim

  • Tích lũy điểm thưởng không giới hạn, quy đổi thành dặm bay và nhiều quà tặng hấp dẫn từ chương trình điểm thưởng và Vạn Dặm Năm Châu với 25 Điểm thưởng = 1 dặm (tương đương 25.000 VND) và 45 Điểm thưởng = 1 dặm (tương đương 45.000 VND). 
  • Chi tiêu 1.000 VNĐ = 1 điểm thưởng. 

Thẻ tín dụng WorldMiles Standard Chartered

  • Nhận tới 3 điểm thưởng du lịch cho mỗi 25.000 VNĐ chi tiêu
  • Quy đổi điểm thưởng du lịch để nhận quà tặng ăn uống, khách sạn & khu nghỉ dưỡng, dịch vụ sân bay…

– Thẻ tín dụng Sacombank Visa Signature: Tích lũy dặm Sacombank khi chi tiêu bằng thẻ (1 dặm Sacombank = 20.000 VND) với nhiều tính năng vượt trội:

  • Đổi vé máy bay nhiều hãng hàng không (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air…).
  • Đổi ngang dặm thưởng Vietnam Airlines (1 dặm Sacombank = 1 dặm thưởng Vietnam Airlines).
  • Đổi dặm xét hạng Vietnam Airlines (10 dặm Sacombank = 1 dặm xét hạng Vietnam Airlines).
  • Đổi phí thường niên (1 dặm Sacombank = 100 VND phí thường niên). – Đổi tiền mặt (1 dặm Sacombank = 100 VND tiền mặt)

Ngoài ra còn nhiều sản phẩm thẻ tín dụng tích lũy dặm bay và điểm thưởng hấp dẫn khác mà bạn có thể tìm hiểu để có thêm sự lựa chọn cho mình.

Những lưu ý không thể bỏ qua khi mở thẻ tín dụng

Bản chất của thẻ tín dụng chính là bạn đang đi vay tiền của ngân hàng để thanh toán cho các giao dịch chi tiêu, mua sắm. Để mở thẻ tín dụng và sử dụng nó một cách có hiệu quả, tránh rơi vào tình huống mất khả năng chi trả, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Luôn luôn bảo mật thông tin thẻ

Rất nhiều trường hợp khách hàng bị mất tiền từ thẻ tín dụng, do vô tình làm mất thẻ hoặc bị tin tặc tấn công bằng các thủ đoạn tinh vi. Bởi vậy hãy luôn bảo mật thông tin thẻ tín dụng, tránh để lộ mã số CVC/CVV (3 số ở mặt sau của thẻ), không cho người khác mượn thẻ tín dụng và càng đặc biệt chú ý khi đưa thẻ cho nhân viên thanh toán.

Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn 

Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng là đồng nghĩa với việc bạn đang tiêu số tiền đi vay từ ngân hàng cho nên đừng quên việc thanh toán nợ cho ngân hàng đúng hạn.

Thông thường ngân hàng sẽ dành ra cho chủ thẻ tối đa 45 ngày chưa tính lãi suất. Cho nên hãy biết tận dụng 45 ngày miễn lãi này để thanh toán dư nợ tránh việc bị phạt thanh toán và bị tính lãi suất cao. Lãi suất thẻ tín dụng có thể cao từ 20 – 30%/năm, chưa kể phí phạt chậm thanh toán nợ thẻ tín dụng từ 3% – 6%. 

Bạn cần xác định thời điểm phí phạt trả chậm hoặc lãi suất bị tính: Chỉ tính phí phạt trả chậm khi bạn không trả được khoản nợ tối thiểu theo yêu cầu (khoảng 5% số tiền đã dùng). Nếu không hoàn trả đầy đủ số tiền đã dùng từ thẻ tín dụng, bạn sẽ bắt đầu bị tính lãi từ ngày sử dụng số tiền đó cho đến khi trả hết nợ.

Không nên dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt

Tính năng chính của thẻ tín dụng là thanh toán chứ không phải để rút tiền mặt. Bạn không nên dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt tại các cây ATM phí rút tiền mặt khá cao, giao động từ 3 – 4% số tiền rút và phí tối thiểu là 50.000 VND (tùy từng ngân hàng). Ngoài phí, bạn còn phải chịu thêm lãi suất vì khoản tiền này sẽ được xem như khoản vay cá nhân. Ngay sau khi giao dịch rút tiền thành công, lãi suất sẽ được tính.

Không nên mở quá nhiều thẻ tín dụng 

Mở quá nhiều thẻ tín dụng lại là một thói quen không tốt ảnh hưởng đến uy tín tín dụng của bạn. Với thẻ tín dụng, nếu mở quá nhiều sẽ là một cái bẫy rất lớn đối với người sử dụng vì nó sẽ ảnh hưởng đến ví tiền của bạn. Khi mở quá nhiều, bạn chi tiêu quá nhiều mà không trả đủ sẽ vướng vào nợ xấu tín dụng gây khó khăn khi có nhu cầu vay vốn trong tương lai. Cho nên mỗi người tối đa nên mở 2 thẻ tín dụng. Nếu được cấp hạn mức tín dụng lớn, bạn chỉ cần mở một thẻ tín dụng là đủ.

Những câu hỏi thường gặp khi mở thẻ tín dụng lần đầu

Trước khi sử dụng thẻ tín dụng có cần đổi mã PIN không?

Bạn cần thực hiện việc đổi mã PIN để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng. Bạn hãy thực hiện đổi mã PIN sớm nhất có thể bằng một số hình thức mà ngân hàng cho phép ví dụ gọi lên hotline, nhắn tin….

Tôi nên mở thẻ tín dụng ngân hàng nào?

Hiện nay có rất nhiều ngân hàng phát hành thẻ tín dụng, mỗi một sản phẩm thẻ lại mang đến những lợi ích thiết thực cho người sử dụng. Để tìm được ngân hàng phát hành thẻ tốt nhất, bạn hãy dựa vào nhu cầu, mục đích mở thẻ và khả năng tài chính của bạn thân để quyết định. Tuy nhiên, khi mở thẻ tín dụng hãy lựa chọn những ngân hàng uy tín, ngân hàng triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi giảm giá, hoàn tiền… cho chủ thẻ

Thẻ tín dụng có chuyển khoản được không?

Mục đích sử dụng chính của thẻ tín dụng là thanh toán thay thế tiền mặt nên thẻ tín dụng không thể chuyển khoản được. Dù ban đầu bạn đã chứng minh tài chính trước khi mở thẻ, nhưng để kiểm soát dư nợ và tránh trường hợp chủ thẻ không thể trả nợ, ngân hàng không cho phép khách hàng chuyển tiền từ thẻ tín dụng.

Tôi có thể mở cùng lúc 2 thẻ tín dụng không?

Bạn hoàn toàn có thể mở cùng lúc 2 thẻ tín dụng tại cùng 1 ngân hàng. Ví dụ như thẻ tín dụng hạng vàng và thẻ tín dụng hạng chuẩn. Tuy nhiên không nên lạm dụng để mở quá nhiều thẻ tín dụng cùng lúc vì sẽ khiến bạn khó quản lý nguồn chi tiêu, dễ dẫn đến nợ nần.

Nếu không thanh toán đầy đủ hay quá hạn thanh toán thẻ tín dụng thì điều gì sẽ xảy ra?

Trường hợp quá hạn hay không thanh toán đủ bạn sẽ phải trả thêm phí phạt và lãi suất trả chậm tính theo số dư nợ tín dụng còn lại. Một vài trường hợp quá hạn trong một thời gian dài thì ngân hàng sẽ cho vào nhóm nợ xấu và uy tín của bạn sẽ giảm. Điều này ảnh hưởng đến những đề nghị tăng hạn tín dụng sau này cũng như khi bạn có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng.

Tôi có thể yêu cầu tăng hoặc giảm hạn mức tín dụng khi sử dụng thẻ tín dụng không?

Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu giảm hoặc tăng hạn mức tín dụng. Trường yêu cầu tăng hạn mức, bạn cần cung cấp chứng từ xác minh thu nhập của mình đã tăng lên so với khi đăng ký làm thẻ. Ngân hàng sẽ căn cứ vào đây để quyết định tăng hay không tăng hạn mức cho bạn.

Cách tính lãi suất thẻ tín dụng như thế nào?

Thông thường ngân hàng có 45 ngày miễn lãi cho chủ thẻ (tính từ ngày sao kê tháng này đến ngày sao kê tháng tiếp theo và cộng thêm 15 ngày). Thời gian miễn lãi là khoảng thời gian mà ngân hàng cho phép bạn được thanh toán các khoản vay tín dụng của mình mà không cần phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào khác. Sau khoảng thời gian miễn lãi bạn sẽ phải trả nợ tín dụng cùng khoản tiền là lãi suất tính theo số dư nợ của bạn.

Phí trả chậm là gì?

Là khoản phí được thu khi đến hạn thanh toán dư nợ thẻ tín dụng cho ngân hàng mà chủ thẻ chưa thanh toán “Số tiền thanh toán tối thiểu”. Nói chung đây là tiền phạt khi khách hàng trả nợ chậm.

Thanh toán tối thiểu là gì?

Là số tiền tối thiểu chủ thẻ phải trả cho ngân hàng, số tiền còn lại ngân hàng đồng ý cho chủ thẻ vay và phải trả lãi theo lãi suất hiện hành. Theo quy định của ngân hàng, bạn sẽ phải thanh toán tối thiểu khoảng 5% – 10% trên tổng dư nợ thẻ tín dụng.

Dư nợ thẻ tín dụng là gì?

Là số tiền mà các chủ thẻ tín dụng đang nợ ngân hàng khi dùng thẻ để thanh toán, rút tiền. Bản chất thẻ tín dụng là chi tiêu trước trả tiền sau, ngân hàng cấp cho bạn một số tiền nhất định mỗi tháng, bạn dùng để mua sắm trước và trả lại cho ngân hàng vào ngày thanh toán mỗi tháng. Đây chính là số dư nợ cần phải trả.

Trên đây là các thông tin về thẻ tín dụng, các sản phẩm thẻ nổi bật cũng như giải đáp những thông tin liên quan. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về loại thẻ thanh toán này. Nếu có nhu cầu tìm hiểu, so sánh các sản phẩm thẻ tín dụng, bạn có thể để lại thông tin TẠI ĐÂY.

Rate this post