Top +10 Sân Bóng Đá Đắt Giá Nhất Thế Giới 【Tổng Hợp Mới Nhất】
Từ lâu bóng đá đã trở thành môn thể thao vua trên Thế Giới, những hoạt động liên quan đến bóng đá luôn được hưởng ứng nồng nhiệt. Bên cạnh đó thì những sân vận động dành riêng cho các câu lạc bộ hay đội tuyển quốc gia được đầu tư rất nhiều. Trong đó có những sân vận động được đầu tư khủng với lợi nhuận thu về cực lớn. Cùng tìm hiểu về Top 10 sân bóng đắt nhất Thế Giới được bình chọn. Lưu ý danh sách chỉ mang tính thời điểm vì sự đầu tư cho sân bóng luôn được thay đổi bởi nhiều yếu tố.
Những hoạt động sử dụng đến sân bóng đá
Sân bóng đá là tên gọi tắt của một sân vận động. Có những sân vận động chỉ sử dụng với mục đích dành cho những trận bóng đá lớn nhỏ hay là sân vận động riêng của một câu lạc bộ bóng đá. Bên cạnh đó cũng có nhiều hoạt động diễn ra tại sân vận động:
Tổ chức các giải bóng đá
Mục đích sử dụng chính của những sân vận động là dành cho môn thể thao vua của thế Giới. Các giải bóng đá trong và ngoài nước được tổ chức tại các sân vận động với quy mô khác nhau. Ở một vài sân vận động chỉ dành riêng cho bóng đá với thiết kế ghế khán đài gần sát sân cỏ thường thấy tại các sân bóng các nước châu Âu.
Với những trận đấu bóng đá được diễn ra, mặt sân luôn được đảm bảo sự khô thoáng, không có dị vật trên mặt sân. Có những sân bóng kế hợp tổ chức các hoạt động khác thì thường xuyên được cải tạo và vệ sinh.
Diễn ra lễ hội âm nhạc
Từ xưa việc sử dụng sân bóng đá để tổ chức các buổi hòa nhạc, concert của các nghệ sĩ đã trở nên phổ biến. Những nhà quản lý sẽ cho thuê sân bóng cho các nghệ sĩ đến biểu diễn và lợi nhuận thu được dùng trong các hoạt động cải tạo sân bóng. Với những buổi biểu diễn âm nhạc, phần sân cỏ sẽ được trải thảm để đảo bảo không ảnh hưởng đến chất lượng mặt cỏ cho các đội tuyển bóng đá thi đấu.
Tổ chức giải đấu thể thao
Ở những sân vận động với cấu tạo phổ thông thì thường sẽ có đường chạy xung quanh sân dành cho các môn thể thao điền kinh. Bên cạnh đó những giải đấu thể thao cấp thành phố, quốc gia hay quốc tế với những nội dung thi đấu khác nhau được tổ chức. Nhưng thông thường những hoạt động này chỉ diễn ra ở những sân bóng tầm trung để tránh làm ảnh hưởng đến những sân bóng cao cấp chuyên nghiệp.
Xem thêm tại: bongdalive
Sân bóng đá đạt chuẩn cần những tiêu chí gì?
Ngày nay hầu hết các sân bóng đá trên Thế Giới đều được làm bằng cỏ nhân tạo, bên cạnh một mặt sân luôn trong tình trạng phẳng đẹp thì các nhà đầu tư cũng phải bỏ rất nhiều tiền để luôn đảm bảo những sân bóng đạt chuẩn. Vậy một sân bóng đạt chuẩn cần những tiêu chí gì? Có phải tất cả các sân bóng đều có thể sử dụng cho các giải cấp cao?
-
Sân bãi để xây dựng sân bóng đá được xây dựng từ 2000m2 trở lên tùy theo nhu cầu xây dựng và quy mô đầu tư. Xung quanh khu vực xây dựng sân bóng đá cỏ nhân tạo phải có khu vực để xe cho khách, có nhà vệ sinh riêng dành cho nam, nữ, cần phải có căng tin. Sân bóng phải có vị trí ngồi cho cổ động viên và các cầu thủ dự bị cùng ban huấn luyện theo dõi và cổ vũ. Sân bóng xung quanh phải có hành lang bảo vệ để mọi người đi lại tránh đi vào trong khu vực thi đấu. Thêm vào đó diện tích hành lang ít nhất là 1m chạy xung quanh sân bóng, có thể trải cỏ hoặc nền bê nhựa…
-
Một sân bóng bằng cỏ nhân tạo đạt chuẩn cần có mặt bằng và độ dốc cùng hệ thống thoát nước tốt về bốn phía, Xung quanh hệ thống thoát nước cần có cống rãnh thu gom thoát nước thật tốt để mỗi khi mưa xong nước trên mặt sân cỏ phải khô ráo
Mặt sân bóng cần làm phẳng không để đọng nước ở bất cứ khu vực nào trên sân, tránh làm ảnh hưởng đến trận đấu khi đang mưa do đọng nước.
-
Mặt cỏ sân bóng phải đảm bảo tốt hoặc đạt tiêu chuẩn FIFA như sử dụng cỏ Limonta, tecate
,…
Sợi cỏ phải đảm bảo tối đa giảm chấn thương.Cỏ không được quá cứng, nếu quá cứng là do cỏ được làm bằng chất liệu không tốt dễ gây chấn thương, sợi cỏ sẽ rất nhanh bạc màu. Sợi cỏ không nên quá nhỏ, vì khả năng chống tia cực tím thấp và dễ bị oxy hóa trong quá trình sử dụng. Cao su cho vào sân phải đảm bảo mật độ 6kg/m2 thì mới tốt. Sợi cỏ để sử dụng sân bóng có chiều cao từ 5cm trở nên.
-
Ánh sáng trên mặt sân phải cung cấp đủ để thi đấu vào buổi tối. Hệ thống lưới quây sân phải cách sân ít nhất là 1m và phải đủ độ cao để bóng không bắn ra ngoài. Trang bị hệ thống mái che tự động và hệ thống làm tan tuyết để tránh thời tiết xấu ảnh hưởng đến các trận đấu.
Tổng hợp 10 sân bóng đá đắt giá nhất hành tinh
Với sự phát triển của hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa, các hoạt động thể thao ngày càng được tôn vinh. Bên cạnh đó các nhà thầu sẵn sàng bỏ đầu tư để biến những sân vận động của mình trở nên hiện đại nhất. Cùng điểm qua Top 10 sân vận động đắt giá nhất trên Thế Giới:
Sân Camp Nou (Barcelona, Tây Ban Nha)
Có vị trí tại đắc địa tại trung tâm của thành phố Barcelona – Tây Ban Nha. Camp Nou được đánh giá là một trong những sân vận động nổi tiếng và hiện đại nhất thế giới. Với diện tích khổng lồ 55.000m2 cùng sức chứa hơn 99.354 chỗ ngồi. Tại đây tổ chức nhiều sự kiện thể thao quốc tế quan trọng, đặc biệt là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá FC Barcelona đã thu hút rất đông người hâm mộ quan tâm. Với thiết kế và kết cấu trang bị cực kỳ hiện đại, tất cả dịch vụ đều được tích hợp tại Camp Nou, sẽ mang tới thiên đường vô cùng hoành tráng.
Sân Olympiastadion (Berlin, Đức)
Olympiastadion là một trong những sân vận động được xây dựng từ khá lâu. Đây được coi là công trình kiến trúc hiếm hoi của Châu Âu. Bởi nó trải qua lịch sử trong thế chiến thứ 2 mà hoàn toàn không bị phá hủy và vẫn giữ được nét độc đáo. Với sức chứa khoảng 76.000 chỗ ngồi, con số kỉ lục có những lúc tới hơn 110.000 người. Đây còn là một trong những địa điểm du lịch rất được nhiều người ưa thích mỗi khi đến thành phố Berlin tại Đức.
Sân Soccer City (Johannesburg, Nam Phi)
Soccer City đứng ở vị trí thứ 3 sân bóng đá lớn nhất, hiện đại nhất thế giới. Được xây dựng ngay trên vị trí mỏ vàng cũ tại Johannesburg – Nam Phi. Với thiết kế lấy ý tưởng gốm truyền thống của châu Phi, sức chứa lên tới 94.700 ghế ngồi. Hệ thống thiết bị hiện đại, đặc biệt nhất với hệ thống ánh đèn thắp sáng về đêm, tạo nên hình ảnh chảo lửa cực kỳ sôi động, hoành tráng.
Sân Wembley (London, Vương quốc Anh)
Wembley là sân vận động lớn nhất ở nước Anh. Đây là một trong những địa điểm du lịch không thể không đến khi bạn sang London. Được mệnh danh là sân bóng đá hiện đại nhất thế giới, Wembley đã trở thành biểu tượng đặc trưng của đội tuyển quốc gia Anh. Với thiết kế bên trong sân vận động choáng ngợp, kinh phí tốn kém nhất thế giới lên tới 1,2 tỷ USD. Cùng sức chứa lên đến 100.000 người. Nơi đây từng vinh dự được chọn là nơi tổ chức các trận chung kết thuộc cúp FA và cúp Liên đoàn.
Wembley còn sở hữu những kích thước ấn tượng như vòm sân cao 134m, chu vi của sân 1km, thể tích lên đến 4 triệu m3. Người ta còn ví von diện tích sân vận tương đương với 25.000 chiếc xe buýt 2 tầng xếp lên nhau hoặc 7 tỉ chai sữa.
Sân AT&T – Arlington, Texas
Sân vận động AT & T được biết đến là nhà của Dallas Cowboys. Đây là sân vận động lớn thứ tư trong NFL với sức chứa khoảng 80.000. Đây là địa điểm xây dựng sân bóng không có cột dựng lớn nhất trên hành tinh. Một trong những đặc điểm gây ấn tượng nhất của sân vận động đồ sộ này là hệ thống cửa kính điện tử có thể thu vào lơ lửng trên cả hai khu vực.
Sân Allianz Arena – Munich, Đức
Allianz Arena là sân vận động vô cùng nổi tiếng tại Đức. Được ra mắt và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005. Với thiết kế đặc biệt, người ta còn đặt biệt danh cho sân bóng này là Schl Schlchchotot, có nghĩa “thuyền bơm hơi”. Với sức chứa khoảng 71.437 chỗ ngồi và còn chứa cả bảo tàng của Bayern Munich bên trong. Người hâm sẽ vô cùng bất ngờ với khả năng đổi màu sắc của sân vận động khi có các trận bóng thi đấu tại đây.
Sân Levi’s – Santa Clara, California
Được biết đến là sân vận động có kinh phí xây dựng xa xỉ nhất hành tinh lên tới 1,3 tỷ USD . Sân vận động Levi’s là một trong những sân thể thao xanh nhất của giải đấu. Cùng với sự sắp xếp chỗ ngồi độc đáo bên trong địa điểm khiến người hâm mộ có chỗ ngồi gần nhất của bất kỳ sân vận động thể thao chuyên nghiệp nào ở trên thế giới. Khả năng kết nối bên trong tốt, và đối với những người hâm mộ muốn trải nghiệm những phút giây thi đấu tuyệt vời nhất. Sức chứa khoảng 68.500 và có thể mở rộng đến 75.000 chỗ ngồi.
Sân Quốc Gia (Cao Hùng, Đài Loan)
Một trong những sân bóng đá hiện đại nhất thế giới tại Đài Loan đó chính là sân vận động Cao hùng tiền thân với tên gọi là World Games. Sân vận động có thiết kế với lối kiến trúc xoắn ốc mô phỏng hình ảnh một con rồng khổng lồ đang oằn mình vô cùng ấn tượng. Đây còn là công trình thể thao đầu tiên ở trên thế giới sử dụng nguồn điện từ năng lượng mặt trời. Các hệ thống pin mặt trời được lắp đặt ở mặt ngoài có khả năng cung cấp gần như 100% lượng điện sử dụng cần thiết để duy trì các hoạt động của sân.
Sân Quốc gia Bắc Kinh (Bắc Kinh, Trung Quốc)
Sân vận động quốc gia Bắc Kinh với phong cách thiết kế hiện đại được ví như Tổ Chim mang hình dáng đặc biệt. Đây được coi là một công trình xây dựng độc đáo kì vĩ. Sân vận động làm hoàn toàn bằng thép lớn nhất thế giới. Ngoài ra đây cũng là một trong những địa điểm tổ chức du lịch nổi tiếng tại Bắc Kinh.
Sân Trùng Khánh (Thượng Hải, Trung Quốc)
Sân vận động Trùng Khánh lọt top những sân bóng đá hiện đại nhất thế giới bởi với lối thiết kế rất đặc biệt. Là một công trình đáng tự hào của người dân Trung Quốc. Với thiết kế kiến trúc đóa Mộc Lan Thượng Hải, rất hiếm nơi nào thể hiện được sự mềm mại như mái nhà sân vận động này. Với 8 cánh bằng thép tuyệt đẹp, có thể linh hoạt đóng mở và xòe cánh khi có các sự kiện thể thao lớn diễn ra tại Thượng Hải.
Tất cả những sân vận động trên đều có một điểm chung đó là thể hiện được hết công dụng của một sân vận động. Với những kinh phí đầu tư khủng, diện tích rộng lớn cùng với đó là doanh thu thu về cao nhất.
Bài viết trên đã giới thiệu những thông tin cơ bản về một sân bóng đá chuyên nghiệp. Bên cạnh đó là liệt kê danh sách Top 10 sân bóng đắt nhất Thế Giới. Để có thể chứng minh một sân bóng có giá trị cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên cạnh quy mô và những hoạt động được tổ chức. Để cập nhật thêm những tin tức về thể thao, tỷ số bóng đá nhanh chóng, chính xác nhất, hãy truy cập website bongdalive nhé.