Tống Ái Linh – “Nữ hoàng không vương miện”

Tống Ái Linh – “Nữ hoàng không vương miện”

Bài 1: Đại tiểu thư nhà họ Tống thành Khổng phu nhân

PN – Tống Ái Linh không nổi tiếng bằng hai em gái là Tống Khánh Linh – phu nhân của Tôn Trung Sơn (nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 lật đổ triều đình Mãn Thanh, thiết lập nước Trung Hoa Dân quốc) và Tống Mỹ Linh – phu nhân của Tưởng Giới Thạch (lãnh đạo Quốc Dân Đảng và vùng lãnh thổ Đài Loan). Tuy nhiên, với tính cách quyết đoán và nhãn quan kinh tế nhạy bén, Tống Ái Linh mới thật sự là nhân vật đứng phía sau, thúc đẩy sự “quật khởi” của Khổng gia và Tống gia thời Dân quốc…

TỰ TIN VÀ MẠNH MẼ

Là con đầu lòng nên Tống Ái Linh được cha mẹ quan tâm chăm sóc đặc biệt, hy vọng sẽ trở thành tấm gương tốt cho các em. Từ nhỏ, Ái Linh đã được cha dạy tiếng Anh và thường xuyên dẫn đến nơi ông làm việc – trường học của giáo hội. Ái Linh cũng được cha đưa đi tham quan khắp nơi, kể cho nghe nhiều câu chuyện thực tế để làm quen với các hoạt động giao tế xã hội… Khi cha mẹ đưa Ái Linh đến xin nhập học tại Tam Nhất Đường, trường nữ sinh dạy học theo phong cách Tây phương, chuyên dành cho con cái người nước ngoài và tầng lớp thượng lưu tại Thượng Hải, hiệu trưởng cho rằng Ái Linh còn quá nhỏ nên không thể nhập học. Cô bé Ái Linh, khi ấy mới năm tuổi, đã rất tự tin nói chuyện với hiệu trưởng bằng tiếng Anh, nằng nặc xin theo học. Kinh ngạc trước sự tự tin của cô bé, hiệu trưởng đã phá lệ thu nhận. Không lâu sau đó, hai cô em gái Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh cũng lần lượt vào Tam Nhất Đường.

Là con đầu lòng nên Tống Ái Linh được cha mẹ quan tâm chăm sóc đặc biệt, hy vọng sẽ trở thành tấm gương tốt cho các em. Từ nhỏ, Ái Linh đã được cha dạy tiếng Anh và thường xuyên dẫn đến nơi ông làm việc – trường học của giáo hội. Ái Linh cũng được cha đưa đi tham quan khắp nơi, kể cho nghe nhiều câu chuyện thực tế để làm quen với các hoạt động giao tế xã hội… Khi cha mẹ đưa Ái Linh đến xin nhập học tại Tam Nhất Đường, trường nữ sinh dạy học theo phong cách Tây phương, chuyên dành cho con cái người nước ngoài và tầng lớp thượng lưu tại Thượng Hải, hiệu trưởng cho rằng Ái Linh còn quá nhỏ nên không thể nhập học. Cô bé Ái Linh, khi ấy mới năm tuổi, đã rất tự tin nói chuyện với hiệu trưởng bằng tiếng Anh, nằng nặc xin theo học. Kinh ngạc trước sự tự tin của cô bé, hiệu trưởng đã phá lệ thu nhận. Không lâu sau đó, hai cô em gái Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh cũng lần lượt vào Tam Nhất Đường.

Ái Linh (ngồi), Khánh Linh bìa phải và Mỹ Linh

Khi Tống Ái Linh 15 tuổi, cha cô là Tống Gia Thụ quyết định đưa con gái sang Mỹ du học. Sau ba tháng hành trình, Tống Ái Linh đặt chân đến Trường Wesleyan College (tiểu bang Georgia), trở thành du học sinh Trung Quốc đầu tiên của trường. Sau thời gian hiếu kỳ ban đầu, bạn học của Ái Linh dần dần phát hiện cô gái Trung Quốc hơi thấp bé và đậm người này, tuy bề ngoài có vẻ nghiêm nghị nhưng tính tình rất cởi mở, phóng khoáng, đối xử với mọi người rất nhiệt tình. Không những vậy, với khả năng Anh ngữ lưu loát và thành tích học tập tốt, nhất là điểm số môn toán học luôn đứng đầu lớp, Ái Linh đã khiến các bạn học phải nể phục.

Khi Tống Ái Linh 15 tuổi, cha cô là Tống Gia Thụ quyết định đưa con gái sang Mỹ du học. Sau ba tháng hành trình, Tống Ái Linh đặt chân đến Trường Wesleyan College (tiểu bang Georgia), trở thành du học sinh Trung Quốc đầu tiên của trường. Sau thời gian hiếu kỳ ban đầu, bạn học của Ái Linh dần dần phát hiện cô gái Trung Quốc hơi thấp bé và đậm người này, tuy bề ngoài có vẻ nghiêm nghị nhưng tính tình rất cởi mở, phóng khoáng, đối xử với mọi người rất nhiệt tình. Không những vậy, với khả năng Anh ngữ lưu loát và thành tích học tập tốt, nhất là điểm số môn toán học luôn đứng đầu lớp, Ái Linh đã khiến các bạn học phải nể phục.

Năm 1906, dượng của Tống Ái Linh là Ôn Bỉnh Trung dẫn đầu đoàn học giả và quan chức giáo dục của triều đình Mãn Thanh sang Mỹ khảo sát. Tống Ái Linh đến Washington để thăm dượng. Nhờ là “khách” của Ôn Bỉnh Trung nên Ái Linh có cơ hội tham dự tiệc mừng của Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt, Jr. dành cho đoàn. Khi biết cô gái 16 tuổi Tống Ái Linh là du học sinh, Tổng thống Theodore Roosevelt, Jr. đã hỏi cô có ấn tượng gì về nước Mỹ? Cô không ngại ngần hỏi ngược lại: “Ngài Tổng thống, người Mỹ các ngài đều nói Mỹ là nước tự do nhưng tôi không hiểu tại sao các ngài lại không cho một cô gái Trung Quốc đặt chân lên đất Mỹ?”. Hóa ra, khi Tống Ái Linh mới đến Mỹ, vì cha nàng sợ người Mỹ có khuynh hướng tẩy chay người Hoa nên đã làm cho nàng hộ chiếu Bồ Đào Nha. Hải quan Mỹ nghi ngờ Ái Linh giả mạo thân phận nên không cho nhập cảnh mà bắt tạm giam, Tống Gia Thụ phải nhờ bạn bè ở Mỹ chạy vạy mới có thể bảo lãnh con gái. Điều này đã để lại trong lòng Ái Linh ấn tượng không đẹp về nước Mỹ và ngay khi có cơ hội, cô lập tức bày tỏ quan điểm của mình.

Năm 1906, dượng của Tống Ái Linh là Ôn Bỉnh Trung dẫn đầu đoàn học giả và quan chức giáo dục của triều đình Mãn Thanh sang Mỹ khảo sát. Tống Ái Linh đến Washington để thăm dượng. Nhờ là “khách” của Ôn Bỉnh Trung nên Ái Linh có cơ hội tham dự tiệc mừng của Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt, Jr. dành cho đoàn. Khi biết cô gái 16 tuổi Tống Ái Linh là du học sinh, Tổng thống Theodore Roosevelt, Jr. đã hỏi cô có ấn tượng gì về nước Mỹ? Cô không ngại ngần hỏi ngược lại: “Ngài Tổng thống, người Mỹ các ngài đều nói Mỹ là nước tự do nhưng tôi không hiểu tại sao các ngài lại không cho một cô gái Trung Quốc đặt chân lên đất Mỹ?”. Hóa ra, khi Tống Ái Linh mới đến Mỹ, vì cha nàng sợ người Mỹ có khuynh hướng tẩy chay người Hoa nên đã làm cho nàng hộ chiếu Bồ Đào Nha. Hải quan Mỹ nghi ngờ Ái Linh giả mạo thân phận nên không cho nhập cảnh mà bắt tạm giam, Tống Gia Thụ phải nhờ bạn bè ở Mỹ chạy vạy mới có thể bảo lãnh con gái. Điều này đã để lại trong lòng Ái Linh ấn tượng không đẹp về nước Mỹ và ngay khi có cơ hội, cô lập tức bày tỏ quan điểm của mình.

Kinh ngạc trước sự tự tin và lòng can đảm của cô gái Trung Quốc này, sau khi hiểu rõ sự việc, Tổng thống Theodore Roosevelt, Jr. đã ngỏ lời xin lỗi. Chẳng mấy chốc, câu chuyện lan truyền khắp Trường Wesleyan College và Tống Ái Linh trở nên nổi tiếng… Sau khi hai cô em gái Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh sang Mỹ du học, ba chị em nhà họ Tống càng trở thành tâm điểm chú ý của toàn trường, không chỉ ở vẻ đẹp phương Đông mà còn do tính cách khác biệt của từng người: Ái Linh nhiệt tình, cởi mở; Khánh Linh đoan trang, nhã nhặn; Mỹ Linh hiếu thắng, sắc sảo.

Kinh ngạc trước sự tự tin và lòng can đảm của cô gái Trung Quốc này, sau khi hiểu rõ sự việc, Tổng thống Theodore Roosevelt, Jr. đã ngỏ lời xin lỗi. Chẳng mấy chốc, câu chuyện lan truyền khắp Trường Wesleyan College và Tống Ái Linh trở nên nổi tiếng… Sau khi hai cô em gái Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh sang Mỹ du học, ba chị em nhà họ Tống càng trở thành tâm điểm chú ý của toàn trường, không chỉ ở vẻ đẹp phương Đông mà còn do tính cách khác biệt của từng người: Ái Linh nhiệt tình, cởi mở; Khánh Linh đoan trang, nhã nhặn; Mỹ Linh hiếu thắng, sắc sảo.

Từ trái sang: Mỹ Linh, Ái Linh, Khánh Linh

LANG QUÂN NHƯ Ý

Cũng trong chuyến sang Mỹ khảo sát kể trên, Ôn Bỉnh Trung đã tổ chức buổi họp mặt các du học sinh Trung Quốc tại Washington. Đó là lần đầu tiên Tống Ái Linh gặp gỡ người chồng sau này của cô – nhà tài phiệt Khổng Tường Hy, lúc bấy giờ đang là nghiên cứu sinh ở Đại học Yale. Lúc ấy, cả hai vẫn chưa biết người kia chính là “một nửa” của đời mình.

Cũng trong chuyến sang Mỹ khảo sát kể trên, Ôn Bỉnh Trung đã tổ chức buổi họp mặt các du học sinh Trung Quốc tại Washington. Đó là lần đầu tiên Tống Ái Linh gặp gỡ người chồng sau này của cô – nhà tài phiệt Khổng Tường Hy, lúc bấy giờ đang là nghiên cứu sinh ở Đại học Yale. Lúc ấy, cả hai vẫn chưa biết người kia chính là “một nửa” của đời mình.

Cầm tấm bằng tốt nghiệp loại ưu của Wesleyan College về đến Thượng Hải, trang phục kiểu “Tây”, cách phát âm lai giọng Mỹ của Tống Ái Linh không những khiến láng giềng ngứa mắt mà còn làm cha cô nổi giận. Cô phải nỗ lực để thích ứng trở lại với cuộc sống ở quê nhà. Trong một thời gian ngắn, Ái Linh đã nói chuyện hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc, thay đổi toàn bộ cách ăn mặc, trang điểm và tích cực giúp cha xử lý công việc làm ăn… Lúc đó, Tống Gia Thụ là thành viên chủ chốt trong tổ chức cách mạng của Tôn Trung Sơn, vừa quản lý tài vụ, vừa kiêm nhiệm thư ký cho họ Tôn. Sau cuộc cách mạng Tân Hợi 1911, Tôn Trung Sơn về nước làm Tổng thống lâm thời của Trung Hoa dân quốc, Tống Ái Linh trở thành thư ký cho ông. Nhưng, chỉ vài tháng sau, Viên Thế Khải phản bội, Tôn Trung Sơn phát động cuộc cách mạng lần hai thất bại, phải lưu vong ở Nhật. Nhà họ Tống bị đột kích, Tống Gia Thụ đưa cả gia đình sang Nhật. Đến Nhật, Tống Ái Linh bắt liên lạc lại với Tôn Trung Sơn và tiếp tục làm việc cho ông.

Cầm tấm bằng tốt nghiệp loại ưu của Wesleyan College về đến Thượng Hải, trang phục kiểu “Tây”, cách phát âm lai giọng Mỹ của Tống Ái Linh không những khiến láng giềng ngứa mắt mà còn làm cha cô nổi giận. Cô phải nỗ lực để thích ứng trở lại với cuộc sống ở quê nhà. Trong một thời gian ngắn, Ái Linh đã nói chuyện hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc, thay đổi toàn bộ cách ăn mặc, trang điểm và tích cực giúp cha xử lý công việc làm ăn… Lúc đó, Tống Gia Thụ là thành viên chủ chốt trong tổ chức cách mạng của Tôn Trung Sơn, vừa quản lý tài vụ, vừa kiêm nhiệm thư ký cho họ Tôn. Sau cuộc cách mạng Tân Hợi 1911, Tôn Trung Sơn về nước làm Tổng thống lâm thời của Trung Hoa dân quốc, Tống Ái Linh trở thành thư ký cho ông. Nhưng, chỉ vài tháng sau, Viên Thế Khải phản bội, Tôn Trung Sơn phát động cuộc cách mạng lần hai thất bại, phải lưu vong ở Nhật. Nhà họ Tống bị đột kích, Tống Gia Thụ đưa cả gia đình sang Nhật. Đến Nhật, Tống Ái Linh bắt liên lạc lại với Tôn Trung Sơn và tiếp tục làm việc cho ông.

Năm 1913, Hội Thanh niên Cơ đốc giáo Trung Quốc tại Tokyo mời Tống Gia Thụ diễn thuyết. Sau buổi nói chuyện, Khổng Tường Hy tìm gặp ông. Nhận ra đây là chàng nghiên cứu sinh của Đại học Yale từng đóng góp một số tiền không nhỏ khi ông sang Mỹ quyên tiền cho tổ chức cách mạng Đồng minh hội của Tôn Trung Sơn bảy năm trước, Tống Gia Thụ rất vui. Biết Khổng Tường Hy chưa nguôi nỗi buồn vì vợ mới qua đời, ông mời Khổng Tường Hy đến nhà chơi…

Năm 1913, Hội Thanh niên Cơ đốc giáo Trung Quốc tại Tokyo mời Tống Gia Thụ diễn thuyết. Sau buổi nói chuyện, Khổng Tường Hy tìm gặp ông. Nhận ra đây là chàng nghiên cứu sinh của Đại học Yale từng đóng góp một số tiền không nhỏ khi ông sang Mỹ quyên tiền cho tổ chức cách mạng Đồng minh hội của Tôn Trung Sơn bảy năm trước, Tống Gia Thụ rất vui. Biết Khổng Tường Hy chưa nguôi nỗi buồn vì vợ mới qua đời, ông mời Khổng Tường Hy đến nhà chơi…

Một số nguồn tin không chính thức cho rằng, lúc bấy giờ Tôn Trung Sơn và Tống Ái Linh dường như có “tình ý” với nhau. Để ngăn chặn việc này, Tống Gia Thụ “chấm” Khổng Tường Hy làm rể và chủ động tạo điều kiện cho “đôi trẻ” gặp nhau. Trong lần gặp mặt thứ hai này, Tống Ái Linh và Khổng Tường Hy mới chính thức quen biết. Họ Khổng không phải là người đàn ông cao to hấp dẫn, nhưng có vốn kiến thức rộng và đầu óc kinh doanh nhạy bén. Gia đình họ Khổng nổi tiếng giàu nhất Sơn Tây, riêng Khổng Tường Hy kinh doanh rất thành công ngành phân phối dầu hỏa. Chẳng mấy chốc, Khổng Tường Hy gây ấn tượng tốt với đại tiểu thư nhà họ Tống. Năm 1914, đám cưới Tống Ái Linh và Khổng Tường Hy được tổ chức tại Nhật.

Một số nguồn tin không chính thức cho rằng, lúc bấy giờ Tôn Trung Sơn và Tống Ái Linh dường như có “tình ý” với nhau. Để ngăn chặn việc này, Tống Gia Thụ “chấm” Khổng Tường Hy làm rể và chủ động tạo điều kiện cho “đôi trẻ” gặp nhau. Trong lần gặp mặt thứ hai này, Tống Ái Linh và Khổng Tường Hy mới chính thức quen biết. Họ Khổng không phải là người đàn ông cao to hấp dẫn, nhưng có vốn kiến thức rộng và đầu óc kinh doanh nhạy bén. Gia đình họ Khổng nổi tiếng giàu nhất Sơn Tây, riêng Khổng Tường Hy kinh doanh rất thành công ngành phân phối dầu hỏa. Chẳng mấy chốc, Khổng Tường Hy gây ấn tượng tốt với đại tiểu thư nhà họ Tống. Năm 1914, đám cưới Tống Ái Linh và Khổng Tường Hy được tổ chức tại Nhật.

LAM ĐÌNH

LAM ĐÌNH

Đón đọc kỳ tới: “BÀ MAI” THẾ KỶ

Đón đọc kỳ tới: “BÀ MAI” THẾ KỶ

http://www.phunuonline.com.vn/honnhan-giadinh/2012/Pages/tong-ai-linh-nu-hoang-khong-vuong-mien-bai-1-dai-tieu-thu-nha-ho-tong.aspx

Rate this post