Tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc – Những điều có thể bạn chưa biết
Tần Lĩnh, dãy núi phân định khí hậu phía bắc và Nam Trung Quốc, chạy dọc theo chiều đông-tây của Thiểm Tây. Thiểm Tây được phân thành ba vùng khí hậu, có sự khác biệt lớn giữa bắc và nam. Khu vực Thiểm Nam thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, Quan Trung và đại bộ phận Thiểm Bắc thuộc vùng khí hậu ôn đới ấm, khu vực dọc theo Vạn Lý Trường Thành ở bắc bộ của Thiểm Bắc thuộc vùng ôn đới lạnh (ôn đới trung). Nhìn chung, khí hậu Thiểm Tây có đặc điểm là: mùa xuân ấm và khô ráo, lượng giáng thủy khá thấp, nhiệt độ tăng nhanh song bất ổn định, nhiều gió cát; mùa hè có nhiệt độ cao và nhiều mưa, song cũng có lúc tái khô hạn; mùa thu mát dễ chịu với độ ẩm tương đối thấp, nhiệt độ hạ nhanh chóng; mùa đông rét lạnh lẽo và khô hanh, nhiệt độ thấp, có rất ít mưa tuyết. Nhiệt độ trung bình năm của Thiểm Tây là 13,7 °C, giảm dần từ nam đến bắc, từ đông sang tây: nhiệt độ trung bình năm của Thiểm Bắc là 7 °C-12 °C, nhiệt độ trung bình năm của Quan Trung là 12 °C-14 °C, nhiệt độ trung bình năm của Thiểm Nam là 14 °C-16 °C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Thiểm Tây là -11 °C đến 3 °C, nhiệt độ trung bình tháng 7 là 21 °C-28 °C. Mỗi năm, Thiểm Tây có từ 160-250 ngày không có sương giá, nhiệt độ thấp kỷ lục là -32,7 °C, nhiệt độ cao kỷ lục là 42 °C. Lượng giáng thủy bình quân hàng năm của Thiểm Tây là 702,1 mm, biến đổi từ 340–1240 mm. Khoảng 60-70% lượng giáng thủy tập trung vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10, thường gây nên lũ lụt, còn hai mùa xuân và hè thường bị hạn hán. Lượng giáng thủy tại Thiểm Tây giảm từ nam lên bắc: Thiểm Nam là vùng ẩm ướt, Quan Trung là vùng bán ẩm còn Thiểm Bắc là vùng bán khô hạn.
Tần Lĩnh, dãy núi phân định khí hậu phía bắc và Nam Trung Quốc, chạy dọc theo chiều đông-tây của Thiểm Tây. Thiểm Tây được phân thành ba vùng khí hậu, có sự khác biệt lớn giữa bắc và nam. Khu vực Thiểm Nam thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, Quan Trung và đại bộ phận Thiểm Bắc thuộc vùng khí hậu ôn đới ấm, khu vực dọc theo Vạn Lý Trường Thành ở bắc bộ của Thiểm Bắc thuộc vùng ôn đới lạnh (ôn đới trung). Nhìn chung, khí hậu Thiểm Tây có đặc điểm là: mùa xuân ấm và khô ráo, lượng giáng thủy khá thấp, nhiệt độ tăng nhanh song bất ổn định, nhiều gió cát; mùa hè có nhiệt độ cao và nhiều mưa, song cũng có lúc tái khô hạn; mùa thu mát dễ chịu với độ ẩm tương đối thấp, nhiệt độ hạ nhanh chóng; mùa đông rét lạnh lẽo và khô hanh, nhiệt độ thấp, có rất ít mưa tuyết. Nhiệt độ trung bình năm của Thiểm Tây là 13,7 °C, giảm dần từ nam đến bắc, từ đông sang tây: nhiệt độ trung bình năm của Thiểm Bắc là 7 °C-12 °C, nhiệt độ trung bình năm của Quan Trung là 12 °C-14 °C, nhiệt độ trung bình năm của Thiểm Nam là 14 °C-16 °C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Thiểm Tây là -11 °C đến 3 °C, nhiệt độ trung bình tháng 7 là 21 °C-28 °C. Mỗi năm, Thiểm Tây có từ 160-250 ngày không có sương giá, nhiệt độ thấp kỷ lục là -32,7 °C, nhiệt độ cao kỷ lục là 42 °C. Lượng giáng thủy bình quân hàng năm của Thiểm Tây là 702,1 mm, biến đổi từ 340–1240 mm. Khoảng 60-70% lượng giáng thủy tập trung vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10, thường gây nên lũ lụt, còn hai mùa xuân và hè thường bị hạn hán. Lượng giáng thủy tại Thiểm Tây giảm từ nam lên bắc: Thiểm Nam là vùng ẩm ướt, Quan Trung là vùng bán ẩm còn Thiểm Bắc là vùng bán khô hạn.
Khu vực phía bắc Tần Lĩnh của Thiểm Tây thuộc lưu vực Hoàng Hà, chiếm 63,3% diện tích và 29% tổng lượng tài nguyên nước của Thiểm Tây. Các chi lưu của hệ thống Hoàng Hà tại Thiểm Tây chủ yếu có hướng bắc-nam: Quật Dã Hà, Vô Định Hà, Diên Hà, Lạc Hà, Kính Hà (chi lưu của Vị Hà), Vị Hà. Khu vực phía nam Tần Lĩnh của Thiểm Tây thuộc lưu vực Trường Giang, chiếm 36,7% diện tích và 71% tổng lượng tài nguyên nước của Thiểm Tây. Các sông lớn thuộc hệ thống Trường Giang trên địa phận Thiểm Tây là Gia Lăng Giang, Hán Giang, Đan Giang. Tổng lượng tài nguyên nước trung bình năm của Thiểm Tây là 41,649 tỷ m³, có năm lên đến 84,7 tỷ m³ song có năm chỉ được 16,8 tỷ m³.
Khu vực phía bắc Tần Lĩnh của Thiểm Tây thuộc lưu vực Hoàng Hà, chiếm 63,3% diện tích và 29% tổng lượng tài nguyên nước của Thiểm Tây. Các chi lưu của hệ thống Hoàng Hà tại Thiểm Tây chủ yếu có hướng bắc-nam: Quật Dã Hà, Vô Định Hà, Diên Hà, Lạc Hà, Kính Hà (chi lưu của Vị Hà), Vị Hà. Khu vực phía nam Tần Lĩnh của Thiểm Tây thuộc lưu vực Trường Giang, chiếm 36,7% diện tích và 71% tổng lượng tài nguyên nước của Thiểm Tây. Các sông lớn thuộc hệ thống Trường Giang trên địa phận Thiểm Tây là Gia Lăng Giang, Hán Giang, Đan Giang. Tổng lượng tài nguyên nước trung bình năm của Thiểm Tây là 41,649 tỷ m³, có năm lên đến 84,7 tỷ m³ song có năm chỉ được 16,8 tỷ m³.
Diện tích Thiểm Tây là khoảng 205.800 km², chiều dài bắc-nam là khoảng 870 km, chiều dài đông-tây là khoảng 200–500 km. Thiểm Tây có hình dạng lãnh thổ hẹp và dài, địa thế cao ở nam và bắc, thấp ở trung gian. Thiểm Tây có nhiều loại địa hình: cao nguyên, núi non, đồng bằng, bồn địa. Có thể phân Thiểm Tây thành vùng cao nguyên Hoàng Thổ ở Thiểm bắc, đồng bằng Quan Trung, vùng núi Tần-Ba và thung lũng Hán Giang ở Thiểm Nam. Trong đó, diện tích cao nguyên là 92.600 km², diện tích vùng núi là 74.100 km², diện tích vùng đồng bằng là 391.000 km². Các dãy núi chủ yếu tại Thiểm Tây là Tần Lĩnh và Đại Ba Sơn. Đoạn Tần Lĩnh trên địa phận Thiểm Tây có độ cao từ 1000-3000 mét với nhiều đỉnh núi nổi tiếng tại Trung Quốc như: Hoá Sơn, Thái Bạch Sơn, Chung Nam Sơn, Ly Sơn. Đại Ba Sơn nằm ở cực nam của Thiểm Tây với độ cao từ 1.500-2.000 mét. Vùng cao nguyên Hoàng Thổ ở Thiểm Bắc có độ cao từ 800-1.300 mét. Vùng đồng bằng Quan Trung kéo dài từ Bảo Kê về phía đông đến Đồng Quan với độ cao trung bình là 520 mét.
Diện tích Thiểm Tây là khoảng 205.800 km², chiều dài bắc-nam là khoảng 870 km, chiều dài đông-tây là khoảng 200–500 km. Thiểm Tây có hình dạng lãnh thổ hẹp và dài, địa thế cao ở nam và bắc, thấp ở trung gian. Thiểm Tây có nhiều loại địa hình: cao nguyên, núi non, đồng bằng, bồn địa. Có thể phân Thiểm Tây thành vùng cao nguyên Hoàng Thổ ở Thiểm bắc, đồng bằng Quan Trung, vùng núi Tần-Ba và thung lũng Hán Giang ở Thiểm Nam. Trong đó, diện tích cao nguyên là 92.600 km², diện tích vùng núi là 74.100 km², diện tích vùng đồng bằng là 391.000 km². Các dãy núi chủ yếu tại Thiểm Tây là Tần Lĩnh và Đại Ba Sơn. Đoạn Tần Lĩnh trên địa phận Thiểm Tây có độ cao từ 1000-3000 mét với nhiều đỉnh núi nổi tiếng tại Trung Quốc như: Hoá Sơn, Thái Bạch Sơn, Chung Nam Sơn, Ly Sơn. Đại Ba Sơn nằm ở cực nam của Thiểm Tây với độ cao từ 1.500-2.000 mét. Vùng cao nguyên Hoàng Thổ ở Thiểm Bắc có độ cao từ 800-1.300 mét. Vùng đồng bằng Quan Trung kéo dài từ Bảo Kê về phía đông đến Đồng Quan với độ cao trung bình là 520 mét.
Thiểm Tây có tọa độ giới hạn trong 105°29′-111°15′ kinh Đông, 31°42′-39°35′ vĩ Bắc. Thiểm Tây giáp Sơn Tây, Hà Nam ở phía đông; giáp Ninh Hạ, Cam Túc ở phía tây; giáp với Tứ Xuyên, Trùng Khánh ở phía nam; giáp với Nội Mông ở phía bắc. Nguyên điểm của đất liền Trung Quốc nằm ở trấn Vĩnh Lạc, huyện Kính Dương của tỉnh Thiểm Tây
Thiểm Tây có tọa độ giới hạn trong 105°29′-111°15′ kinh Đông, 31°42′-39°35′ vĩ Bắc. Thiểm Tây giáp Sơn Tây, Hà Nam ở phía đông; giáp Ninh Hạ, Cam Túc ở phía tây; giáp với Tứ Xuyên, Trùng Khánh ở phía nam; giáp với Nội Mông ở phía bắc. Nguyên điểm của đất liền Trung Quốc nằm ở trấn Vĩnh Lạc, huyện Kính Dương của tỉnh Thiểm Tây
Thiểm Tây có tọa độ giới hạn trong 105°29′-111°15′ kinh Đông, 31°42′-39°35′ vĩ Bắc. Thiểm Tây giáp Sơn Tây, Hà Nam ở phía đông; giáp Ninh Hạ, Cam Túc ở phía tây; giáp với Tứ Xuyên, Trùng Khánh ở phía nam; giáp với Nội Mông ở phía bắc. Nguyên điểm của đất liền Trung Quốc nằm ở trấn Vĩnh Lạc, huyện Kính Dương của tỉnh Thiểm Tây
Thiểm Tây có tọa độ giới hạn trong 105°29′-111°15′ kinh Đông, 31°42′-39°35′ vĩ Bắc. Thiểm Tây giáp Sơn Tây, Hà Nam ở phía đông; giáp Ninh Hạ, Cam Túc ở phía tây; giáp với Tứ Xuyên, Trùng Khánh ở phía nam; giáp với Nội Mông ở phía bắc. Nguyên điểm của đất liền Trung Quốc nằm ở trấn Vĩnh Lạc, huyện Kính Dương của tỉnh Thiểm Tây
Thiểm Tây là một tỉnh của Trung Quốc. Năm 2018, Thiểm Tây là tỉnh đông thứ mười sáu về số dân, đứng thứ mười lăm về kinh tế Trung Quốc với 38 triệu dân, tương đương với Ba Lan và GDP danh nghĩa đạt 2.444 tỉ NDT (369,3 tỉ USD) tương ứng với Israel. Về mặt chính thức, Thiểm Tây được phân thuộc vùng Tây Bắc. Thiểm Tây bao gồm nhiều phần của cao nguyên Hoàng Thổ ở trung du Hoàng Hà, dãy Tần Lĩnh chạy ngang qua phần phía nam của tỉnh này. Giản xưng của Thiểm Tây là Thiểm hoặc Tần, tỉnh cũng được gọi là Tam Tần. Tỉnh lị của Thiểm Tây là Tây An.
Thiểm Tây là một tỉnh của Trung Quốc. Năm 2018, Thiểm Tây là tỉnh đông thứ mười sáu về số dân, đứng thứ mười lăm về kinh tế Trung Quốc với 38 triệu dân, tương đương với Ba Lan và GDP danh nghĩa đạt 2.444 tỉ NDT (369,3 tỉ USD) tương ứng với Israel. Về mặt chính thức, Thiểm Tây được phân thuộc vùng Tây Bắc. Thiểm Tây bao gồm nhiều phần của cao nguyên Hoàng Thổ ở trung du Hoàng Hà, dãy Tần Lĩnh chạy ngang qua phần phía nam của tỉnh này. Giản xưng của Thiểm Tây là Thiểm hoặc Tần, tỉnh cũng được gọi là Tam Tần. Tỉnh lị của Thiểm Tây là Tây An.
Thiểm Tây là một tỉnh có tài nguyên du lịch lớn cho nền chương trình, có 35.800 di tích, 151 bảo tàng, 900.000 văn vật với mật độ dày đặc, đứng đầu cả nước. Thiểm Tây có các tàn tích kiến trúc thành cổ, cung điện cổ, miếu chùa cổ, lăng mộ cổ. Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng còn được gọi là “kỳ quan thứ tám”. Càn lăng là nơi hợp táng của nữ hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc- Võ Tắc Thiên, và Đường Cao Tông Lý Trị. Chùa Pháp Môn ở Phù Phong là một ngôi chùa nổi tiếng của Phật giáo. Thành Tây An là thành cổ được bảo tồn hoàn chỉnh nhất tại nơi này. Rừng bia Tây An là kho văn kiện bằng đá lớn nhất Trung Quốc. Ngoài ra, Thiểm Tây còn có các phong cảnh đẹp như Tây Nạc Hoa Sơn, thác Hồ Khẩu trên Hoàng Hà, Bát Bách Lý Tần Xuyên rộng vô tận, vùng núi Tần-Ba tươi đẹp ở Thiểm Nam, khu phong cảnh Li Sơn mang sắc thái truyền kì, đỉnh chính Thái Bạch Sơn của Tần Lĩnh có tuyết phủ trong sáu tháng. Đội quân đất nung và lăng Tần Thùy Hoàng là một di sản thế giới của UNESCO, cùng với đó Thiểm Tây còn có 5 khu danh thắng phong cảnh cấp quốc gia: Hoa Sơn, Ly Sơn ở Lâm Đồng, Thiên Thai Sơn ở Bảo Kê, Hoàng Đế lăng ở Diên An, khu danh thắng phong cảnh Hợp Dương Hợp Xuyên. Trong năm 2011, Thiểm Tây đã tiếp đón 184 triệu lượt du khách trong và ngoài nước.
Ẩm thực Thiểm Tây tận dụng lợi thế về mặt lịch sử khi là đất kinh kỳ của nhiều triều đại, kế thừa kỹ nghệ nấu nước cung đình cổ xưa, thu nhận tinh hoa từ các trường phái ẩm thực trên toàn Trung Quốc. Ẩm thực Thiểm Tây chế biến món ăn một cách tinh tế từ các nguyên liệu thông thường, được biết đến nhiều với các món từ thịt lợn hay thịt cừu non hoặc cừu trưởng thành. Ẩm thực Tứ Xuyên có vị mạnh, nhấn mạnh về các loại gia vị có hương vị gắt như muối, tỏi, hành tây, và giấm; đường hiếm khi được sử dụng. Ẩm thực của vùng Hán Trung có sự tương đồng với ẩm thực Tứ Xuyên.
Tần khang, còn gọi là loạn đàn, là một loại hình hí khúc của vùng này bắt nguồn từ khu vực tây bắc của tỉnh Thiểm Tây. Giai điệu của nó có nguồn gốc từ các vùng nông thôn của Thiểm Tây và Cam Túc. Tần khang là thể loại cổ nhất trong số Tứ đại thanh khang của hí kịch Trung Quốc. Tần khang từng bị Khang Hy Đế cấm biểu diễn tại Bắc Kinh do nó được xem là “gợi dục”, tuy nhiên người ta cho rằng lý do chính xác của việc này là vì Tần khang có yếu tố phê phán xã hội. Tín thiên du là một loại hình dân ca lưu truyền ở vùng nói tiếng Tấn, bao gồm cả Thiểm Bắc của Thiểm Tây, theo lối đối ứng và lặp lại theo chu kì, câu hát có thể ngắn hay dài.
Những địa điểm du lịch đẹp, nổi tiếng bạn không thể bỏ qua khi tới Thiểm Tây Trung Quốc
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Lăng mộ vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc này được biết đến là một trong những điểm tham quan ấn tượng, thu hút nhất tại Tây An. Nơi này nằm cách trung tâm thành phố Tây An 50 km về phía Đông. Lăng Tần Thủy Hoàng có núi Linh Sơn và sông Vỹ bao quanh. Vị trí lăng được xem là chính giữa của mắt rồng nên rất linh thiêng. Địa điểm du lịch Tây An này được đánh giá là một trong những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất thế giới. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng đội quân đất nung lừng danh và nhiều tác phẩm bằng đất nung được nặn vô cùng chân thực như ngựa, vũ khí, binh lính,… với quy mô cực kỳ hoành tráng. Vào năm 1987, toàn bộ khu lăng mộ đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Vì vậy mà hiện tại có rất nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến để khám phá và chiêm ngưỡng di tích này.
Núi Hoa Sơn
Núi Hoa Sơn với địa hình hiểm trở, khung cảnh hùng vĩ, đường đi có độ dốc lớn, phong cảnh tuyệt đẹp cũng là một trong năm ngọn núi linh thiêng bậc nhất xứng danh Ngũ Nhạc Danh Sơn, được gọi là “Ngọn núi số một dưới trời” nổi tiếng ở Trung Quốc. Hoa Sơn nằm ở phía đông Tây An và có năm đỉnh chính, trong đó cao nhất là đỉnh ờ khu vực phía Nam, có độ cao 2160m. Theo Đạo giáo, đỉnh núi này được gọi là đỉnh Laozi, gắn liền với truyền thuyết về Lão Tử và được xem là chứa đựng nhiều bí ẩn về thuật giả kim cùng bể bát quái. Ở đây còn có một ngôi đền vàng còn được gọi là đền Baidi, thờ thần Hoa Sơn và được xây dựng từ thời Minh. Đỉnh phía Nam cũng là nơi có con đường mòn đi bộ nguy hiểm nhất thế giới. Nhưng bù lại phong cảnh nơi này lại tuyệt đẹp và vô cùng ngoạn mục.
Cung điện Đại Minh
Có thể nói điểm tham quan ở Tây An được du khách lựa chọn ghé thăm nhiều nhất chính là cung điện Đại Minh – công trình vĩ đại được xây dựng từ thời nhà Đường. Đây là tòa nhà có kiến trúc hoành tráng, chạm khắc tinh xảo đến từng chi tiết. Qua bao năm tháng thăng trầm, nơi này vẫn giữ được nét cổ kính, xa hoa, lộng lẫy như thuở ban đầu mới hoàn thành. Cung điện bắt đầu mở cửa đón khách vào tham quan gần đây. Bạn không cần phải mua vé nếu chỉ muốn ngắm di tích này từ bên ngoài, còn nếu muốn ngắm rõ hơn cũng như tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, kiến trúc hoành tráng của cung điện thì nhớ mua vé nhé.
Bảo tàng Bi Lâm
Đây là nơi trưng bày hơn 3000 tấm bia đá có niên đại từ thời nhà Hán đến triều nhà Thanh. Những tác phẩm này ghi lại sự phát triển của văn hóa Trung Hoa cổ đại, đặc biệt là quá trính trao đổi, giao lưu văn hóa với các quốc gia khác.
Cung điện Hoa Thanh Trì
Từ năm 1982 có một địa danh đã góp mặt vào top danh lam thắng cảnh quan trọng hàng đầu của Trung Quốc. Đó là Cung điện Hoa Thanh Trì – Huaqing, còn gọi là Hua Khánh hay Huaqing Palace. Quần thể cung điện bao gồm suối nước nóng với lịch sử 6000 năm và kiến trúc vườn hoàng gia được xây từ thời Đường Minh Hoàng, tọa lạc ở chân núi phía Bắc của ngọn Ly Sơn thuộc huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây. Nơi này chỉ nằm cách Tây An 30 km. Đặc biệt là suối nước nóng ở đây có hơn 100 bể tắm với nhiều hình dạng khác nhau vừa giúp bạn được tắm thư giãn vừa điều trị bệnh da liễu, viêm khớp dạng thấp và đau cơ cực hiệu quả. Khu vực tắm có diện tích khoảng 3000 mét vuông và có thể phục vụ gần 400 người cùng một lúc.
Bảo tàng thủ phủ Thiểm Tây
Một địa điểm du lịch Tây An hấp dẫn khác dành cho những du khách say mê lịch sử, văn hóa là Bảo tàng thủ phủ Thiểm Tây vì đây là nơi lưu giữ những bộ sưu tập vật dụng cổ xứa thu thập từ khắp địa phương trong tỉnh từ thời đồ đá tới thời nhà Thanh.
Bức tường thành cổ Tây An
Trong danh sách điểm tham quan Tây An phải kể đến bức tường thành cổ cùng tên. Cùng với nhiều đoạn của Vạn Lý Trường Thành, tường thành Tây An là số ít hệ thống phòng thủ quân sự, cũng như là công trình quân sự cổ xưa được bảo tồn tốt nhất thế giới. Theo sử sách, bức tường được xây dựng vào năm 194 TCN, và hoàn chỉnh vào năm 1370 của thời nhà Minh. Ngày nay, nếu bạn đến du lịch Tây An vào đúng mùa đông, nhớ đừng bỏ lỡ giải marathon vô địch được tổ chức hằng năm vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 11 nhé. Cuộc thi hấp dẫn đã thu hút hơn 4.000 vận động viên nước ngoài đến từ hơn 50 quốc gia tham gia, kể từ năm 1993.
Tháp Chuông
Tháp Chuông không chỉ có lịch sử hơn 600 năm tồn tại mà còn sở hữu vị trí đặc biệt, nằm ở ngay ngã ba đường Nam, Bắc, Đông và Tây, tức là giữa trung tâm thành phố Tây An. Co thể nói đây là điểm đến hấp dẫn mà không du khách nào có thể bỏ qua vì vừa tiện đường vừa nổi bật.
Càn Lăng
Nhắc đến Tây An người ta thường nhớ ngay đến vùng đất có lăng mộ Tần Thủy Hoàng mà ít ai biết đây còn là nơi an táng Võ Tắc Thiên – vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Nơi này có Vô Tự bia, cao hơn 7,5m được dựng ở phía bắc sông Vị tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, cất giấu hàng triệu báu vật để tưởng nhớ Võ Tắc Thiên.
Chùa Big Wild Goose
Ngôi chùa mang tên gọi “con ngỗng trời lớn” là một trong những công trình Phật giáo lâu đời nhất Trung Quốc với lịch sử hơn 1300 năm. Chùa Big Wild Goose được xây dựng từ năm 652 dưới thời nhà Đường bởi nhà sư Huyền Trang, sau khi ông đi thỉnh kinh từ Ấn Độ về với kiến trúc mô phỏng lại những ngôi chùa ở xứ Phật. Nơi này cũng lưu giữ nhiều kinh và tượng Phật từ đất nước Ấn Độ. Đây chính là ngôi cổ tự mang tính bước ngoặt của Tây An, đồng thời là di tích văn hóa quốc gia vô cùng quan trọng. Vào năm 704 dưới triều đại của Hoàng đế Võ Tắc Thiên, chùa được xây dựng lại và đến thời nhà Minh thì được cải tạo lại phần mặt tiền bằng gạch nung.
Tháp Đại Nhạn
Tháp Đại Nhạn nằm ở ngoại ô của thành phố Tây An nhưng không quá xa, cách trung tâm khoảng 4km. Công trình được xây dựng dưới thời trị vì của vua Đường Cao Tông. Địa điểm du lịch Tây An này từng là biểu tượng của thành phố một thời gian dài. Nơi đây còn lưu giữ nhiều tài liệu về Phật giáo quý giá của nhà sư Huyền Trang, khi ông đi thỉnh kinh ở Ấn Độ.
Khu phố Hồi giáo
Trong danh sách các địa điểm du lịch Tây An nổi bật, còn có khu phố Hồi giáo tọa lạc ở ngay khu vực trung tâm thành phố và là nơi tuyệt vời để bạn lang thang, dạo quanh khắp các cửa hàng, nhà hàng cũng như tha hồ thưởng thức ẩm thực đường phố đặc trưng của đô thị cổ kính này. Đừng ngại ngần ghé qua các quầy hàng nằm dọc các con hẻm hẹp hay đi dọc theo từng con phố nhỏ để thử các món ăn nhẹ đặc trưng của người Hồi cùng nhiều món ăn địa phương ngon và rất rẻ như thịt bò nướng, cá nướng, xiên cừu, bánh kếp,… nhé.
Các khu mua sắm hiện đại
Sau khi đã tham quan đủ các địa điểm du lịch Tây An cổ kính, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa, bạn hãy dành thêm thời gian khám phá những địa điểm tham quan hiện đại nổi tiếng khác ở Tây An, đó là một số trung tâm mua sắm sầm uất ở đây. Du khách sẽ tha hồ shopping ở các khu bán quần áo thời trang tốt nhất tại Century Ginwa với hơn 60 nhãn hàng nổi tiếng khắp thế giới như Burberry, Bally, Lancome,…
Tây An là vùng đất thấm đẫm vẻ cổ kính và nên thơ. Nơi đây có bề dày lịch sử, có cảnh đẹp hùng vĩ nhưng cũng vô cùng gần gũi, thân quen với cuộc sống, sinh hoạt bình dị của người dân thành cổ. Nếu đang lên kế hoạch tham gia tour du lịch Trung Quốc , đừng quên lựa chọn Tây An và ghé thăm những điểm đến hấp dẫn khiến bao du khách say mê.